Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
----------o0o----------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: QUẢN LÝ HỌC
Đề tài:

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC
Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà

Danh sách nhóm

: Phạm Minh Thư

– 11123912



255

– 11121522



103

Nguyễn Xuân Tuyến – 11124488



290

Vũ Hải Linh

– 11122142



157

Phạm Thanh Vân

– 11124550



293

Nguyễn Đình Hoàng

Lớp tín chỉ

: Quản lý học 1 (213)_5

Hà Nội, tháng 10/2013

Môi trường quản lí là tổng thể tất các yếu tố tác động hoặc có tác động lên hoặc
có tác động lên hệ thống mà nhà quản lí chịu trách nhiệm quản lí. Đặc điểm các
yếu tố của môi trường quản lí dù môi trường bên trong và bên ngoài của bất kì
một tổ chức nào cũng mang tính phức tạp, không ổn định và phụ thuộc lẫn nhau.
Với mục tiêu rèn luyện các kĩ năng phân tích môi trường quản lí nhằm nhận thức
và đưa ra các quyết định quản lí có hiệu quả, nhóm chúng em đã tìm hiểu và phân
tích môi trường quản lí của một trường tiểu học X tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quản lý xã hội, nhà trường thường được xem là một dạng cụ thể của một tổ
chức. Đó là tổ chức có tính chất tương đối phức tạp, vừa có các quan hệ hoạt
động nghề nghiệp và vừa có quan hệ và hoạt động chính trị xã hội. Những tiêu chí
quan trọng của nhà trường: Thành tích học tập, môi trường hợp tác và tham gia,
tính thẩm mỹ của cảnh quan sư phạm và những quan hệ ứng xử, hiệu lực quản lý,
kết quả của việc thực hiện các chương trình giáo dục , hiệu suất đào tạo, văn hóa
nhà trường. Nhà trường có hiệu quả là nhà trường có văn hóa cao.
Đa số những nghiên cứu quản lý trường học bao gồm các vấn đề về chính sách,
quản lý nhân sự, quản lý chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và
xã hội trong trường học, quản lý tài chính.
Qua tìm hiểu, bài tập được chia thành 2 phần:
Môi trường quản lí là tổng thể tất các yếu tố tác động hoặc có tác động lên hoặc
có tác động lên hệ thống mà nhà quản lí chịu trách nhiệm quản lí. Đặc điểm các
yếu tố của môi trường quản lí dù môi trường bên trong và bên ngoài của bất kì
một tổ chức nào cũng mang tính phức tạp, không ổn định và phụ thuộc lẫn nhau.
Với mục tiêu rèn luyện các kĩ năng phân tích môi trường quản lí nhằm nhận thức
và đưa ra các quyết định quản lí có hiệu quả, nhóm chúng em đã tìm hiểu và phân
tích môi trường quản lí của một trường tiểu học X tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quản lý xã hội, nhà trường thường được xem là một dạng cụ thể của một tổ
chức. Đó là tổ chức có tính chất tương đối phức tạp, vừa có các quan hệ hoạt
động nghề nghiệp và vừa có quan hệ và hoạt động chính trị xã hội. Những tiêu chí
quan trọng của nhà trường: Thành tích học tập, môi trường hợp tác và tham gia,

tính thẩm mỹ của cảnh quan sư phạm và những quan hệ ứng xử, hiệu lực quản lý,
kết quả của việc thực hiện các chương trình giáo dục , hiệu suất đào tạo, văn hóa
nhà trường. Nhà trường có hiệu quả là nhà trường có văn hóa cao.
Đa số những nghiên cứu quản lý trường học bao gồm các vấn đề về chính sách,
quản lý nhân sự, quản lý chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và
xã hội trong trường học, quản lý tài chính.
Qua tìm hiểu, bài tập được chia thành 2 phần:
 Phần 1. Môi trường quản lí.
Phần này là những tổng kết thảo luận về môi trường quản lí, xác định các hợp
phần của môi trường quản lí, bao gồm: môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài.

 Phần 2. Mối quan hệ giữa tổ chức với môi trường bên ngoài.
Do tính chất môi trường bên ngoài luôn biến động, tạo ra sự không chắc chắn cho
nhà quản lí đặt ra yêu cầu nhà quản lí phải lựa chọn thay đổi để thích nghi với môi
trường hay ảnh hưởng đến môi trường để làm cho nó thích hợp hơn với yêu cầu
của tổ chức. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường giúp các nhà quản
lí đưa ra được quyết định nhằm duy trì và phát triển được tổ chức phù hợp với sự
thay đổi, biến động không ngừng của môi trường.

Phần 1. Môi trường quản lí
1. Môi trường bên ngoài:
a. Môi trường chung của tổ chức
 Môi trường kinh tế:

Các điều kiện kinh tế nói chung có ảnh hưởng quyết định đến thành công của một
tổ chức. với đối tượng tổ chức đang xét là một trường tiểu học, các yếu tố có
trong môi trường kinh tế có ảnh hưởng là:
- Khả năng đầu tư ngân sách nhà nước cho trường học: yếu tố cơ sở vật chất
của trường học, mức tiền lương và phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trong
trường để đảm bảo môi trường học tập với đầy đủ trang bị cần thiết, đội
ngũ giáo viên tận tâm, nhiệt tình và bằng lòng với công việc... Một sự thay
đổi trong cấu trúc nền kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến các chính sách đầu
tư và phát triển giáo dục dòi hỏi bộ phận quản lí phải có các thay đổi mang
tính chiến lược để thích ứng phù hợp với những yêu cầu mới.
- Điều kiện kinh tế của gia đình các học sinh: mức thu nhập của gia đình học
sinh có ảnh hưởng đến sĩ số học sinh đi học (nhiều trường hợp do đói
nghèo mà trẻ em không được đến lớp đúng độ tuổi hoặc phải đi làm phụ
giúp gia đình), khả năng cho con em đi học với các thiết bị học tập đầy đủ,
đảm bảo sức khỏe thể chất cho các em khi đi học... Sự thay đổi theo chu kì
kinh tế như các cuộc suy thoái kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến việc làm và
thu nhập của gia đình sẽ gây ra nhiều tác động đến các quyết định của nhà
trường như: điều chỉnh học phí, cắt giảm phụ cấp giáo viên, giảm bớt các
hoạt động ngoài giờ học (tham quan, giải trí...).
- Các nguồn tài trợ khác: tùy theo điều kiện kinh tế của các vùng miền mà các
đơn vị công lập như trường học, bệnh viện... có thể nhận được các khoản
tài trọ từ các công ty, tổ chức tuef thiện khác...
 Môi trường chính trị và pháp luật:
Giống như con người, các tổ chức cũng phải chịu ảnh hưởng bởi các tác động
chính trị và pháp luật. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm các yếu tố có ảnh
hưởng đến tổ chức như là kết quả của bầu không khí chính trị hay các quá trình
chính sách và pháp luật. Với hệ thống chính sách và pháp luật, nhà nước định
hướng, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Cụ thể:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo
dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân cách, phẩm

chất và năng lực của công dân...” (điều 35 hiến pháp 1992). Theo đó nhà
nước quy định cụ thể mức học phí (miễn học phí cho bậc tiểu học), quy
định phổ cập giáo dục (bậc tiểu học là bắt buộc), khuyến khích toàn dân
đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi...
- Nhà nước tạo điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên, đầu tư cho nhiều dự
án nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới, hiệu quả, tích cực, đặc biệt
chú trọng thường xuyên đổi mới chương trình học bắt kịp những thay đổi
và yêu cầu mới của xã hội...
Một số điều luật trong bộ luật giáo dục có quy định rõ ràng các chuẩn mực hành
vi và hoạt đọng của các trường tiểu học:
Điều 23. Quản lý tài sản, tài chính
1. Quản lý tài sản của tr¬ường tiểu học tuân theo các quy định của pháp luật.
Mọi thành viên trong trư¬ờng có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà
trường.
2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà tr¬ường thực hiện theo
quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 24. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học
1. Trường tiểu học thực hiện chư¬ơng trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm
học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng địa phương.
2. Căn cứ vào kế hoạch dạy học và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường cụ
thể hoá các hoạt động giáo dục và giảng dạy, xây dựng thời khoá biểu phù
hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương.
Học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy
và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của
Chính phủ.

nguon tai.lieu . vn