Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÀI TẬP BỘ MÔN: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN + Y TẾ Nhóm: 2 Lớp: Xã Hội Học_39 Khoa: Xã Hội Học và Phát Triển Hà Nội – 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là bài tập của riêng nhóm chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 03 năm 2022
  3. 1. Đề tài: “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân xã Quất Động , huyện Thường Tín, Hà Nội hiện nay” 2. Tính cấp thiết của đề tài: Bước vào thế kỷ XXI, thế giới loài người đầy biến động, rủi ro và bất trắc nhưng cũng không ngừng phát triển. Với mỗi quốc gia, trung tâm công cuộc xây dựng và phát triển xã hội chính là phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là đầu tư cho sức khỏe và trí tuệ của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà. gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe” [Hồ Chí Minh, 1946]. Với cá nhân hay xã hội, sức khỏe là cơ sở góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc, sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên việc đặt quan tâm vào phát triển kinh tế, đã làm cho việc chăm sóc sức khoẻ của chính người lao động tại các khu vực nông thôn có phần ít được chú trọng tới. Sức khỏe là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của từng con người và toàn xã hội. Việc bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản là mục tiêu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Tuyên bố Alma Ata 1978 nhấn mạnh: tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản được coi là quyền của con người nhằm chăm sóc sức khỏe (CSSK) cá nhân, duy trì tình trạng sức khỏe tốt cả về thể chất, tinh thần, và xã hội. [1] Trên thực tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh là nhu cầu, là quyền công dân nhưng người dân vẫn phải chịu các khoản chi phí nhất định để được chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Một mặt, khi trả phí y tế, người dân có quyền tự chủ, độc lập lựa chọn và ra các quyết định liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của bản thân và gia đình như chọn cách thức chăm sóc sức khỏe, chọn cơ sở khám chữa bệnh, dùng loại thuốc gì (nội hay ngoại), sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh nào... Nhưng mặt khác, các khoản chi phí y tế sẽ tạo áp lực đối với những nhóm dân nghèo, trình độ thấp, họ không đủ điều kiện trả các mức phí y tế cũng như không đủ kiến thức để khám chữa bệnh cho gia đình và bản thân. Việc sinh sống bằng nghề truyền thống đã là 1 điều khó khăn trong thời buổi công nghiệp hoá thì áp lực về việc chi trả chi phí cho việc khám chữa bệnh của những dân tại đây cũng không là ngoại lệ. Xã Quất Động được biết đến là có các làng thêu nổi tiếng có từ lâu đời, có bề dày lịch sử trong các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Tuy khu vực cách trung tâm Hà Nội hơn 30km, nhiên nằm ở vị trí ngoại thành , trên tuyến quốc lộ 1A, đây vẫn là vùng nông thôn khá rõ rệt. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại khu vực này là vô cùng cần thiết, đặc biệt là việc họ sử dụng dịch vụ y tế thế nào để giải quyết nhu cầu khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, khi thế giới có sự xuất hiện của biến chủng virus viêm đường hô hấp cấp Sar-Ncovi 2 thì mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, kéo theo sự đi xuống của nhiều kinh tế, xã hội mất ổn định. Trong đó doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều hoạt động vui chơi giải trí phải tạm dừng thực hiện theo chỉ thị phòng chống dịch của Thủ
  4. Tướng Chính Phủ, đặc biệt là sự quá tải của hệ thống y tế khi đang tập trung gần như mọi nguồn lực để chống dịch khiến cho việc khám chữa bệnh thường ngày phải gián đoạn . Suốt 2 năm kể từ 2020 cho đến 2022, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch của Covid-19, đến nay là đầu năm 2022, sự có mặt của biến chủng mới đã làm tăng số ca nhiễm lên tới hơn 80.000 ca/ngày trên cả nước, với Hà Nội là hơn 30.000 ca/ngày. Tuy vậy, cho dù theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đây là giai đoạn thích ứng “bình thường mới” thì đây cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới việc khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là đối tượng đang được đề cập ở đây. Nhóm nghiên cứu quyết định cho ra đề tài: “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội hiện nay” nhằm giải quyết câu hỏi người dân tại khu vực nông thôn sử dụng dịch vụ y tế thế nào cho việc khám chữa bệnh trong tình hình phức tạp hiện nay.
  5. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu:  Làm rõ thực trạng sử dụng DVYT của người dân sinh sống tại địa bàn.  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng DVYT của người dân  Nêu một số khuyến nghị về bảo đảm an sinh xã hội cho người dân tại khu vực nông thôn trong việc sử dụng dịch vụ y tế. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.  Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm rõ những thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu đi trước, làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi, nội dung, giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và các cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu của đề tài.  Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài (bao gồm việc định nghĩa và giải thích các khái niệm công cụ, thao tác hóa khái niệm then chốt của đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các cách tiếp cận lý thuyết, xác lập khung phân tích về mối quan hệ giữa các biến số).  Tiến hành nghiên cứu định tính và phân tích bộ số liệu định lượng. 4. Câu hỏi nghiên cứu:  Người dân tại đó sử dụng DVYT như thế nào trong khám chữa bệnh?  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh của người dân tại đó? 5. Giả thuyết nghiên cứu.  Người dân gặp các rào cản trong quá trình sử dụng DVYT.  Chính sách BHYT là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng DVYT của người dân tại địa bàn.  Đại dịch COVID-19 chính là nhân tố mới có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế thời điểm hiện tại.  Đại dịch COVID-19 tác động không nhỏ tới việc lựa chọn tự điều trị tại nhà và điều trị ngoại trú.
  6. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6.1 Đối tượng nghiên cúu: Sử dụng dịch vụ y tế của người dân 6.2 Khách thế nghiên cứu: là những người dân từ 20 – 60 tuổi đang sinh sống tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. 6.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập thông tin định lượng từ 14/3 đến 30/3/2022. Thông tin định tính được thực hiện song song thời gian đi khảo sát thực địa. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và tổng quan các tài liệu có sẵn có liên quan và những đề tài nghiên cứu về khám chữa bệnh cho người dân động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động để bổ sung cho đề tài. 7.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu sử dụng bảng hỏi Anket Điều tra người dân tại xã Thăng Lợi được lựa chọn ngẫu nhiên bằng bảng hỏi Anket nhằm thu thập thông tin về thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước và sau dịch Covid19. Điều tra bảng hỏi Anket là phương pháp thu thập thông tin hiệu quả nhất được sử dụng trong nghiên cứu lần này. Vừa phù hợp với khách thể nghiên cứu là người dân sinh sống tại địa bàn nhằm thu thập lượng thông tin nhanh, đầy đủ và hiệu quả, cũng như đảm bảo chi phí tiết kiệm. 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp này nhằm củng cố giả thuyết nghiên cứu, đồng thời tăng chất lượng thông tin thu về ngoài việc thu thập bằng bảng hỏi. Sử dụng nhằm đưa ra các minh chứng cụ thể, hợp lý cho phân tích sau này.
  7. 8. Thao tác hoá khái niệm: a) Đại dịch Covid-19 Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Đại dịch Covid - 19 bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%. Ngày 11 tháng 03 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu và đòi hỏi các nước cần có những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt. Theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam, trên thế giới đã có gần 2 triệu ca nhiễm (tính đến cuối tháng 3 năm 2020), điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Nhằm thực hiện phòng chống đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg với các biện pháp thực hiện cách ly toàn xã hội, hạn chế di chuyển, tạm dừng tổ chức các hoạt động tụ tập đông người trong đó có hoạt động đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục. b) Khái niệm sử dụng dịch vụ y tế Sử dụng DVYT là quá trình tương tác giữa con người và các dịch vụ y tế trong CSSK, là quá trình thực hiện các bước hay là các cách để đạt được sức khỏe một cách tốt nhất. Việc sử dụng dịch vụ y tế mang lại lợi ích sức khỏe cho người sử dụng và họ có quyền lựa chọn cách thức sử dụng dịch vụ hoặc đòi hỏi chất lượng
  8. của dịch vụ . Có 3 yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người dân:  Kinh tế học học thường nhấn mạnh đến lợi ích kinh tế khi cân nhắc các lựa chọn khác nhau. Cách đề cập này dựa trên nhận định rằng con người khi phải lựa chọn một dịch vụ nào đó, phải luôn tuân theo các nguyên lý về kinh tế học nhằm đạt được lợi ích tối đa với mức chi phí tối thiểu có thể bỏ ra.  Nhân học đề cao các giá trị (văn hóa), tập quán thói quen, kinh nghiệm cá nhân trong việc ra quyết định sử dụng dịch vụ y tế. Cơ sở của cách đề cập này là sự lựa chọn cụ thể của người dân, nó được xem là kết quả của quá trình để ra được những quyết định lựa chọn dịch vụ y tế.  Xã hội học nhấn mạnh đến những ràng buộc xã hội giữa người này với người khác, tương tác giữa các cá nhân, các nhóm trong việc ra quyết định CSSK chứ không đơn thuần là hiệu quả kinh tế hay tập quán, thói quen. Mối liên quan giữa yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế: Về mặt lý luận, hệ thống y tế được cấu thành bởi những cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, người sử dụng dịch vụ y tế và hệ thống pháp lý cũng như môi trường, kinh tế xã hội chi phối mối quan hệ giữa bên cung và bên cầu. Nếu bên cung thiếu các nguồn lực cần thiết, tổ chức và quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nếu bên cầu không có nhu cầu đúng, không chấp nhận, không sử dụng các dịch vụ y tế mà bên cung cung cấp, có nghĩa là không tham gia vào hệ thống y tế công cộng thì dẫn đến lãng phí nguồn lực và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng bị hạn chế. Tiếp cận dịch vụ y tế được hiểu là khả năng đến được CSYT để sử dụng các DVYT khi có nhu cầu. Sử dụng DVYT là hành động trực tiếp tương tác với các DVYT thông qua nhân viên y tế để được KCB. c) Khái niệm Dịch vụ y tế Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế cộng đồng”. Dịch vụ y tế bao gồm cả khám điều trị ngoại trú và điều trị nội trú đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. DVYT còn được hiểu là các Chương trình y tế nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Các DVYT đều nằm trong các CSYT, CSYT được hiểu là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bao gồm bệnh viện các tuyến từ trung ương đến địa phương (bệnh viện tuyến Trung Ương, bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, bệnh viện tuyến quận/huyện), các bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện ngành, phòng khám khu vực và các trạm y tế xã/phường.
  9. d) Khái niệm BHYT Theo Luật BHYT: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện”. BHYT dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro về sức khỏe, bệnh tật. Ốm đau hay tai nạn là một sự kiện bất ngờ và không dự đoán trước được, BHYT sẽ giúp giảm rủi ro và tăng sự bảo vệ tài chính đối với người tham gia. Mức độ chia sẻ rủi ro của BHYT càng lớn thì người dân càng giảm bớt gành nặng tài chính do nguy cơ ốm đau và càng dễ tiếp cận được các DVYT khi cần thiết. Khi ốm đau người tham gia BHYT sử dụng các DVYT để KCB sẽ được BHYT chi trả theo các mức qui định.
  10. 9. Lý thuyết sử dụng 9.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý là một chủ thuyết lớn với những tên tuổi: George Homas, Peter Blau, James Coleman. Nếu như Geogre Homas cho rằng: con người luôn lựa chọn những hành động có xác suất thành công giá của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động là lớn nhất (quá trình tối ưu hoá). Thì Elster cho rằng "khi đối diện với một số hành động, mọi người thường làm cái gì mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất. Hoặc G. Simmel nói đến nguyên tắc "cùng có lợi". Thì trong tôn giáo, lý thuyết lựa chọn duy lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải thích các hiện tượng tôn giáo. Bên cạnh sự giải thích của chủ thuyết chức năng luận, tương tác biểu trưng với các đại diện tiêu biểu: K. Marx, E. Durkheim, M. Weber... thì lý thuyết lựa chọn hợp lý đã giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về các hiện tượng. Các nhà lý thuyết lựa chọn hợp lý đã lập luận rằng các nguyên tắc chung tương tự có thể được sử dụng để hiểu tương tác của con người khi thời gian, thông tin, phê duyệt và uy tín là các nguồn lực được trao đổi. Theo lý thuyết này, các cá nhân được thúc đẩy bởi mong muốn và mục đích cá nhân của họ và được thúc đẩy bởi những ham muốn cá nhân. Vì các cá nhân không thể đạt được tất cả những thứ mà họ muốn, họ phải lựa chọn liên quan đến cả mục tiêu của họ và phương tiện để đạt được những mục tiêu đó. Các cá nhân phải dự đoán kết quả của các khóa học hành động thay thế và tính toán hành động nào sẽ là tốt nhất cho họ. Cuối cùng, các cá nhân hợp lý chọn quá trình hành động có khả năng mang đến cho họ sự hài lòng lớn nhất. Một yếu tố quan trọng trong lý thuyết lựa chọn hợp lý là niềm tin rằng tất cả hành động về cơ bản là "hợp lý" trong tính cách. Điều này phân biệt nó với các dạng lý thuyết khác vì nó phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ loại hành động nào khác ngoài hành động thuần túy và tính toán. Nó lập luận rằng tất cả các hành động xã hội có thể được xem như là động lực hợp lý, tuy nhiên nó có vẻ là không hợp lý. Lý thuyết lựa chọn hợp lý giúp nhóm nghiên cứu lý giải cho những quyết định của người dân tại nông thôn ngoại thành Hà Nội trong lựa chọn các dịch vụ y tế (khám bệnh, tư vấn và chữa bệnh...) Những lựa chọn này, ngoài những yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn, khả năng kinh tế, thu nhập, điều kiện... thì người dân phải dựa vào vốn xã hội cũng như mạng lưới quan hệ của bản thân.
  11. 9.2 Lý thuyết hành động xã hội Max Weber (1864-1920) là người cùng thời với Dilthey (1833-1911) và Simmel (1858-1918) là những học giả nổi tiếng người Đức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Dilthey sáng lập ra trưởng phải xã hội học nhận thức và Weber có nhiều đóng góp trong trường phải này, ông đưa ra ý tưởng về hảnh động xã hội, nhưng không đồng tỉnh với một số quan điểm của Dilthey. Tìm hiểu lý thuyết hành động của Max Weber đề vận dụng trong vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án tập trung vào ba luận điểm quan trọng: 1. Định nghĩa hành động xã hội; 2. Phân biệt hành động xã hội và các hành động không phải hành động xã hội; 3. Phân loại bốn kiểu hành động xã hội căn cứ trên động cơ hành động. Max Weber nhận định, xã hội học là khoa học về hành động xã hội. Ông đã đưa ra khái niệm hành động xã hội. Hành động được coi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động [5]. Hành động xã hội luôn có ý nghĩa chủ quan của nó tính đến phản ứng của người khác trong quả khử, hiện tại hay tương lai và ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động. Hành động khám chữa bệnh là hành động xã hội bởi khi chủ thể ốm đau, bệnh tật, các quyết định lựa chọn tiếp cận khu vực khám chữa bệnh, tương tác với đại diện của các khu vực khám chữa bệnh, hay mua thuốc, sử dụng thuốc như thế nào... đều đặt trong tương quan và định hướng vào hành động của người khác dựa trên nhận thức và nhu cầu của chủ thể hành động. Nếu trạng thái bệnh tật hay khỏe mạnh của con người được nhìn nhận như một sản phẩm xã hội thì hành động khám chữa bệnh của mỗi cá nhân được thực hiện là kết quả của nhận thức và nhu cầu về sản phẩm xã hội đó. Kết quả này dựa trên sự tính toán chủ quan về phản ứng của các thành viên khác trong cộng đồng định hướng hành động khám chữa bệnh của chủ thể. Điều này có thể thấy trong trường hợp chủ thể hành động lựa chọn địa điểm để khám chữa bệnh, có thể họ sẽ căn cứ vào việc bản thân đã từng đến khám chữa bệnh ở cơ sở đó chưa, hoặc người thân quen nào từng khám ở đó và có hải lỏng không, mọi người nói về cơ sở này thế nào... để ra quyết định của bản thân. Tóm lại, lý thuyết hành động xã hội của Max Weber được vận dụng trong nghiên cứu hoạt động sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại địa bàn để xem xét nhận thức, nhu cầu và hành động của chủ thể trong việc lựa chọn khu vực/địa điểm khám chữa bệnh, tương tác qua lại với đại diện các khu vực khám chữa bệnh như thế nào (nhân viên y tế, ông lang, thầy củng, bà mê, những người thân, bạn bè có kinh nghiệm...), quyết định mua và sử dụng thuốc, sử dụng bảo hiểm y tế.
  12. 10. Tổng quan nghiên cứu 10.1. Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới Đại dịch COVID-19 ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 29/12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc). Sau 3 tháng, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, bùng phát tại 201 quốc gia và vùng lãnh với 856.505 người mắc, 42.089 người tử vong, ngày 31/3/2020 Tổ chức Y tế thế giới đã công bố đây là đại dịch. Đến nay sau 02 năm, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 224 quốc gia, vùng lãnh thổ với 330 triệu ca mắc và 5,6 triệu ca tử vong. Kể từ cuối tháng 3 năm 2021, thế giới ghi nhận làn sóng dịch bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia do biến chủng Delta, nhất là tại Ấn Độ và các quốc gia khu vực Đông Nam Á . Số ca mắc và tử vong do biến chủng này gây ra khoảng 80% tổng số số mắc và tử vong trước đó. Trong đợt này chủng Delta chiếm chủ đạo do: (1) tăng 175% khả năng bám dính vào niêm mạc đường hô hấp so với chủng gốc; (2) việc phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh rất nhanh và lớn do vi rút nhân lên nhanh, trong vòng 48 giờ làm tăng nồng độ vi rút trong dịch đường hô hấp khoảng 1.260 lần so với chủng cũ ; (3) chu kỳ lây nhiễm nhanh hơn chủng gốc, chỉ trong thời gian 2-3 ngày4 đã có khả năng lây cho người khác, cá biệt có trường hợp sau 1 ngày đã lây lan; (4) thời gian đào thải mầm bệnh dài trung bình 18 ngày so với chủng cũ là 13 ngày; (5) tỷ lệ tấn công cao làm lây cho 5-10 người so với chủng cũ từ 1-2 người; (6) lây nhiễm qua không khí nhất là trong môi trường thông khí kém, chủng gốc chủ yếu lây qua giọt bắn, qua tiếp xúc; (7) khoảng 80% người nhiễm vi rút không có triệu chứng nên khó khăn cho việc phát hiện sớm; (8) tỷ lệ gây bệnh nặng cao hơn 234% và khả năng tử vong cao hơn 132% so với chủng cũ, vì vậy khả năng kiểm soát biến chủng này là vô cùng khó khăn ngay cả với quốc gia phát triển, có nền y tế hiện đại, có tỷ lệ tiêm chủng vaxin cao [7]. Hiện nay dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ngày 24/11/2021 biến chủng mới B.1.1.529 của vi rút SARS-CoV-2 lần đầu tiên ghi nhận tại Nam Phi (biến chủng Omicron ). Đây là nhóm biến chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể né tránh miễn dịch, với độ lây nhiễm cao hơn nhiều so với chủng Delta, lây lan đối với cả người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, tăng nguy cơ quá tải hệ thống y tế và tử vong nhiều người. Đến nay đã có ít nhất 127 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam Á. WHO đánh giá Omicron là một biến thể đáng lo ngại và khuyến nghị các quốc gia thực hiện tăng cường giám sát và giải trình tự gen các trường hợp nhiễm; thực hiện các biện pháp y tế cộng đồng hiệu quả để giảm sự lây truyền của COVID-19 nói chung. Theo WHO, biến thể Delta và Omicron là mối đe dọa kép làm gia tăng các ca mắc từ đó dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng lên đột biến, tiếp tục gây áp lực lớn lên các nhân viên và hệ thống y tế. Hầu hết các nước trên thế giới đã thay đổi chiến lược từ “không COVID19” sang thích ứng an toàn và áp dụng nhiều biện pháp nhằm ứng phó phù hợp với Omicron; không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi rộng, đồng thời đang thúc đẩy việc
  13. mở cửa, giao lưu, giao thương quốc tế: du lịch quốc tế, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế... [7] 10.2. Bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Đại dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc, là quốc gia láng giềng ở phía Bắc Việt Nam. Do khoảng cách địa lý gần gũi và mật độ đi lại, giao thương bình thường giữa hai quốc gia là khá lớn nên Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh. Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là vào ngày 23/1/2020 (một trong những nước đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục ghi nhận ca nhiễm COVID-19). Tuy vậy, trước phản ứng kịp thời của Chính phủ Việt Nam, dịch COVID-19 đã được kiểm soát tương đối tốt. Nhờ đó Việt Nam đã giảm được đáng kể các thiệt hại về kinh tế cũng như về con người, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia lân cận ở trong cùng hoàn cảnh. [7] Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Tính đến ngày 16/01/2022, cả nước ghi nhận 2.023.546 ca mắc, trong đó 2.018.838 ca trong nước, đã có 1.727.290 người khỏi bệnh, 35.480 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 2.020.694 ca, trong đó có 2.017.268 ca trong nước (99,8%), 1.724.473 người đã khỏi bệnh (85,3%), 35.445 tử vong tại 52 tỉnh, thành phố. Đến nay, nước ta đã ghi nhận 68 ca nhiễm biến thể Omicron là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời, trong đó Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP HCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2) và Long An (1). Tính trên 1 triệu dân, số mắc xếp thứ 143/224 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 130/224 nước trên thế giới, 05/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,8%, xếp thứ 26/224 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN. Đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các tỉnh, thành phố đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới khoảng 15.000 ca/ngày tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Việt Nam đã ghi nhận 68 ca bệnh nhiễm biến thể Omicron; nguy cơ Omicron lây lan trên diện rộng là rất cao. Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả do biến chủng Omicron và thậm chí sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron. Bộ Y tế thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình dịch. [8]
  14. 10.3. Tác động của COVID-19 đến kinh tế, đời sống xã hội Việt Nam Tác động của đại dịch tới thu nhập và việc làm của NLĐ rất lớn. Khảo sát NLĐ cho thấy 18,1% NLĐ, chủ yếu là NLĐ trong các hộ kinh doanh và DN cực nhỏ, nhỏ và vừa, đã mất việc làm hoặc toàn bộ thu nhập tại thời điểm phỏng vấn và 5,8% chỉ còn mức lương thấp hơn mức tối thiểu. Thậm chí với 15,8% NLĐ vẫn giữ được việc làm và thu nhập, họ không có thu nhập từ làm thêm giờ, thường chiếm tới 50% tổng thu nhập bình thường đối với NLĐ ngành may hoặc điện tử. Đại dịch tạo ra khó khăn kép với NLĐ di cư: một mặt thu nhập và việc làm của họ bị ảnh hưởng (87,9% NLĐ di cư mất việc hoặc bị giảm lương); mặt khác, do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, họ bị chia cách khỏi gia đình mình trong nhiều tháng. Chỉ có 8,8% LĐ di cư đã trở về quê, còn lại vẫn ở lại nơi làm việc để tiếp tục đi làm hoặc đi tìm việc mới. Tuy nhiên do bị giảm thu nhập nên LĐ di cư gặp rất nhiều khó khăn vì họ khó có thể giảm chi tiêu cơ bản. [6] NLĐ bị tác động bởi đại dịch thường xuyên có cảm giác lo lắng, bi quan, bất an và tâm trạng thay đổi bất thường Khảo sát NLĐ cho thấy tác động đối với tinh thần của NLĐ tỉ lệ thuận với mức độ dễ bị tổn thương về việc làm, giới tính và trách nhiệm gia đình. Tác động không đồng nhất tới quan hệ trong gia đình – Dấu hiệu bạo lực gia đình Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tạo ra tác động không đồng nhất tới quan hệ trong gia đình NLĐ. Một mặt, 13,7% NLĐ cho biết quan hệ gia đình tốt lên vì các thành viên ở nhà và dành thời gian cho nhau nhiều hơn; mặt khác, 34,25% NLĐ cho biết quan hệ gia đình họ kém đi (Hình 20). Tỉ lệ NLĐ có quan hệ gia đình kém đi khá cao với NLĐ di cư (36,7%) và NLĐ di cư nữ có con (47,7%). Theo NLĐ, quan hệ gia đình họ kém đi chủ yếu vì các thành viên lo lắng về sức khỏe và tương lai (Hình 21). Tuy nhiên gần 10% NLĐ cho biết trong gia đình gia tăng tranh cãi và gần 5% cho biết có bạo hành về lời nói và hành động trong gia đình. Tác động tới chi tiêu cơ bản: chi tiêu thực phẩm bị cắt giảm đáng kể. Chi tiêu ‘cơ bản khác’ là nhóm đầu tiên bị giảm và giảm nhiều nhất: 81,5% NLĐ đã cắt giảm nhóm chi tiêu này và 16,4% đã cắt xuống dưới mức tối thiểu. Theo NLĐ, giãn cách xã hội và các biện pháp phong tỏa khiến họ không cần chi tiêu giáo dục cho con cái và đi lại, nhờ đó giảm một phần áp lực tài chính. Tuy nhiên NLĐ phải cắt giảm cả chi phí y tế và tiền gửi cho gia đình ở quê. NLĐ thường có xu hướng cắt giảm chi phí thực phẩm hơn là nhà ở: 75,3% NLĐ cắt giảm chi phí thực phẩm trong khi với chi phí nhà ở là 33,2%. Lý do là với NLĐ địa phương thì chi phí nhà ở không đáng kể vì họ thường sở hữu nhà của mình; còn với NLĐ di cư, họ rất khó chuyển sang một nhà trọ khác trong thời kỳ dịch bệnh. Do đó NLĐ di cư hoặc phải cắt giảm các chi phí ngoài nhà ở hoặc phải đàm phán với chủ nhà trọ để giảm giá thuê... [6]
  15. 10.4. Tổng quan tài liệu Một số nghiên cứu được thu thập nhằm làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài, có thể kể đến: Bài đăng trên tạp chí Y học thực hành "Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của một số nhóm dân cư và các rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế" của nhóm tác giả Vương Lan Anh, Trần Thị Mai Oanh và Nguyễn Hoàng Long đã chỉ ra từ kết quả của Điều tra y tế quốc gia, cho thấy: Hơn 50% người nghèo đã không sử dụng dịch vụ y tế trước khi chết so với 30% nhóm có mức sống trung bình hoặc khá. Người nghèo có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) nội trú tại trạm y tế xã (TYT), phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện trong khi người giàu sử dụng dịch vụ tại tuyến tỉnh/trung ương. Tỷ lệ người nghèo sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại bệnh viện huyện cao hơn so với người giàu (42% bệnh nhân nội trú là người nghèo so với 16,9% bệnh nhân là người giàu). Người nghèo sử dụng dịch vụ KCB nội trú tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến trung ương thấp hơn đáng kể so với người giàu. Khoảng 53% người nghèo và 63% người giàu sử dụng các dịch vụ KCB ngoại trú tư nhân [9]. Điều này cho thấy nếu xét về điều kiện kinh tế ở nông thôn thì không phải ai cũng có khả năng chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh nội trú ở cấp độ từ tuyến huyện trở lên, tuy số liệu nói tới đối tượng là người nghèo nhưng nếu xét về mật độ người nghèo ở nông thôn so với thành thị lại cao hơn bởi theo Tổng cục Thống kê năm 2020 Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, nhưng khoảng cách đang giảm dần[10]. Có thể thấy việc sử dụng dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề chi phí để chi trả cho các dịch vụ nội trú nên họ thường trọn ngoại trú, dẫn tới nhiều bất cập như việc đi lại, tâm lý… Nghiên cứu "Tiếp cận dịch vụ y tế của người lao động tại các khu công nghiệp" của tác giả Nguyễn Đình Phúc đã chỉ ra rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, đồng thời cũng là tài sản chung của quốc gia. Có sức khỏe, con người mới có sức lao động, tạo ra của cải nuôi sống bản thân, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Với người lao động, có sức khỏe để tìm kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập, đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày cũng như chăm lo cho sự phát triển của bản thân và gia đình. Tác giả còn chỉ ra dịch vụ y tế là một trong những trụ cột quan trọng của dịch vụ xã hội cơ bản, bởi dịch vụ y tế giúp người lao động được đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe của mình theo các quy định của pháp luật cũng như theo nhu cầu của bản thân, dịch vụ y tế sẽ giúp mỗi cá nhân được chăm sóc sức khỏe, đối phó với các bệnh lý, từ đó tạo điều kiện cho con người có cơ hội lao động, cống hiến, hưởng thụ các giá trị lao động, giúp duy trì và tái tạo sức lao động, sức sản xuất của xã hội, nâng cao chất lượng sức khỏe, tuổi thọ của con người…[11]
  16. Nghiên cứu "Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố", tác giả Nguyễn Như Trang đưa ra một số nhận định như sau: Trong bối cảnh đời sống khó khăn, thu nhập thấp và bấp bênh, người nhập cư từ nông thôn vào đô thị vẫn phải chi phí cho các DVYT chăm sóc sức khỏe từ tiền túi cá nhân khá cao. Đây cũng chính là lý do người nhập cư có thói quen tự trị bệnh thay vì tiếp cận và sử dựng các DVYT. BHYT là cầu nối, là bước trung gian để người nhập cư có thể tiếp cận và sử dụng các DVYT có chất lượng trong khám chữa bệnh, giảm các chi phí y tế từ tiền túi cá nhân, đảm bảo công bằng trong chăm sóc y tế. BHYT cũng là tiêu chí mà Bộ y tế sử dụng để đánh giá tính tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân.[12] Đối với những nhận định đó xét theo đối tượng là những người đang lao động ở nông thôn thì cũng có thể coi là hoàn toàn hợp lý. Việc sử dụng BHYT cho khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế chính là rào cản cực lớn đối với họ. Nhóm tác giả Nguyễn Phương Thùy, Đỗ Mai Hoa, Phạm Phương Liên, Đỗ Thu Trang với nghiên cứu "Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại một số phường thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2015" đã chỉ ra kết quả nghiên cứu tỷ lệ người dân tự mua thuốc về uống khi mắc bệnh là 45,9%; đi khám và điều trị ngoại trú là 51,2%; tỷ lệ điều trị nội trú không đáng kể (4,6%). Gần 70% người dân chọn các bệnh viện tuyến thành phố và tuyến trung ương để khám chữa bệnh ngoại trú, chỉ có 6 người tới trạm y tế. Một số lý do chính khiến người dân không tới khám chữa bệnh tại trạm y tế là: cho rằng bệnh nhẹ, có thể tự điều trị; đăng ký khám bảo hiểm y tế tại nơi khác, và chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tại trạm y tế. [13] Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2019” của 2 tác giả Hoàng Minh Nam và Đàm Thị Tuyết, đưa ra một số kết luận sau: Phần lớn đối tượng khi bị ốm gần đây nhất đã sử dụng dịch vụ KCB tại TYT xã (37,9%); tiếp đến là tự mua thuốc về uống (32,7%); tỷ lệ đến sử dụng DVYT tại các cơ sở KCB khác TYT hay để tự khỏi chiếm không đến 10%. Lý do người dân tự mua thuốc về uống không qua KCB chính là do các CSYT xa nhà (100%) và do bệnh nhẹ, nghĩ mua thuốc về uống là khỏi (87,14%). Lý do đến các CSYT để KCB chính là nhà gần (49,61%); thuận tiện (41,86%); chất lượng tốt (36,43%). [14] Nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân một số tỉnh miền Bắc năm 2020” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hường, Đàm Thị Ngọc Anh, Lê Đình Luyến, Đoàn Ngọc Thuỷ Tiên, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Sử Minh Ngọc, đưa ra một số kết luận như sau: Với mẫu nghiên cứu cắt ngang ở 2 tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Phần lớn đối tượng tự mua thuốc để điều trị (76,6%), sau đó là điều trị ngoại trú (23,7%). Cơ sở y tế tuyến huyện là cơ sở được người dân lựa chọn nhiều nhất để khám lần đầu khi có vấn đề sức khỏe (37,6%). Bệnh viện trung ương và
  17. bệnh viện tỉnh là nơi được chọn để điều trị nội trú nhiều nhất với 36,4% và 31,8%. Các đối tượng điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện nhiều nhất (34,2%) và bệnh viện trung ương (32,9%). Có 95,5% đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú nhưng chỉ có 50% đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế khi điều trị ngoại trú. [15] Với 3 nghiên cứu ở trên nói về thực trạng sử dụng dịch vụ y tế có thể thấy việc sử dụng dịch vụ y tế ở cơ sở còn thấp, dẫn tới quả tải hệ thống y tế tuyến trên. Điều đáng lo ngại hơn là tỷ lệ coi việc cảm thấy bệnh nhẹ nên không đi khám là rất cao, Những chứng bệnh như ốm đau, sổ mũi, cảm, đau lưng mỏi gối,… họ coi là chuyện bình thường, có thể tự chữa được nhưng xét một cách an toàn, tổng thể thì việc này thực đáng báo động, cần có sự can thiệp thay đổi cách suy nghĩ như vậy. Nhìn chung, những nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế được đề cập ở mức độ nhất định. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội hiện nay” là rất cần thiết.
  18. Khung phân tích Bối cảnh kinh tế, xã hội, chính sách chăm sóc sức khoẻ, tình hình dịch bệnh COVID-19 - Nơi khám 1. Giới tính bệnh thường xuyên nhất 2. Độ tuổi (20 – - Lí do lựa 60 tuổi) chọn 3. Điều kiện gia Thực trạng sử đình(Kinh tế: Nghèo – Đủ ăn dụng dịch vụ y tế – Khá giả) của người dân tại xã Quất Động, Nhu cầu về cssk 4. Việc làm Thường Tín, Hà - Chăm sóc Nội sức khoẻ 5. Thu nhập thường xuyên 6. Tình trạng sức khoẻ hiện - Có bệnh thì tại mới chữa - Không cần 7. Lần đi khám chăm sóc gần nhất sức khoẻ Loại hình khám: - Khám BHYT - Khám dịch vụ Đánh giá mức độ các rào cản trong sử dụng dịch vụ y tế. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của COVID-19 tới khám chữa bệnh
  19. Thông tin tổng quan về Quất Động, Thường Tín, Hà Nội Quất Động là 1 xã của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. - Tổng diện tích theo k2 là: 4,84 km² - Tổng số dân: 8.228 người Đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Hà Hồi; phía Nam, Đông Nam giáp xã Thắng Lợi và xã Thư Phú; phía Tây giáp xã Nguyễn Trãi. Xã Quất Động ngày nay gồm 8 thôn: Quất Động, Quất Lâm, Quất Tỉnh, Đức Trạch, Đô Quan, Nguyên Bì, Hướng Xá và Lưu Xá. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, các thôn của xã Quất Động ngày nay là những xã thuộc tổng Bình Lăng (gồm các xã Đô Quan, Quất Động, Tam Xá) và tổng Hà Hồi (gồm các xã Đức Trạch, Quất Lâm, Quất Tỉnh). Đầu năm 1946, các xã thuộc Quất Động ngày nay được hợp nhất lại thành 2 xã lớn là Minh Châu và Quang Trung. Xã Minh Châu gồm các thôn: Quất Động, Quất Lâm, Quất Tỉnh, Đô Quan, Đức Trạch, Hòa Lương. Xã Quang Trung gồm các thôn: Lưu Xá, Bì Xá, Nguyên Xá. Tháng 2/1949, các xã Minh Châu, Quang Trung, Hà Hồi, Khê Hồi, Phú Cốc hợp nhất thành xã mới, mang tên xã Hồng Phong. Tháng 7/1956, xã Hồng Phong được tách thành 2 xã Hồng Thái và Hồng Phong. Xã Hồng Thái gồm các thôn: Quất Động, Quất Lâm, Quất Tỉnh, Đô Quan, Đức Trạch, Nguyên Bì và Bì Hướng. Thôn Hòa Lương được cắt về xã Hồng Phong. Năm 1968, thôn Hướng Xá từ xã Thắng Lợi nhập về xã Hồng Thái. Năm 1976, xã Hồng Thái được đổi tên thành xã Quất Động, vẫn gồm 8 thôn như ngày nay. Xã Quất Động nằm dọc theo hai bên Đông Tây Quốc lộ 1A với chiều dài hơn 3km và các trục đường liên thôn, liên xã nối Quất Động với các xã ở phía Đông, phía Nam, phía Tây và trung tâm huyện. Do đó, xã Quất Động có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân xã Quất Động sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa mước, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản. Ở Quất Động cũng sớm phát triển một số ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp, tiêu biểu là nghề thêu, nổi tiếng cả nước. Ngày nay, cơ cấu kinh tế ở xã Quất Động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng lên 38%; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 47%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống còn 15% (năm 2020).
  20. Xã có 02 di tích cấp Quốc gia (Đình làng Lưu Xá được công nhận năm 2001, đình làng Quất Động được công nhận năm 2000) và 03 di tích cấp tỉnh, thành phố (Chùa làng Quất Động được công nhận năm 2000; Đinh Đức Trạch được công nhận năm 2013; Đền Ngũ Xã được công nhận năm 2020). Danh nhân có Lê Công Hành – Ông tổ nghề thêu; Tiến sĩ Phạm Thế Hổ đỗ Tiến sĩ năm Canh Tuất (1610). Tiến sĩ Trần Khái đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1637).
nguon tai.lieu . vn