Xem mẫu

  1. LÀNG NGHỀ LỤA HÀ ĐÔNG                                                                        NHÓM 5: Hoàng Thị Nga Ngô Trọng Nhã Nguyễn Thị Thảo Trang Bùi Trần Vân Anh
  2. Tổng quan về môi trường làng nghề ở Việt Nam Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng nhưng lao động du thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước
  3. Tổng quan về môi trường làng nghề ở Việt Nam  Tiềm năng phát triển của làng nghề vẫn đang rất lớn.  Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công  mỹ nghệ VN mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã  đạt khoảng 650 triệu USD, bán ra trên 100 nước và vùng  lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi  năm hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng  nghề. Một điều tra của Bộ Công nghiệp cho thấy làng nghề VN  đang sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3­ 5 triệu lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan  trọng của làng nghề trong nền kinh tế chung.
  4. Làng nghề Việt Nam
  5. Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam Bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế, nguy cơ ô  nhiễm môi trường từ các làng nghề cũng đang ở  mức báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến sức  khỏe người dân.  Tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất  nghề ở nông thôn là sử dụng ngay diện tích ở làm  nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử  dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống  bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các làng nghề tái  chế phế liệu và chế biến thực phẩm.  Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề  đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử  lý nào. 
  6. Sự phát thải của một số làng nghề
  7. LÀNG NGHỀ LỤA HÀ ĐÔNG    Làng lụa Hà Đông hay chính là Làng lụa Vạn Phúc,  nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông,  cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.  Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng  từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc  nhất Việt Nam.  Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới  các đời vua nhà Nguyễn.   
  8. LÀNG NGHỀ LỤA HÀ ĐÔNG Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn  giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình  ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều  vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình.  Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề  dệt lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng như các  sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề  Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa.  Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ  lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
  9. Làng nghề Lụa Hà Đông Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ của làng.  Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của xã (khoảng 27 tỷ đồng). Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc.
  10. Làng nghề Lụa Hà Đông  Sản phẩm lụa chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Làng Vạn Phúc cũng là nơi cung cấp cho các cửa hàng trên phố Hàng Gai, Hàng Đào. Hoạt động của làng nghề chủ yếu tập trung vào mùa Xuân và Hạ. Hiện nay, lượng hàng xuất khẩu chưa cao do chất lượng tơ chưa ổn định và công tác tiếp thị vẫn còn yếu. Nguồn nguyên liệu nằm rải rác khắp nơi và vẫn được sản xuất theo kiểu thủ công.
  11.  Mặc dù sản xuất công  nghiệp, tiểu thủ công  nghiệp  ở  làng nghề đạt  được những thành tựu  đáng kể nhưng do công  nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ  lẻ nên chưa xử lý được  chất thải sau quá trình sản  xuất dẫn đến ô nhiễm  môi trường rác thải, nước  thải, khí thải ảnh hưởng  tới sức khỏe cộng đồng 
  12. Các loại nguồn thải của làng nghề Trong quá trình sản xuất làng nghề có sử dụng hóa  chất, thuốc nhuộm để tẩy, in.  Nước thải dịch nhuộm sau các công đoạn sản xuất  không qua xử lý đổ thẳng ra cống rãnh và xả xuống  sông Nhuệ gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước  mặt.
  13. Các loại nguồn thải của làng nghề Hàm lượng ô xy hóa học COD trong các công đoạn  tẩy nhuộm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3­8 lần;  độ màu đo được 750 Pt­Co, vượt tiêu chuẩn nhiều  lần. Các chỉ tiêu của nước thải cao chưa được xử lý  thải trực tiếp ra hệ thống ao, sông.  Hàm lượng sắt trong nước thải đo được vượt quá  tiêu chuẩn cho phép 12 lần. 
  14. Ngoài ô  nhiễm do  nước thải  còn ô  nhiễm khí  thải, rác  thải và  tiếng ồn Rác thải ở các làng nghề dệt Hà  Đông chủ yếu là xơ nhộng, vụn  bông, tơ vụn. 
  15. Các loại nguồn thải của làng nghề  Tiếng ồn phát sinh ra do vận hành máy dệt, quấn sợi và do  sự va chạm của thoi trong khi dệt, guồng sợi.   Khí thải sinh ra từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu  tẩy nhỏ có dùng than phục vụ quá trình giặt nóng, nấu, sấy,  nhuộm. 
  16. Ảnh hưởng của làng nghề đến môi trường Do việc thu gom và thải bỏ bừa bãi, nên ảnh  hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe người  dân rất nghiêm trọng.  Hầu hết các ao hồ trong các làng nghề không thể  nuôi được cá, do đã tiếp nhận một lượng nước  thải khá lớn từ hoạt động sản xuất với nồng độ ô  nhiễm cao, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi  trường và do rác thải bừa bãi gây bồi lắng và cản  trở dòng chảy của nước sông hồ 
  17. Nguyên nhân môi trường làng nghề bị ô nhiễm  Dùng hóa chất thay thế thuốc nhuộm từ thiên nhiên là một nguyên nhân hủy hoại môi trường  Không ai có thói quen dùng phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc.
  18. Nguyên nhân môi trường làng nghề Lụa Hà Đông bị ô  nhiễm Nhà nào cũng có xưởng nhuộm riêng. Đổ trực tiếp thuốc nhuộm còn nóng ra nền xưởng... Hoặc đổ trực tiếp xuống mương, rãnh mà không qua xử lý. Việc làng nghề sản xuất xen kẽ với khu dân cư gây khó  khăn cho việc xử lý chất thải Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất thải chưa qua xử  lý đã thải vào môi trường
  19. Nguyên nhân môi trường làng nghề Lụa Hà Đông bị ô  nhiễm Máy móc thiệt bị cũ kỹ (sản xuất từ những năm  50­ 60), chắp vá dẫn đến tình trạng tiêu hao năng  lượng và thừa nguyên vật liệu sản xuất gây ô  nhiễm Ý thức môi  trường của người dân tại khu vực làng  nghề còn thấp Vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng “lờ đi” tình trạng ô  nhiễm hiện tại.
nguon tai.lieu . vn