Xem mẫu

MỤC LỤC
I.Giới thiệu chung về câu lạc bộ chứng khoáng (SSC) của trường Đại học kinh tế
quốc dân: .................................................................................................................. 1
1) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CLB SSC ............................................................. 2
2) Giới thiệu khái quát về các ban của CLB SSC ............................................ 2
3)Chức năng:........................................................................................................ 4
4)Mục tiêu: ........................................................................................................... 5
II) Các thuộc tính cơ bản .......................................................................................... 5
2.1. Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa ................................................................. 5
2.2. Sự phân chia tổng thể các bộ phận ................................................................ 5
2.3. Cấp quản lí và tầm quản lí. ............................................................................ 6
2.4. Quyền hạn và trách nhiệm ............................................................................. 6
2.5) Tập trung và phi tập trung ............................................................................. 6
2.6) Phối hợp ......................................................................................................... 7
III: Đánh giá cơ cấu tổ chức: ................................................................................. 8
IV.Sáng kiến, giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức .................................................. 9

CƠ CẤU TỔ CHỨC CLB CHỨNG KHÓAN SINH VIÊN SSC
I.Giới thiệu chung về câu lạc bộ chứng khoáng (SSC) của trường Đại học
kinh tế quốc dân:
Xuất phát từ nhu cầu học tập và thực hành chuyên ngành chứng khoán,
một nhóm sinh viên khoa Ngân Hàng – Tài chính, nay là viện NH – TC, Đại học
Kinh tế Quốc dân đã nảy ra ý tưởng thành lập CLB nghiên cứu và thực hành các lý
thuyết về chứng khoán, nhằm giúp cho những kiến thức học thuật trên ghế nhà
trường đi vào thực tiễn áp dụng. Với mục tiêu trên, CLB chứng khoán ĐH KTQD
đã chính thức được thành lập vào ngày 10/10/2010 dưới sự dẫn dắt của thầy Trần
Trọng Phong – giảng viên khoa NH – TC, Đại học Kinh tế Quốc với tên gọi đầu
tiên viết tắt là SC-NEU (NEU Securities Club).
Mô hình ban đầu mới thành lập chỉ gồm một nhóm sinh viên với số lượng
khoảng 12- 15 sinh viên các lớp TTCK 50, TCDN 50 , TTCK 51, TCQT 51,…,
cùng tập hợp vào 1 ngày cố định trong tuần để trao đổi về các kiến thức chứng
khoán. Mô hình hoạt động khá hiệu quả, số lượng thành viên mới liên tục gia
nhập, đòi hỏi phải có một bộ máy điều hành, định hướng và tổ chức hoạt động
chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của CLB. Trước tình hình đó, nhóm
đã tổ chức đại hội bầu cử Ban chủnhiệm (BCN) lâm thời điều hành hoạt động của
CLB. Sau khi BCN lâm thời được thành lập, CLB đã hình thành mô hình cơ cấu tổ
chức gồm: 1 BCN chịu trách nhiệm điều hành hoạt động, định hướng hoạt động
của CLB, 03 ban trực thuộc: Ban chuyên môn, Ban đối ngoại và Ban nhân
lực. Sau 2 năm không ngừng nỗ lực và phấn đấu, CLB đã được BLĐ nhà trường
và Viện NH - TC công nhận, quyết định cho phép CLB chính thức trực thuộc LCĐ
Viện Ngân hàng – Tài chính kể từ ngày 14/10/2012. Đây là cột mốc đánh dấu sự
trưởng thành của CLB Chứng khoán Sinh viên SSC cũng như tạo tiền đề để SSC
ngày càng phát triển và vững mạnh.

1

CƠ CẤU TỔ CHỨC CLB CHỨNG KHÓAN SINH VIÊN SSC
1)

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CLB SSC

Chủ nhiệm
CLB

Ban cố vấn

Phó Chủ
nhiệm

Phó chủ
nhiệm

Trưởng ban
Chuyên
môn

Trưởng ban
Nhân sự

Trưởng ban
Đối ngoại

Trưởng ban
Truyền
thông

Phó ban

Phó ban

Phó ban

Phó ban

25 thành
viên

25 thành
viên

25 thành
viên

25 thành
viên

Cơ cấu tổ chức CLB SSC
2)

Giới thiệu khái quát về các ban của CLB SSC

a)
Ban cố vấn: thành viên ban cố vấn gồm có các giảng viên Viện NH – TC, Ban
chủ nhiệm các khóa trước với nhiệm vụ cố vấn chuyên môn và tổ chức hoạt động
cho CLB.

b)

Ban chủ nhiệm (BCN): thành viên BCN gồm 01 chủ nhiệm, 02 phó

chủ nhiệm,04 trưởng ban phụ trách 04 ban: chuyên môn, nhân sự, truyền thông,

2

CƠ CẤU TỔ CHỨC CLB CHỨNG KHÓAN SINH VIÊN SSC
đối ngoại (Ban Dự án không có trưởng ban) chịu trách nhiệm chung trong mọi
hoạt động của CLB.
c)

Ban chuyên môn (BCM): là một CLB học thuật, Ban chuyên môn

được xác định là nòng cốt của SSC, phụ trách thực hiện các hoạt động chuyên
môn: training kiến thức về kinh tế, tài chính – ngân hàng, chứng khoán cho tất cả
thành viên của CLB, tổ chức nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu về chứng khoán đối
với thành viên BCM. Hàng ngày, tuần và hàng tháng, BCM thực hiện các sản
phẩm phân tích thị trường, phân tích ngành, mã chứng khoán và chuyên đề kinh
dưới sự cố vấn từ những giảng viên dày dặn kinh nghiệm của Viện NH – TC. Bên
cạnh đó, BCMer SSC còn là thành viên tích cực trong BCM của Hiệp hội CLB
chứng khoán ASC và các hoạt động ngoại khóa của CLB.
d)

Ban nhân sự (BNS): với cơ cấu gồm 2 tiểu ban là tiểu ban Tổ chức

sự kiện và tiểu ban Văn hóa, những thành viên nhiệt thành, sôi nổi và tình cảm
nhất SSC tập hợp tại đây, phụ trách sinh hoạt văn hóa hàng tuần tại CLB, quản lý
Tòa soạn báo SSC – nơi xuất bản những Tập san hàng kì, thực hiện công tác hậu
cần, tổ chức các sự kiện lớn nhỏ của CLB: gameshow, hội thảo, khóa học,... cho
đến teambuilding, dã ngoại, đóng kịch, làm phim,... Tuy nhiên, nhiệm vụ cao cả
nhất của BNS chính là kết nối toàn thể SSC – ers thành một gia đình đầm ấm
không thể tách rời, xây dựng và phát triển „Văn hóa SSC‟.
e)

Ban truyền thông(BTT): đây là người phát ngôn của CLB. Ban

truyền thông có nhiệm vụ truyền tải hình ảnh của SSC đến với các bạn sinh viên
trong và ngoài trường, thông qua hai kênh là online và offline. Bên cạnh đó, ban
truyền thông còn là cầu nối sinh viên với các hoạt động, sự kiện mà CLB tổ chức:
gameshow, hội thảo,... Kết hợp với BĐN và BNS, Ban truyền thông tổ chức
training cho các thành viên những kỹ năng mềm quan trọng: thuyết trình, MC, ...
f)

Ban đối ngoại (BĐN): được tách từ BĐN cũ và giữ nguyên tên gọi,

BĐN mới của SSC sẽ hoạt động theo hướng chuyên môn hóa. Bên cạnh hoạt động
mời tài trợ cho các sự kiện mà SSC tổ chức, BĐN còn là sợi dây liên kết SSC với
các CLB, tổ đội, hội nhóm trong trường ĐHKTQD, trong Hiệp hội ASC và rộng

3

CƠ CẤU TỔ CHỨC CLB CHỨNG KHÓAN SINH VIÊN SSC
hơn, liên kết với các doanh nghiệp, tạo sự bảo trợ chuyên môn và tài chính vững
vàng cho CLB, cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho các thành viên ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường.
g)

Ban dự án (BDA): là một ban hoàn toàn mới của CLB nhưng không

vì vậy mà vai trò của BDA kém hơn các ban còn lại. Ban dự án là ban tập hợp
những con người tinh anh nhất của CLB về tất cả các mảng với nhiệm vụ: tổ chức
lập team tham gia các cuộc thi, tìm kiếm nguồn tài chính và mở rộng danh tiếng
của CLB; tìm kiếm thông tin về các gameshow, cuộc thi, du học,... cho thành viên
CLB tham gia; thực hiện các dự án kinh doanh; quản lý tài chính CLB. Được xác
định là một ban mới và trọng điểm, BDA chỉ tuyển thành viên nội bộ CLB và
thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp từ BCN.
3)Chức năng:


Mang lại một môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, gắn lý thuyết

với thực tiễn hoạt động kinh doanh chứng khoán, một sân chơi lành mạnh cho các
bạn sinh viên, vừa là nơi sinh hoạt, vui chơi, giao lưu, vừa giúp nâng cao chất
lượng học tập trên ghế nhà trường và năng lực làm việc sau này cho các thành viên
tham gia câu lạc bộ.


Đào taọ kỹ năng về Chứng khóan và các vấn đề liên quan dành cho

thành viên.


Tổ chức các sự kiện: GO FINANCE, các buổi học thử CFA, ACCA,

Các hội thảo chứng khoán của các công ty chứng khoán có uy tín


Khẳng định bản lĩnh của sinh viên KTQD không chỉ vững về kiến

thức mà còn mạnh về kỹ năng thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn và sinh
hoạt ngoại khóa đặc sắc, bổ ích. Liên kết và xây dựng một cộng đồng sinh viên
năng động, sáng tạo, gắn bó bền chặt và hoạt động vì lợi ích cộng đồng xã hội.


Trở thành cầu nối giữa sinh viên viện Ngân hàng – Tài chính nói

riêng và sinh viên KTQD nói chung với ban lãnh đạo Nhà trường. Đồng thời là

4

nguon tai.lieu . vn