Xem mẫu

  1. NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM A. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia trải qua hàng ngàn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Qua lịch sử của một dân tộc giàu truyền thống như vậy thì đi cùng với đó là một nền văn hoá phong phú và đậm đà bản sắc của dân tộc. (đưa video clip vào) Dân Tộc Việt Nam – ngôi nhà chung của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng với bề dày văn hóa truyền thống của mình đã tạo nên 1 dân tộc VN phong phú, đa dạng và có bề dày văn hóa. Mỗi dân tộc đều là anh em, cùng mở mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông). Chèn Clip Ngôn ngữ Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ: • Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ • Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,... • Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,... • Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,... • Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,... • Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,... • Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,... • Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,... Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Phong tục tập quán Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và Tục là thói quen lâu đầu. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật.
  2. Giao Thiệp Theo phong tục Việt Nam,"miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sau đó là tục hút thuốc lào,nó gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời. Đám cưới Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng, một phong tục cưới hỏi đặc trưng, đó là một nét đặc sắc, một tục lệ đã được truyền lại từ bao thế hệ. Tết Nguyên Đán Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôm,...Từ Tết Nguyên Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh. Lễ hội Việt Nam Lễ hội ở Viet Nam đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người Nùng, Lễ hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người Mnông,.. Tôn giáo, tín ngưỡng: Như mọi nơi trên thế giới, người dân ta cũng tôn thờ rất nhiều thần linh. Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên th ủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Bên cạnh việc thờ cúng các thần linh, với truyền thống uống nước nhớ nguồn từ thời xa xưa người dân Việt Nam coi việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác
  3. Còn về tôn giáo, dân tộc ta trải qua hơn 1000 Bắc thuộc chính vì thế mà đời sống tinh thần nói chung của nước ta bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba h ệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của ng ười Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Tiếp đó là Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và phát triển m ạnh vào cuối thế kỉ XIX khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn Việt Nam. Ngoài ra nước ta cũng còn r ất nhiều tôn giáo khác như Tin lành, đạo Hồi, Cao đài, Hoà Hảo… Văn học nghệ thuật: Văn học nghệ thuật của Việt Nam là sự ảnh hưởng và kết hợp với nền văn học nghệ thuật truyền thống với nền văn học nghệ thuật Trung Hoa và của nền văn học nghệ thuật Pháp với sự phát triển và sáng tạo trên bàn tay và sự sáng tạo của con người Việt Nam. Trong đó bao gồm nền văn học, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc. Nền văn học nghệ thuật Việt Nam cũng đạt được rất nhiều thành tựu to lớn như được UNESCO công nhận quan họ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, và không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên. Nước ta cũng vinh dự Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Nền văn học nghệ thuật trong thời kì đổi mới và hiện nay đang đứng trước một thời kì chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu của thời đại nên phát triển lên một cách nhanh chóng nhưng vẫn cố gắng giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống không bị phai nhoà bởi sự phát triển của xã hội để đáp ứng được đòi hỏi sự phát triển bền vững. Ẩm thực: Nền ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nền ẩm thực của các dân tộc, các vùng miền kết hợp với nền ẩm thực du nhập từ các nước bạn bè. Các tỉnh thành cũng có những món ăn được coi là đặc sản của vùng như Phở Hà Nội, Chả cá Lã Vọng, Bánh gai Ninh Giang, Phở chua xứ Lạng, Bánh Cáy Thái Bình,vải thiều Thanh Hà, sắn dây Kinh Môn, cá kho cổ truyền làng Vũ Đại Hà Nam, thịt trâu gác bếp Điện Biên, Tương bần Hưng Yên… ở phía Bắc; nem chua Thanh Hoá, kẹo cu- đơ ở Hà Tĩnh, Cháo Lươn xứ Nghệ, Tôm chua Huế, Tré Quy Nhơn, Xí mà Hội An, Bánh Ít Lá Gai.mè xửng, tôm chua ở Huế,…ở Miền Trung; sầu riêng, măng cụt, Bánh tét, Bánh tráng Mỹ Lồng, Bánh xèo Nam Bộ, Cốm dẹp của người Khmer, Lẩu mắm Nam Bộ… ở Miền Nam QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CHỦ TRƯƠNG XÂY B. DỰNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN XÃ HỘI, VỪA LÀ MỤC TIÊU VƯA LÀ ĐỘNG I. LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN Quan điểm này chỉ rõ chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển xã hội 1.Văn hoá là nền tảng tinh thần Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Nền tảng tinh thần xã hội chính là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội truyền thống, đã được đúc kết từ trong lịch sử dân tộc, quốc gia, tạo nên bản sắc văn hoá, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác,
  4. quốc gia khác. Bản sắc dân tộc đó hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, một quốc gia và hình thành nên niềm tin, lý tưởng chung của cộng đồng để dân tộc đó, quốc gia đó hướng tới. Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần trong xã hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, giữa tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển. Tóm lại, có thể thấy rằng: giá trị tinh thần đóng vai trò quyết định, là nền tảng tinh thần xã hội, là hòn đá tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi các tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ. Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phường xã văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa; nêu gương người tốt việc tốt 2. Văn hoá là động lực của sự phát triển. Nguồn nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, phát huy cội nguồn. Cội nguồn của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa. Nển kinh tế Việt Nam hôm nay đã có bước tiến đáng kể so với thời kỳ thực hiện chế độ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Nguyên nhân không phải chỉ ở sự tiến triển tự nhiên của các nhân tố kinh tế mà còn do sự đổi mới tư duy, đổi mới chính sách và chế độ quản lý, còn do sự giải phóng tư tưởng và bước phát triển mới về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý và lực lượng lao động. Nghĩa là động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy.Nói cách khác, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu. Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người cũng như những mối liên hệ khác” dẫn tới suy thoái xã hội. 3. Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển. Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000 xác định “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. Đồng thời nêu rõ yêu cầu “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa – xã hội mới bảo đảm phát triển bền vững.
  5. Thực tế nhiều nước cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của mọi quốc gia. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước độc lập dân tộc đang tìm con đường dẫn tới ấm no, hạnh phúc thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội lại càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lất át mục tiêu văn hóa và thường được đặt vào vị trí ưu tiên trong các kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa. Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là:  Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho phát triển văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.  Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phải có chính sách kinh tế trong văn hóa để gắn văn hóa với hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa. Xây dựng chính sách văn hóa trong kinh tế để chủ động đưa các yếu tố văn hóa thâm nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn minh thương nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân thời hội nhập.mục tiêu của xã hội phát triển, bởi văn hoá là đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người. Văn hoá có trách nhiệm kích thích mỗi con người phát huy mặt tốt, kiềm chế mặt xấu. Văn hoá có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị và chuẩn mực xã hội, bằng văn hoá. Sự điều tiết đó phải hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, vì hạnh phúc của con người: nối dài cuộc sống, an sinh xã hội, điều tiết sự công bằng XH. 4.Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới: Chìa khoá của sự phát triển tập trung ở một nhân tố sau : - Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên - Nguồn vốn - Nguồn KHCN - Nguồn lực con người Những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người như mong muốn. Tỷ lệ người biết đọc biết viết được xếp thứ hạng cao trong khu vực (88%) nhưng nguy cơ tái mù đang tăng, đặc biệt là mù ngoại ngữ và mù tin học. II. NỀN VĂN HÓA CHÚNG TA XÂY DỰNG LÀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung, tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung
  6. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc. Đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo Nói chung,bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển. Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng thể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của một nền văn hóa. Những giá trị ấy được hóa thân thành nhung già tri chua trong cuộc sống của con người đời sau theo quy luật thừa kế và tái tạo. Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quà trình giao lưu văn hóa thế giới và sự tiếp nhận tích cực văn hóa nhân loại. Bản sắc dân tộc và tính chất tien tiến của nền văn hóa phải được thắm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tao, ứng dụng và giao duc, phát triển bản sắc rieng cua chúng ta. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu văn hóa nhân loại. cố gắng xây dựng Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Giữ Gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời teong phong tục. tập quán và lề thói cũ. III, NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM. Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung nhất. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng - đa dạng trong sự thống nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em. Khẳng định một truyền thống đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em Việt Nam đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, chung một khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, cống hiến to lớn về sức người, sức của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước… Cũng trong suốt chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang ấy, các thế hệ cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp nên nền văn hóa Việt nam - một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc Việt Nam, hội tụ và hòa quyện những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
  7. Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính: Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. IV. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA LÀ SỰ NGHIỆP CHUNG CỦA TOÀN DÂN DO ĐẢNG LÃNH ĐẠO, TRONG ĐÓ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIỮ VAI TRÒ QUAN TRỌNG. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân Theo Hồ Chí Minh, chỉ khi nào được mọi người dân, mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, các dân tộc, tôn giáo... tham gia tự nguyện, thường xuyên, chủ động vào công tác văn hóa thì lúc đó, văn hóa mới phát triển bền vững và mạnh mẽ và văn hóa phải thấm sâu vào đời sống con người thì văn hóa mới thực sự trở thành sức mạnh nội sinh của sự phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa và tham gia toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là thực hiện đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: "Chúng ta đồng tâm mà làm, quyết tâm mà làm thì đời sống mới nhất định thực hiện được. Mong toàn thể đồng bào gắng sức theo đời sống mới, xây dựng một nước Việt Nam phú cường" Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng chủ lực,nòng cốt trong xây dựng và phát triển văn hóa Công cuộc xây dựng xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH là công việc đầy khó khăn gian khổ, phức tạp ,là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.Cho nên việc xây dựng và phát triển văn hóa cũng là sự nghiệp của toàn dân trong đó giai cấp công nhân, nông dân và trí thức là lực lượng nòng cốt.. Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa của nước ta do Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành và phát triển một cách tự phát..trái lại nó phải được hình thành và phát triển một cách tự giác có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của Đảng, mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhân vai trò lãnh đạocủa Đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống
  8. tinh thần của xã hội, đối với nền văn hóa XHCN đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hóa tinh thần của xã hội mất phương hướng chính trị. Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa bằng cương lĩnh, đường lối, chính sách văn hóa của mình và sự lãnh đạo của đảng phải đc thể chế hóa trong hiến pháp , pháp luật, chính sách.Nhà nước thực hiện quản lý văn hóa theo đúng các nguyên tắc,quan điểm , chủ trương của đảng cộng sản. V. GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU. 1. Vai trò vị trí của giáo dục. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? - Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế. - Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. - Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. VD: Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, “Năm 1086 thi lấy người có văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện”. Từ đó đến các triều đại tiếp theo Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn...các khoa thi lần lượt được mở ra để tuyển dụng người tài, người có trí tuệ phục vụ cho nhân dân cho đất nước. Và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam nơi vinh danh của những người thi cử đỗ đạt có đức có tài, đó là một minh chứng sống cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc ta. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục- đào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá . Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục- đào tạo. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn
  9. hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc…là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội…” Như vậy giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. 2.Vai trò vị trí của khoa học công nghệ Cùng với giáo dục, khoa học công nghệ có vai trò rất quan trọng là nhân tố quan trọng, là chìa khóa để đưa đất nước phát triển nhanh chóng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên tất cả các mặt. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại với những bước tiến khổng lồ: “Một ngày bằng hai mươi năm” đang tác động toàn diện đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Cuộc đua tranh giữa các quốc gia trên mặt trận kinh tế đang diễn ra rất quyết liệt. Một xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Đó là một nền kinh tế mà sản xuất, dịch vụ dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ, khi mà ngành công nghệ thông tin chiếm tới 2/3 của GDP. Không chỉ đến nay khoa học và công nghệ mới là được khẳng định mà nó đã là các chính sách quan trọng sự phát triển của các nền kinh tế ở Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản, các “con rồng mới” của châu á.Các nước này đã biết sử dụng khoa học như một động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh. 3. Chủ trương của đảng về giáo dục và khoa học công nghệ + Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. + Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học. + Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. + Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm và cho việc xuất khẩu lao động. + Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. + Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. + Thực hiện xã hội hoá giáo dục. + Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. + Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. + Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ. + Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
  10. VI. VĂN HÓA LÀ MẶT TRẬN, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA LÀ MỘT SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG LÂU DÀI, ĐÒI HỎI PHẢI CÓ Ý CHÍ CÁCH MẠNG VÀ SỰ KIÊN TRÌ, THẬN TRỌNG. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có ý chí nhiều thời gian. Trong công cuộc đó, “ xây” đi đôi với “ chống”, lấy “xây” làm chính. Cùng với việc giữ gìn phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sáng tạo, vun dắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tinh thần chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”. VIỆT NAM ĐÃ GIA NHẬP WTO, CHÚNG TA PHẢI LÀM C. GÌ ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC Sự kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thay đổi tích cực , to lớn và toàn diện trong 20 năm thực hiện đường lối đ ổi mới đúng đ ắn của Ðảng ta. Đối với lĩnh vực văn hóa, sự kiện này cũng có những tác đ ộng thuận - ngh ịch to l ớn đòi h ỏi chúng ta phải có những giải pháp hành động kịp thời và hiệu quả. CƠ HỘI -giao lưu văn hóa quốc tế: +tiếp thu tinh hoa VH nhân loại Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm đi ều ki ện thuận l ợi đ ể ti ếp thu t hóa nhân loại .Với lối sống năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật,dân chủ, công bằng đến n văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại.Hội nhập mạnh mẽ với th ế gi ới, chún xem xét,chinh sửa nền văn hóa nước ta cho phù hợp với văn hóa thế giới nhưng vẫn gi ữ gìn bản s +Quảng bá nền văn hóa Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền v tộc, góp phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại (ví dụ như Từ hàng trăm năm nay, chiếc áo dài của ph ụ nữ Vi ệt Nam đã đ ược coi là "qu ốc h ồn qu ốc tuý" c ủa được coi như một biểu tượng Việt Nam.Với vẻ mềm mại, d ịu dàng và kín đáo chi ếc áo dài ch ứa đ ựng nét đ dân tộc Việt Nam mà bạn bè nam châu chấp nhận và yêu mến.) -phát triển VH +Đổi mới tư duy: Lớp giớ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm tranh, có ý thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Chính vậy mà tư tư hóa ngày càng tiến bộ những hủ tộc, mê tín lạc hậu dân dược loại bỏ thay vào đó là sự hội nhập nét đẹp hiện giới: giảm bớt ma chay,cưới xin linh đình…….
  11. +KT phát triển tạo tiền đề phát tiển Văn Hóa Đất nước hội nhập làm các rào cản bị xóa bỏ, xuất khẩu nư điều kiện tăng nhanh, thu nhập của nhân dân sẽ tăng, làm cho mức sống vật chất và nhu c ầu h ưởng th ụ vă nâng cao. Công nghiệp dịch vu giúp phần phát triển văn hóa : Công nghệ,phương tiện truyền thông:truyền hình cáp báo..... phát triển.Ðây là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng t phẩm văn hóa đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng THÁCH THỨC -Sự chống phá của các thế lực thù địch Tuy nhiên, là thành viên của WTO, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng.v độc lập thì không có nghĩa là nước ta không bị nước ngoài nhòm ngó hay có ý đ ịnh xâm l ược,vi ệc đánh phá v hóa cũng là một mối nguy hiểm chúng ta cần phải phòng,không ít các vụ việc về s ự chống phá vd:cuộc ph ả dân tộc ở tây nguyên -Bản sắc dân tộc bị mai một +lai căng +chủ nghĩa cá nhân, thực dụng + Sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức lối sống, nếp sống +các tệ nạn XH Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong nhiều trường nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực sống văn hóa tinh thần xã hội Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các hội… có điều kiện phát triển Ở một bộ phận không nhỏ dân cư, nhất là trong lớp trẻ, là xu hướng muốn hưởng thụ ăn chơi vượt quá sự đón động của bản thân mình. Ðã trở thành hiện tượng phổ biến là tâm lý phá phách, chơi bời trác táng ở con em các giàu sổi bất chính ,nạn đua xe trái phép nghiện ngập ma túy, cờ bạc, trai gái... không còn là chuyện cá biệt. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sựảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậ lường. -một số hủ tục lạc hậu………………………. -kt chưa phát triển đồng bộ với VH Kinh tế và văn hóa có mối quan hệ với nhau: Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình đ ộ phát tri ển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt g ắn li ền v ới nhau (…). H ễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa… Do đó, định hướng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở sắp tới, nhất là trong xu hướng hội nhập hi ện nay thì phải phát triển kinh tế bền vững kết hợp với xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việc nước ta gia nhập WTO có thể nói, đang và sẽ đem lại cho chúng ta những cơ hội phát triển to lớn cũng nh thách thức gay gắt. Khái niệm "cơ hội" hay "thách thức" cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Có cơ hội mà bỏ qua, đ tay thì cơ hội cũng bằng không. Gặp thách thức mà biết chủ động đón nhận, khôn khéo và quyết tâm vượt qua, thức lại trở thành cơ hội để phát triển
  12. 3.GIẢI PHÁP - giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc + xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc “gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộc để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thểđồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thờiđại và định hướng giá trị của dân tộc. Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình.. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trịđích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi thay. tiếp thu tinh hoa VH nhân loại một cách chọn lọc và đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại Văn hóa phải được thang định chuẩn và thước đo giá trị mới đánh giá, kiểm đ ịnh trên c ơ s ở kiên trì m ục tiêu XHCN lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng phát triển và làm biểu tượng cho sự phát triển kinh tế xã hội. +hoàn thiện bộ máy quản lý VH: không lấy chính quyền thay thế thị trường mà biến ý chí của Đảng và Nhà nước thành pháp luật, pháp quy, hành vi quy phạm yêu cầu các doanh nghiệp văn hóa tuân thủ, duy trì trật t ự c ủa th ị tr ường văn hóa, t ạo môi trường cạnh tranh công bằng, xúc tiến và thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của thị trường văn hóa, đ ịnh ra các tiêu chuẩn sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa, thực thi giám sát ch ất l ượng, tr ừng tr ị nh ững ho ạt động kinh doanh văn hóa độc hại trên cơ sở luật pháp đã ban hành. Bằng cách kiểm soát ở tầm vĩ mô, Nhà nước có những chính sách, điều chỉnh hợp lý để kinh doanh văn hóa hoạt động trong quỹ đ ạo có l ợi cho phát triển văn hóa tiên tiến. Thông qua các chương trình hành động, phong trào thi đua yêu nước, qua hệ thống các thiết ch ế văn hóa đ ể vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời s ống văn hóa, tinh th ần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội. +giữ gìn các truyền thống lịch sử Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chi ến, di s ản văn hóa v ật th ể, phi v ật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa. Xây dựng tâm lý c ộng đồng với nội dung cao cả là tinh thần độc lập tự cường, tự chủ. Trước đây bản sắc văn hóa của dân tộc với tinh th ần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chính trị đã khẳng định sức mạnh c ủa phong trào giải phóng thì nay lại càng cần phải như vậy. - phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước. +Xây dựng con người mới Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đ ặc biệt là lý t ưởng s ống, l ối s ống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam.Phải thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa với ý nghĩa là cội rễ của dân tộc, cái vốn của riêng mình. Điều cơ bản và tr ước hết là phải làm kỳ đ ược vi ệc thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa, để cho cốt cách văn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Gia đình là nền tảng phát huy giá trị văn hóa truyền thống
  13. Tập trung, củng cố và xây dựng gia đình văn hóa, hay nói một cách bao trùm là xây dựng gia đình Vi ệt Nam “bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ”. Xuất phát từ gia đình, các thành viên trong gia đình đ ều có ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy, đòi hỏi phải nâng chất gia đình văn hóa, làm cho gia đình thật s ự là nơi l ưu gi ữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, nhất là truyền thống hiếu nghĩa, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái. Vd :Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất – 2007 Tích cực đào tạo chủ thể văn hóa cơ sở có ưu thế cạnh tranh. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và to kinh tế, để giữ được tính tiên tiến của văn hóa xã hội chủ nghĩa, yếu tố quyết định nằm ở việc định hướng hàn người sản xuất văn hóa, ở chủ thể thị trường phát triển văn hóa tiên tiến có khả năng và sức mạnh cạnh tranh. phải chú ý đến cơ sở vi mô phát triển văn hóa vì đây là những cơ sở có khả năng hiện thực hóa sức mạnh cạnh sự Chúng ta cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực tối quan trọng là đào tạo và nâng cao chất lượng ng lực cho văn hóa, từ cán bộ quản lý, giáo viên bậc cao, đến các cán bộ kỹ thuật, nghệ sĩ sáng tạo. Phải nhận thứ người là điểm xuất phát cũng là mục tiêu của sự phát triển. Phải đào tạo con người cả về nhân cách và về trí t + tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng Cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về nhiệm vụ chống sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm văn hoá độc hại; phát hiện, biểu dương những đi ển hình t ốt, gương tiêu biểu trong việc giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình văn hoá và trong công tác phòng, chống, bài trừ, phê phán các sản phẩm văn hoá độc hại.Phải kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học, tinh tế, có lý có tình giữa quy định của nhà nước – mà đặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội – với giáo dục tính nhân văn, đạo đức. +Xây dựng MT và VH lành mạnh Tập trung đầu tư các thiết chế văn hóa cho cơ sở. Thiết chế bao gồm trung tâm văn hóa thông tin của cấp tỉnh, huyện, thành phố, phường, xã và thị trấn, đặc biệt là Bảo tàng tỉnh, Bưu điện văn hóa xã. Chú trọng, quan tâm xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp, khóm, vì trụ sở văn hóa ấp, khóm là nơi sinh hoạt c ộng đ ồng dân c ư, nơi họp, hội của các hội, đoàn thể, nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ, nơi chuy ển giao công ngh ệ c ủa ấp, khóm.. Đầu tư xây dựng các điểm vui chơi văn hóa lành mạnh cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu nhi; đẩy mạnh đầu tư khai thác có hiệu quả các khu di tích lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay, đồng thời đầu tư nâng cấp các nhà truyền thống cấp huyện, Bảo tàng của tỉnh, thực hiện các đ ề án, dự án lưu giữ và phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể. Xây dựng và phát tri ển n ền văn hóa Vi ệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một chủ trương mang tính chiến lược của Đ ảng trong thời kỳ đ ổi mới đất nước, không chỉ cho bản thân nền văn hóa mà còn để văn hóa “vừa là mục tiêu, vừa là đ ộng l ực thúc đ ẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý t ưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ.Thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy đ ịnh c ủa pháp luật. Khuy ến khích t ự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân
  14. +phát triển KT bền vững. phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Đặc biệt việc gi ữ gìn và phát huy b ản s ắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.. Dân tộc ta chỉ có thể phát triển và khẳng định được chính mình trong dòng chảy của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, trong “sân chơi” của WTO, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại”, khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồiđắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
nguon tai.lieu . vn