Xem mẫu

MỤC LỤC 1. Khái niệm. 2. Các lý thuyết. 3. Ý nghĩa của công tác đấu tranh – phòng chống tội phạm. 4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm. 5. Nội dung, nhiệm vụ của công tác đấu tranh PCTP. 6. Chủ thể phòng ngừa tội phạm và những nguyên tắc tổ chức hoạt động PCTP. 7. Công tác PC tệ nạn xã hội 8. Công tác phòng chống tội phạm tham nhũng. 9. Tội phạm vị thành niên. 1. Khái niệm NN CHXHCNVN: “Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội” ( Khoản 1 điều 8 & khoản 4 điều 8 ­ Bộ luật hình sự). “Xã hội học tội phạm là một ngành khoa học xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính chất quy luật của quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm trong xã hội, các hiện tượng xã hội gần gũi, tác động trực tiếp đến hiện tượng tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện làm xuất hiện hiện tượng tội phạm và các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm” Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có sự đầu tư nhằm hạn chế sự hình thành và phát triển của tội phạm. Công tác đấu tranh ­ Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan nhà nước, và các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Phòng ngừa tội phạm là phương thức chính, là tư tưởng chủ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không Phòng ngừa mang để tội phạm xảy ra. ý nghĩa chính trị, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống TP, phòng ngừa không để TP xảy ra. 2. Các lý thuyết. 2.1. Lý thuyết nhân chủng học hay thuyết phát sinh sinh vật Tội phạm là một quá trình tất yếu như quá trình sinh ­ chết của con người mà nguyên nhân chính nằm ngay trong bản thân kẻ phạm tội. Tiền ẩn của hành vi phạm tội là bẩm sinh ­ “trong con người từ khi sinh ra đã có máu phạm tội”. Động cơ của hành vi phạm tội nằm trong cấu tạo thể chất của các cá nhân. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn