Xem mẫu

CAO SU EPDM 1. Lí do chọn đề tài Vật liệu polime ngày càng được chế tạo và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, do có nhiều ưu thế về tính năng cơ lí, kĩ thuật, giá thành phù hợp. Poime (cao su ) EPDM (etylen­ propylen­ dien đồng trùng hợp) có nhiều đặc tính vượt trội,có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, việc tìm hiểu về polime này sẽ giúp việc sử dụng loại polime này đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.1. Cao su EPDM và EPM Các dien hiện nay được sử dụng để sản xuất cao su EPDM là dicyclopentadien(DCPD), etyliden norbornen (ENB) , và vinyl norbornen (VNB) . Cao su EPDM có liên hệ chặt chẽ với EPR ( ethylene propylene rubber), EPDM là cao su có tỉ trọng tương đối thấp ( 0.87 g/cm3) . Cao su EPR có khoảng nhiệt độ ­50oC đến + 120o/150oC ( ­60oF đến +250o/300oF), phụ thuộc điều kiện lưu hóa. EPDM là một polymer được tạo ra bằng cách đồng trùng hợp etylen và propylen với một lượng nhỏ các dien không liên hợp. Các dien hiện đang được sử dụng trong sản xuất EPDM là DCPD( dicyclopentadien), ENB(ethylidene norbornene) và VNB (vinyl norbornene). ENB(ethylidene norbornene) Thành phần của EPDM: etylen chiếm khoảng 45 – 75% khối lượng. Các dien chiếm 2.5 – 12% khối lượng. Các loại EPDM có “tính no” còn dư trong các mạch nhánh và vì vậy có thể được lưu hóa bằng lưu huỳnh và các chất xúc tiến 1.1.1.Tính chất cơ bản Là loại cao su có tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các loại cao su( 0.86g/cm3). Có khả năng nhận hàm lượng chất độn cao hơn tất cả các loại cao su khác. Có tính tương hợp tốt với dầu thủy lực kháng cháy , keton, nước nóng và lạnh, kiềm. Không tương hợp với: hầu hết dầu nhớt , xăng, kerosene. hyrocacbon thơm và béo . dung môi halogen hóa và axit đậm đặc. Kháng nhiệt, ozon và thời tiết tốt. độ kháng các chất phân cực và hơi nước cũng tốt tính cách điện tốt. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của cao su 1.2.1.Hàm lượng etylen: Hàm lượng Ethylene trong EPDM thường là 45% 75% Khi hàm lượng ethylene tăng thì : Tăng khả năng hấp thụ nhiều chất độn và dầu Tăng cường lực trước lưu hóa nguội Tăng cường lực, modulus và khả năng đùn Tăng độ cứng ở nhiệt độ thấp Giảm tính bám dính và tính dính trục cán Giảm tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp Giảm độ bền nén 1.2.2.Độ nhớt mooney: Độ nhớt Mooney là một tính chất thường được sử dụng để mô tả và giám sát chất lượng của cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Nó xác định khả năng kháng lại sự chảy của cao su ở một tốc độ xoắn tương đối thấp. Khi độ nhớt Mooney tăng thì: Tăng khả năng hấp thu độn và dầu Tăng cường lực trước khi lưu hóa nóng Tăng độ kháng biến hình Tăng modulus, độ bền nén, độ bền xé Tăng các tính năng động lực học Giảm nhiệt độ cán và mức tiêu hao năng lượng Giảm khả năng gia công Khi hàm lượng ENB, MWD và Độ Phân Nhánh tăng thì: Tăng tốc độ lưu hóa, Modulus độ cứng và độ bền nén Tăng khả năng gia công và tính năng của sản phẩm Giảm an toàn khi tự lưu 1.2.3.Các thông số đặc trưng ­ Độ nhớt Mooney: ­ Tỷ lệ etylen và propylen ­ Hàm lượng dien( ENB hoặc loại khác) ­ Hàm lượng và loại dầu trong cao su 1.3. Lựa chọn cao su EPDM như thế nào? Việc lựa chọn loại EPDM thích hợp được xác định bởi độ nhớt Mooney, hàm lượng etylen và hàm lượng monomer thứ ba của cao su. Cao su EPDM có độ nhớt thấp sẽ được dùng cho hỗn hợp cao su có hàm lượng hóa dẻo thấp và ngược lại. Loại cao su có hàm lượng etylen cao có nhiều tính năng như nhựa nhiệt dẻo và có thể cán luyện, đùn, cán tráng dễ dàng, nó có cường lực cao và do đó có thể đưa vào nhiều chất độn và hóa dẻo. Thêm vào đó, nó có độ cứng và giãn dài cao hơn. Hàm lượng dien không liên hợp( monomer thứ ba: ENB hoặc loại khác) ảnh hưởng tới tốc độ lưu hóa( an toàn tự lưu và thời gian lưu hóa), cường lực và ứng suất biến dạng. Trong công nghệ lưu hóa liên tục khi mà người ta sử dụng lưu huỳnh làm chất lưu hóa, thường các loại EPDM có hàm lượng không no cao được lựa chọn để đạt được tốc độ lưu hóa cao nhất và như thế có thể để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và năng suất cao. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn