Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG BÀI TẬP NHÓM: LÀM SÁNG TỎ QUAN ĐIỂM:  “HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÓ TÍNH HAI MẶT” Thực hiện: Nhóm 1 1
  2. TP. Hồ Chí Minh, 07/2020 CÂU HỎI THẢO LUẬN Anh/ chị  hãy làm sáng tỏ  quan điểm hoạt động giáo dục có tính hai  mặt dựa vào khái niệm, các thành tố, bản chất và nguyên tắc. 2
  3. MỤC LỤC  CÂU HỎI THẢO LUẬN                                                                                                               ...........................................................................................................      2  1.Dựa vào khái niệm                                                                                                                     .................................................................................................................      4  2.Dựa vào các thành tố                                                                                                                  ..............................................................................................................      5  2.1.Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục                                                                                             .........................................................................................      5  2.2.Nội dung giáo dục                                                                                                               ...........................................................................................................      5  2.3.Phương pháp, phương tiện giáo dục                                                                                  ..............................................................................      5  2.4.Nhà giáo dục (GV) với hoạt động giáo dục                                                                       ...................................................................      6  2.5.Người được giáo dục (HS) với hoạt động tự giáo dục                                                    ................................................      6  2.6.Kết quả giáo dục                                                                                                                ............................................................................................................      7  3.Dựa vào bản chất                                                                                                                       ...................................................................................................................      7  4.Dựa vào các nguyên tắc                                                                                                             .........................................................................................................      8  4.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục                                           .......................................      8  4.2.Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống và lao động                                       ...................................      9  4.3.Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể và bằng tập thể                                       ...................................       10  4.7.Đảm bảo tính liên tục và hệ thống của hoạt động giáo dục                                          ......................................       13 3
  4. 1. Dựa vào khái niệm Để  làm sáng tỏ  quan điểm hoạt động giáo dục có tính hai mặt, trước   tiên chúng ta cần dựa vào khái niệm của hoạt động giáo dục. Khái niệm hoạt  động giáo dục được tìm hiểu và nêu ra  ở  đây là hoạt động giáo dục theo   nghĩa hẹp là một bộ phận của hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng (giáo dục   theo nghĩa rộng là hoạt động được tổ  chức có mục đích, có kế  hoạch nhằm  hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người). Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hoạt động phối hợp, thống   nhất hoạt động chủ đạo của nhà giáo dục và hoạt động tự giác, tích cực, chủ  động tự  giáo dục của người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển  những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội như  đức, thể, mỹ,  lao động. Hoạt động giáo dục mang tính toàn vẹn, vận động và phát triển liên   tục, được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động trong nhà trường, và các  hoạt động bên ngoài nhà trường với môi trường giáo dục thích hợp. Qua đó,  học sinh trải nghiệm, tích lũy vốn sống, kinh nghiệm để phát triển nhân cách. Nhà giáo dục Người được giáo  (Chủ đạo) dục (Chủ động, tự giác,  tích cực) Tính hai mặt của hoạt động giáo dục được thể hiện ở chỗ: một mặt   là sự  tác động có tổ  chức, có mục đích của nhà giáo dục (người giáo dục)  thông qua các yếu tố  trung gian tới người được giáo dục, mặt khác là sự  hưởng  ứng tích cực, chủ  động từ  người được giáo dục (người được giáo   dục) đối với các yêu cầu và tác động từ  người giáo dục, nhằm hiện thực và  4
  5. đạt được mục đích là hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách. 2. Dựa vào các thành tố 2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục có vai trò định hướng cho sự  vận động  và phát triển của các nhân tố  khác trong hoạt  động giáo dục, từ  đó định   hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hoạt động giáo dục. 2.2. Nội dung giáo dục Nội dung giáo dục quy định hệ  thống những chuẩn mực xã hội cần  giáo dục cho học sinh. Từ  đó tạo nên nội dung hoạt động của giáo viên và   học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Nội dung giáo dục chịu sự  chi  phối của mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. Nội dung giáo dục trong nhà trường   bao gồm giáo dục đạo đức – công dân, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,  giáo dục lao động và hướng nghiệp, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính  và sinh sản,… . 2.3. Phương pháp, phương tiện giáo dục Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ  chức giáo dục là cách thức,   phương tiện, hình thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục  nhằm thực hiện những nhiệm vụ  giáo dục và đạt tới mục đích giáo dục đã  định. Ví dụ như việc giáo dục cho học sinh có tính tiết kiệm thì nhà giáo dục   hay  cụ   thể   ở   đây  là  giáo  viên  có  thể  sử   dụng  nhiều  hình  thức  tổ   chức,   phương pháp và phương tiện khác nhau như: tổ  chức phong trào “kế  hoạch   nhỏ”, thu gom giấy vụn, các buổi nói chuyện tuyên truyền... Đơn cử việc tổ  chức một buổi chuyên đề  “Tính tiết kiệm  ở  học sinh” thôi thì ta đã thấy có  nhiều phương pháp có thể sử dụng được như: thuyết trình, thảo luận nhóm,  động não, sắm vai... Cũng như  người giáo viên sử  dụng rất nhiều phương  tiện như: máy chiếu, hình ảnh trực quan, giấy, bút... 5
  6. 2.4. Nhà giáo dục (GV) với hoạt động giáo dục Là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục. Hay nói cụ  thể hơn nhà giáo dục là người điều khiển, điều chỉnh, định hướng và giúp đỡ  người được giáo dục trong hoạt động giáo dục. Ví dụ  như  để  giáo dục cho  học sinh lòng yêu thiên nhiên thì người giáo viên phải xác định được mình   phải làm gì để giáo dục cho các em, hay nói cách khác là phải có định hướng.  Việc giáo dục không chỉ dừng lại ở có ý tưởng, có suy nghĩ, bởi lẽ  nếu như  người giáo viên có ý tưởng hay đến đâu, hiệu quả đến đâu mà không biết tổ  chức nó thành những hoạt động thực tiễn để  từng bước điều khiển sự  hình  thành ý thức, hành động và thói quen của học viên thì mãi mãi những ý tưởng  đó chỉ  nằm trong đầu giáo viên và nó không tác động gì đến học sinh. Quay  lại ví dụ trên, để có được lòng yêu thiên nhiên học sinh phải trải qua một quá  trình dài từ  nhận thức, thái độ  đến hành vi, thói quen. Có những học viên  không có lòng yêu thiên nhiên từ trước, nên việc đồng hành, nâng đỡ và điều  chỉnh của nhà giáo dục là điều rất quan trọng để  các học viên có thể  hình  thành lòng yêu thiên nhiên. 2.5. Người được giáo dục (HS) với hoạt động tự giáo dục Vừa là chủ  thể  vừa là khách thể  đóng vai trò chủ  động trong hoạt   động giáo dục. Điều này có thể được hiểu là người được giáo dục vừa đóng   vai trò là người được giáo dục vừa đóng vai trò là chủ thể tự giáo dục mang   tính chủ động. Nhờ  đó mà ta có thể lý giải cho việc cũng một nhà giáo dục,  cùng một môi trường giáo dục mà kết quả lại là sự tiếp nhận các phẩm chất   nhân cách ở mức độ khác nhau. Ví dụ như học sinh của một lớp 9 được giáo  dục về  thái độ  đối với ma túy, cùng được tham gia, được hướng dẫn như  nhau. Nhưng sau giờ  giáo dục đó, mỗi học sinh sẽ  có những thái độ  khác   nhau hoặc là có cùng một thái độ nhưng ở những mức khác nhau như: sợ hãi,  cực kỳ sợ hãi, bình thường, căm ghét... Điều này là do tính chủ  thể của mỗi   6
  7. học sinh. Trong giờ giáo dục đó tùy theo tư chất, vốn sống hay sự chủ động,   tích cực làm theo hướng dẫn của nhà giáo dục mà các em sẽ  hình thành  những thái độ khác nhau. Chính vì thế mà một nhà giáo dục tốt là người biết  gợi lên tính chủ động tích cực của người được giáo dục là vậy. 2.6. Kết quả giáo dục Bất cứ hoạt động nào cũng có kết quả  tương ứng và hoạt động giáo   dục cũng không ngoại lệ. Vậy kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của toàn  bộ  hoạt động giáo dục nhưng thể  hiện tập trung nhất  ở  mức độ  phát triển  nhân cách của con người được giáo dục sau mỗi hoạt động giáo dục nhất   định. Ví dụ  như sau khi được giáo dục về tính khiêm tốn thì người học viên  nhận thức được tính khiêm tốn, có thái độ  đúng đắn với tính khiêm tốn và  hơn nữa là có cách sống khiêm tốn hơn so với trước khi được giáo dục. Tuy   mức độ đạt được ở mỗi học viên là khác nhau nhưng đó vẫn là kết quả của   hoạt động giáo dục tính khiêm tốn mà nhà giáo dục và người được giáo dục  đã cùng nhau thực hiện. 3. Dựa vào bản chất Bản chất hoạt động giáo dục là quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực  những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội đã quy định thành ý thức, thái độ,  hành vi và thói quen hành vi tương  ứng của người được giáo dục dưới tác  động chủ đạo của nhà giáo dục ̀ ̣̂ Vi vay, ho ạt động giáo dục la su thong nhat bien chung giua tac đong ̀ ̛̣ ̂́ ̂́ ̣̂ ̛́ ̛̃ ́ ̣̂   ̛ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̣̂ ̛̣ ́ ́ ̛̣ ̉ ̣̂ ̉ ̛ ̛̀  su pham cua nha giao duc va hoat đong tu giac, tich cuc, chu đong cua nguoi ̛ ̛̣ ́ ̣ đuoc giao duc. Hoạt động giáo dục la hoat đong chung cua nha giao duc va nguoi đuoc ̀ ̣ ̣̂ ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ̛ ̛̀ ̛ ̛̣   ́ ̣ ̣̆ giao duc bao gom 2 mat: ̂̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̉ ̂̉ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ̛ ̛́ ̉̂ ̛́ ­ Nha giao duc: la chu the đong vai tro chu đao: đinh huong, to chuc, đieu ̂̀   7
  8. ̉̂ ̉ ̣ ̂̉ ̣̂ ̉ ̣   khien, chi đao qua trinh hinh thanh, phat trien, hoan thien nhan cach cua hoc ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̂ ́ sinh. ̛̀ ̛ ̛̣ ́ ̣ ̛̀ ̀ ́ ̂̉ ̛̀ ̀ ̉ ̂̉ ̉ ­ Nguoi đuoc giao duc: vua la khach the vua la chu the cua ho ạt động giáo dục.   ́ ̂̉ ̂́ ̛ ̛̣ ̀ ̛ ̛̀ ̛ ̛̣ ́ ̣ ̂́ ̣̂ ̀ ̛ ̛̉ ̛́ ́ ̛̣   Khach the – đoi tuong vi nguoi đuoc giao duc tiep nhan va huong ung tich cuc ̛̃ ́ ̣̂ ̉ nhung tac đong cua nha giáo d ̀ ục. Chu the vi nguoi đuoc giáo d ̉ ̉̂ ̀ ̛ ̛̀ ̛ ̛̣ ục tu cai bien, tu ̛̣ ̉ ̂́ ̛̣  ̉ ̛̣ ̀ ̣̂ ̛̃ ̣̂ ́ ̂ ́ ̉ đieu chinh, tu hoan thien nhung thuoc tinh nhan cach cua ca nhan. ̂̀ ́ ̂ Ví dụ: ̣ ̣̂ Hoat đong giáo dục ngoai gio len lop cu the la hoat đong ngoai khoa ve ̀ ̛ ̀ ̂ ̛́ ̣ ̉̂ ̀ ̣ ̣̂ ̣ ́ ̂̀  ̣ an toàn giao thông cho hoc sinh THCS thi, nha giáo d ̀ ̀ ục la chu th ̀ ̉ ể  to chuc, ̉̂ ̛́   ̣ ̛ ̛́ ́ ̛́ ̂̀ ̀ ̂ ̂̉ ̀ đinh huong y thuc ve an toan giao thong đe hinh thanh va duy tri nep van hoa ̀ ̀ ̀ ̂́ ̆ ́  ̂ ̣ ̛̀ ́ ́ ̂̀ ̂ ́ ̛́ ̉ ọc sinh khi tham   giao thong cho hoc sinh, tu đo gop phan nang cao y thuc cua h ̀ ọc sinh vua la khach the vua la chu the cua ho gia giao thong. Con h ̂ ̛̀ ̀ ́ ̂̉ ̛̀ ̀ ̉ ̂̉ ̉ ạt động   ̂̉ ̂́ ̛ ̛̣ ̀ ọc sinh la nguoi đuoc tiep nhan va huong ung nay. La khach the ­ đoi tuong vi h ̀ ̀ ́ ̀ ̛ ̛̀ ̛ ̛̣ ̂́ ̣̂ ̀ ̛ ̛̉ ̛́   ̛̣ ̛̃ ̣̂ ́ ̣̂ ̉ tich cuc nhung noi dung, tac dong cua nha giáo d ́ ̀ ục, la chu the vi h ̀ ̉ ̂̉ ̀ ọc la nguoi ̀ ̛ ̛̀   ̉ ̣̂ ̣ ̉ ̉ ̛̃ ̂́ ̛́ ̉ ̀ ̂̀ ̛̀ ́  chu đong hoc hoi, chia se nhung kien thuc cua minh ve an toàn giao thông tu đo ̀ ̣̂ ̃ ̆ ̂́ ̀ ́ ̀ ̛́ ̛̉ ́ ̆ ́ ren luyen ky nang song va cac hanh vi ung xu co van hoa khi tham gia giao   ̂ ̛̀ ̂́ thong trong đoi song hang ngay. ̆̀ ̀ 4. Dựa vào các nguyên tắc 4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục Định nghĩa: Hoạt động giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích của con  người nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Vì vậy,  nguyên tắc này phản ánh tính định hướng của hoạt động giáo dục. Qua đó,  nguyên tắc này cho chúng ta thấy các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng  và linh hoạt luôn phải hướng đến việc thực hiện mục đích giáo dục chính là  hình thành và phát triển phẩm chất là năng lực của nhân cách học sinh. 8
  9. Mục đích: Các   hoạt   động   giáo   dục   phải  góp   phần  đào   tạo   thế   hệ   trẻ   thành  những người công dân, những người lao động giàu lòng nhân ái, năng động,   sáng tạo, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tiềm năng,  thích ứng với cuộc sống đang đổi mới toàn diện và sâu sắc. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Hình thành cho học sinh những cơ sở  của thế giới quan khoa học và nhân   sinh đúng đắn, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, rèn luyện. ­ Biết học tập, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo, kết hợp được các giá trị truyền  thống, tinh hoa văn hóa đạo đức của dân tộc và nhân loại. ­ Trong cuộc sống, biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Qua đó tỏ  thái độ  không đồng tình với cái xấu, góp phần xây dựng đạo đức, văn hóa  lành mạnh, đem lại lợi ích và hạnh phúc cho xã hội. ­ Thường xuyên tạo cơ  hội cho học sinh tham gia các hoạt động giao lưu  trong xã hội phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tính cách cá nhân. ­ Trong giáo dục, tránh áp đặt thô bạo, cứng nhắc, trái với bản chất của hoạt   động giáo dục. 4.2. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống và lao động Định nghĩa:  Hoạt động giáo dục nhằm giáo dục người công dân, người lao động  thích ứng với cuộc sống lao động và sinh hoạt xã hội. Thực tiễn giáo dục cho  thấy rằng, hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào kiến thức và sự trải nghiệm của  bản thân học sinh. Muốn có kiến thức và kinh nghiệm, con người phải tham   gia các hoạt động trong môi trường, hoàn cảnh, với các tình huống khác nhau. Mục đích: 9
  10. Chính cuộc sống lao động là môi trường, là phương tiện góp phần vào  việc hình thành và phát triển nhân cách cho những con người đang sống và  làm việc trong đó. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Tổ  chức cho học sinh tìm hiểu về  cuộc sống và hoạt động lao động, sáng  tạo của người lao động : đặt ra yêu cầu giáo dục cụ thể, rõ ràng. ­ Tổ chức cho học sinh tự giác tham gia một cách vừa sức vào sự nghiệp xây   dựng đất nước thông qua các hoạt động lao động hữu ích, tạo điều kiện để  phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. ­ Tận dụng vai trò của các tổ chức Đoàn, Đội, các hoạt động ngoại khóa vào   việc thực hiện mục tiêu giáo dục. ­ Không nên tách rời hoạt động giáo dục với cuộc sống và sự  nghiệp lao  động xây dựng đất nước. 4.3. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể và bằng tập thể Định nghĩa:  Tập thể  là một cộng đồng người liên kết với nhau bằng mục đích  chung, bằng những hoạt động cùng nhau nhằm thực hiện mục đích, nhờ vậy   vừa mang lợi ích chung vừa mang lợi ích riêng trong sự thống nhất với nhau. Tập thể học sinh vừa là môi trường, vừa là phương tiện để  giáo dục  học sinh, trong đó học sinh được hỗ  trợ, giúp đỡ  để  hình thành và phát triển  các năng lực, hình thành những phẩm chất cần thiết của người công dân mới. Mục đích: Trong quá trình thực hiện yêu cầu, mục tiêu của nhà giáo dục, tập thể  học sinh giúp đỡ  lẫn nhau bằng kinh nghiệm, bài học tự  rút ra của chính   mình. Qua đó thấy được học sinh vừa là đối tượng của tác động vừa là chủ  10
  11. thể, thể hiện tính hai mặt của hoạt động giáo dục. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Lôi cuốn mọi học sinh vào hoạt động tập thể, giáo dục cho học sinh tự giác   tham gia vào các công việc của hoạt động tập thể. ­ Xây dựng các mối quan hệ và giao lưu đúng đắn, lành mạnh trong tập thể. ­ Xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, khuyến khích nhận thức, thái độ hành  vi đúng đắn, ngăn chặn lên án các hành vi sai trái. ­ Coi trọng đúng mức lợi ích của các thành viên trong sự  thống nhất với lợi   ích chung. ­ Tránh tuyệt đối các tình trạng cực đoan hóa lợi ích cá nhân hoặc lợi ích   chung, không được chèn ép nguyện vọng chính đáng của cá nhân. 4.4. Nguyên tắc đảm bảo kết hợp tôn trọng nhân cách với yêu cầu hợp lý  đối với người được giáo dục Định nghĩa:  Trong hoạt động giáo dục, học sinh (người được giáo dục) vừa là đối  tượng vừa là chủ  thể tự  giáo dục, cho nên mỗi học sinh đều có mong muốn  được tôn trọng và tự khẳng định mình. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­  Ở  nguyên tắc này, hoạt động giáo dục thành công khi nhà giáo dục đảm  bảo kết hợp tôn trọng nhân cách người được giáo dục, coi họ là chủ thể tích   cực, tin tưởng, lạc quan đối với họ  và đồng thời phải đề  ra những yêu cầu  hợp lý để phát huy trí tuệ, tài năng, phẩm giá của người được giáo dục. ­ Trong giáo dục, càng tôn trọng nhân cách học sinh bao nhiêu, càng phải đưa  ra những yêu cầu hợp lí đối với họ bấy nhiêu. Ngược lại, việc đưa ra các yêu  cầu cao và hợp lí là thể hiện sự tôn trọng đối với học sinh. 11
  12. ­ Kịp thời phát huy  ưu điểm, động viên, kích thích học sinh phấn đấu vươn   lên đồng thời nghiêm khắc và kiên quyết với những nhược điểm, sai lầm,  giúp họ phấn đấu trở thành người tốt. 4.5. Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính cá  biệt trong hoạt động giáo dục Định nghĩa: Hiệu quá của hoạt động giáo dục phụ  thuộc khá nhiều vào việc nhà  giáo dục hiểu biết đầy đủ  hay không các đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá  nhân từng học sinh với tư  cách vừa là đối tượng, vừa là chủ  thể  của hoạt   động giáo dục. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Chú ý tạo ra những hoạt động, tác động sao cho vừa sức với sự  phát triển   chung của học sinh.  ­ Chú ý đến sự phát triển cá biệt của mỗi em, vì mỗi học sinh có những đặc  điểm phát triển tâm lý, sinh lý, môi trường sống,… riêng biệt tạo nên những  nét nhân cách khác biệt.  4.6. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà  giáo dục và vai trò tự giáo dục của người được giáo dục Định nghĩa: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục trên cơ  sở  theo dõi khéo léo và   chặt chẽ quá trình cũng như kết quả hoạt động của tập thể học sinh và của  mỗi học sinh mà phát huy được tính tự giác, tự nguyện, năng động, sáng tạo  của họ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn các biện pháp giáo dục. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Đề cao vai trò làm chủ của học sinh và các tổ chức của họ. 12
  13. ­ Cần trao đổi, bàn bạc dân chủ với học sinh về nội dung, biện pháp và hình  thức giáo dục. ­ Ủng hộ những giải pháp tích cực và những sáng kiến đúng đắn của họ. ­ Thuyết phục họ và biết chờ đợi việc từ bỏ cách làm sai của họ. ­  Từng  bước  xây dựng  chế   độ   tự   quản của  học  sinh  trong  lớp và  trong   trường. Cần tránh lối giáo dục tự  do chủ  nghĩa, để  mặc học sinh muốn làm  gì thì làm theo hứng thú của học sinh. 4.7. Đảm bảo tính liên tục và hệ thống của hoạt động giáo dục Định nghĩa: Giáo dục là một quá trình nhằm hình thành cho học sinh hệ thống  những phẩm chất toàn vẹn của nhân cách như : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,  trung thực, trách nhiệm,... Biểu hiện của tính liên tục: Trong suốt hoạt động giáo dục, mỗi nét tính cách khi đã được hình  thành cần được củng cố, luyện tập, nâng cao lên theo những yêu cầu phát  triển của công tác giáo dục. Phải tổ  chức hoạt động giáo dục sao cho những phẩm chất xuyên  suốt, không bị gián đoạn, vì mỗi lần gián đoạn là mỗi lần làm chững lại hoặc   làm thụt lùi nhân cách của học sinh. Biểu hiện của tính hệ thống: Các phẩm chất cần được hình thành đồng thời, đan xen lẫn nhau, bổ  sung nhau như  nguyên tắc đồng tâm. Những phẩm chất đã có sẽ  làm cơ  sở  cho những phẩm chất tiếp theo và ngược lại. Về  không gian, hoạt động giáo dục phải được thực hiện trong mọi  môi trường, mọi hoàn cảnh và liên tục về mặt thời gian. 13
  14. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Tổ chức và thực hiện một cách hệ thống, liên tục nhằm hình thành toàn vẹn  kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh. ­ Có sự kết hợp giữa sự giáo dục, tự giáo dục và tự rèn luyện thì kết quả mới  vững chắc và ổn định 4.8. Nguyên tắc đảm bảo sự  thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo  dục gia đình và giáo dục xã hội Định nghĩa:  Nhà trường, gia đình, xã hội là ba lực lượng giáo dục không thể thiếu  được đối với sự  hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Sự  thống nhất   của ba môi trường tạo nên sức mạnh tổng hợp tác động đồng bộ  lên nhân   cách học sinh. Những điểm lưu ý của nhà giáo dục: ­ Cần có sự  phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội  ở  mọi lúc, mọi nơi,  cùng thống nhất các  ảnh hưởng giáo dục, nhằm hỗ  trợ  lẫn nhau trong hoạt  động giáo dục. ­ Nhà trường luôn luôn thấy được và thực hiện vai trò chủ đạo của mình, chủ  động kết hợp với gia đình, xã hội. ­ Gia đình và xã hội cũng cần chủ  động phối hợp với nhà trường theo định   hướng giáo dục chung của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục   của nhà trường và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực. 14
  15. KẾT LUẬN Quá trình hoạt động giáo dục là một quá trình có tính hai mặt :  Một mặt là sự  tác động có tổ  chức, có mục đích của nhà giáo dục và   những  ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố  xã hội, của đoàn thể  và  của gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất lại theo một phương   hướng, mục đích nhất định.  Mặt khác là sự đáp ứng, sự hưởng ứng tích cực của người được giáo  dục đối với các tác động và các  ảnh hưởng bên ngoài, là sự  hoạt động bên   trong để  chuẩn hoá những yêu cầu khách quan của xã hội, thể  hiện  ở  việc  biến đổi các tác động và  ảnh hưởng đó thành hiện thực sinh động, thành  những phẩm chất, những năng lực, những nét tính cách, những nhu cầu của  bản thân người được giáo dục.  Tóm lại, sự  hưởng  ứng tích cực của người được giáo dục đối với   những tác động định hướng, có tổ  chức của nhà giáo dục nhằm hoàn thiện  nhân cách của bản thân. 15
  16. BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ Làm nội dung 4.1, làm  Nguyễn Bá Duy 44.01.703.018 100% word Nguyễn Thị Bích  Làm nội dung 3, thuyết  4501904005 100% Duyên trình Làm nội dung 4.7, làm  Trần Thị Thanh Giang 43.01.601.021 100% ppt, thuyết trình Trần Phạm Ngân Hà 4501703004 Làm nội dung 4.3 100% Lê Thị Quỳnh Mơ 4501609032 Làm nội dung 3 100% Làm nội dung 4.8, làm  Nguyễn Thị Kim Oanh 43.01.601.061 100% ppt Làm nội dung 1, thuyết  Phạm Quốc Quang 4501704026 100% trình Tạ Ngọc Thiện 4501701139 Làm nội dung 2 100% Hoàng Thị Anh Thư 4501703017 Làm nội dung 4.4 100% Làm nội dung 1, thuyết  Trương Hiền Thương 44.01.601.148 100% trình Vũ Ngọc Anh Tuấn 44.01.703.033 Làm nội dung 4.6 100% Nguyễn Thạnh Vĩnh  Làm nội dung 2, thuyết  4501701180 100% Tường trình Lạc Thảo Quỳnh Vy 4501703024 Làm nội dung 4.2 100% Nhóm trưởng, làm nội  Nguyễn Lâm Thiên Ý 4501703025 100% dung 4.5 16
nguon tai.lieu . vn