Xem mẫu

  1. BÀI THUYẾT TRÌNH
  2. Ngày  nay  trên  phạm vi toàn  cầu, môi trường sinh  thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những  vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó có tác động  trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở  các  nước  đang  phát  triển  trong  đó  có  Việt  Nam  của  chúng ta. Có thể nói đây là vấn đề đe dọa đến sự phát  triển  kinh  tế  ­  xã  hội  bền  vững,  sự  tồn  tại,  phát  triển  của thế hệ hiện tại và tương lai, đó là vấn đề ô nhiễm  môi trường và bảo vệ môi trường
  3. Ô NHIỄM TRẮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
  4. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH 1. Thực trạng, tình hình ô nhiễm trắng 2. Hậu quả, tác hại của ô nhiễm trắng 3. Chính sách về kiểm soát, hạn chế ô nhiễm trắng 4. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trắng
  5. Ô NHIỄM TRẮNG LÀ GÌ
  6. “Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về  ô nhiễm do nhựa và đặc biệt là túi nilon gây ra cho môi trường tại  Ngày Môi trường thế giới năm 2018
  7. Cuộc cách mạng hóa học những năm giữa thế kỷ XX đã mang tới cho nhân loại nhiều sản phẩm mới có giá trị, điển hình là sáng chế ra một loại vật liệu polyme hay còn gọi là nhựa.
  8. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, sản phẩm nhựa đặc biệt là túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn…
  9. I. THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA Với đặc tính bền vững trong tự nhiên cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác các sản phẩm từ nhựa và túi nilon sử dụng 1 lần khi thải ra môi trường đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.
  10. 1. THỰC TRẠNG RÁC THẢI  NHỰA TRÊN THẾ GIỚI Theo công bố của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ­  Mỗi  năm  con  người  thải  ra  một  khối  lượng  nhựa  đủ  để  trải quanh Trái đất 4 lần - Thế giới vứt đi 141 triệu tấn bao bì bằng nhựa - Trên 480 tỷ chai nhựa được bán ra trên toàn thế giới - Khoảng 1 nghìn tỷ túi ni lông dùng một lần; 500 tỷ cốc nhựa được sử dụng/năm - 4,5 nghìn tỷ đầu thuốc lá xả ra môi trường/năm - Với  nhịp  độ  sử  dụng  nhựa  như  hiện  nay,  sẽ  có  thêm  33  tỷ  tấn  nhựa  được  sản  xuất vào năm 2050
  11. 2. RÁC THẢI NHỰA TRÊN BIỂN Theo kết quả đánh giá của Cơ quan Bảo vệ đại dương Mỹ, mỗi năm có khoảng 34  triệu tấn rác thải nhựa từ lục địa đổ vào các đại dương, trong đó có tới hơn một nửa  đến từ 5 quốc gia châu Á.
  12. Dẫn đầu là Trung Quốc là 8,8 triệu tấn và Indonesia là 3,2 triệu tấn. Philippines đứng thứ 3 với 1,9 triệu tấn và Việt Nam đứng thứ 4 với 1,8 triệu tấn. 1 2 3 4 5
  13. Với tốc độ thải chất thải nhựa như hiện nay, dự báo tới năm 2025, cứ 3 tấn cá  sẽ  có 1  tấn  rác thải  nhựa  trên  đại dương;  đến năm 2050  lượng  rác  thải  nhựa  trên biển có thể nhiều hơn cá.
  14. 3. THỰC TRẠNG RÁC THẢI  NHỰA TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam, dân số trên 93 triệu người, hiện nay rác thải nhựa và túi nilon đang  là  một  vấn  đề  lớn.  Theo  nghiên  cứu  của  Ngân  hàng  Thế  giới  thực  hiện  với  109  quốc gia, Việt Nam đứng thứ 17 về lượng rác thải nhựa
  15. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 45kg/năm/người vào năm 2018
  16. Theo dữ liệu của trang The Guardian (nhật báo uy tín nhất nước Anh), từ tháng 1 đến tháng 11/2018, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 443.600 tấn phế liệu nhựa, lớn thứ 3 trên thế giới
  17. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường Mỗi gia đình tại Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ, trung bình 01 tháng mỗi gia đình sử dụng 1kg túi nilon. Mỗi ngày cả nước thải ra 25.000 tấn rác thải, trong đó có 8-12% là rác thải nhựa và túi nilon, tương đương từ 2.500 tấn rác thải nhựa và túi nilon. Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 500 tấn nhựa và túi nilon.
  18. Tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. Rác thải nhựa đang gây ra những ‘vùng chết’ trên đại dương, gây tổn hại đến trữ lượng cá, các dạn San Hô tự nhiên, các bãi biển du lịch và trên tất cả các địa phương trong cả nước. Bức ảnh được chụp tại chợ Tuy Phong, Bình Thuận và nỗi ám ảnh của anh Nguyễn Việt Hùng: chỉ  còn nghe tiếng ruồi, không còn nghe tiếng sóng biển rì rào...
  19. II. TÁC HẠI VÀ HẬU QUẢ Chúng ta có những kế hoạch nhất định trong thực hiện chủ trương nhằm ngăn ngừa  giảm  thải  chất  thải  nhựa  và  túi  nilon  vào  môi  trường  tự  nhiên.  Tuy  nhiên  vấn  đề  ô  nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon vẫn còn rất phức tạp, do việc loại bỏ  chất thải nhựa và túi nilon là không dễ dàng bởi chưa tìm ra được sản phẩm rẻ hơn,  tiện dụng hơn để thay thế; những sản phẩm đó vẫn được sử dụng do nhận thức từ  những nhà sản xuất và người tiêu dùng; thói quen sử dụng các sản phẩm vật dụng  là nhựa và túi nilon của cộng đồng dân cư còn khá phổ biến. Ngoài ra, cơ chế chính  sách, công nghệ tái chế và sử dụng xử lý chất thải nhựa còn nhiều bất cập…Vì vậy,  hiện nay rác thải nhựa đã và đang để lại hậu quả, tác hại đối với môi trường rất lớn  từ khâu sản xuất, sử dụng, thải bỏ và xử lý:
  20. 1. Quá trình sản xuất Túi nilông được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Trong quá trình sản xuất túi nilon tạo ra lượng lớn khí thải carbon gây ra những hậu quả như: Gây ô nhiễm không khí, góp phần gây mưa acid; Tăng lượng khí thải carbon, góp phần biến đổi khí hậu
nguon tai.lieu . vn