Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ­­­­­­­***­­­­­­­ BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XàHỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ  nghĩa xã hội. Liên hệ với Việt Nam hiện nay. Họ và tên: Lê Thị Phương Trang Khóa: 62 Lớp: Kinh tế tài nguyên 62 Mã sinh viên: 11208048
  2. Hà Nội, tháng 3 năm 2022 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.  Ý nghĩa lý luận: - Thời kỳ quá độ là quá trình mà các quốc gia muốn đi lên xã hội  chủ nghĩa đều phải trải qua, kể cả nước đang có nền kinh tế phát  triển - Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì thay đổi sâu sắc,  toàn diện từ xã hội cũ lên xã hội mới là chủ nghĩa xã hội - Bài luận này làm rõ đặc điểm kinh tế của thời kì quá độ lên chủ  nghĩa xã hội như tính chất, con đường phát triển, lực lượng, cơ sở  vật chất, cơ sở sản xuất,… I.2.  Ý nghĩa thực tiễn:  -  Hiểu rõ hơn về nền kinh tế trong giai đoạn quan trọng của đất  nước, từ đó hình thành tư duy về kinh tế.Qua đó hiểu được tình hình  của Việt Nam hiện nay
  3. II. NỘI DUNG: II.1. Khái niệm cơ bản về thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa:  - Thời kỳ quá độ đã được đặt ra trong học thuyết của C.Mác, rồi  sau đó, Lê­nin đã kế thừa và phát huy tư tưởng đó, đưa ra học thuyết  về xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có phần lý luận về thời kỳ  quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lê­nin, thời kỳ quá độ từ chủ  nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và lâu dài :”cần phải có  một thời kỳ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì cải  tổ sản xuất là môt việc khó khăn, vì vậy phải có nhiều thời gian  mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của  cuộc sống, và vì vậy phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt,  lâu dài mới có thể có được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý  theo kiểu tư sản. Bởi vậy Mác nói thời kỳ chuyên chính vô sản, thời  kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. - Lê­nin đã phân tích đặc điểm các quốc gia quá độ lên xã hội chủ  nghĩa và cho rằng có nhiều kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Có  nước đã qua chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế  đã có sự phát triển, việc  “quá độ” sẽ nhanh chóng hơn. Đối với những nước “bỏ qua giai  đoan phát triển chủ nghĩa tư bản, quá trình “quá độ” sẽ gặp nhiều  khó khăn, phức tạp, lâu dài vì nó chưa có tiền đề vật chất; cần tránh  thái độ chủ quan, nóng vội, “đốt cháy giai đoạn”, cần chấp nhận  nền kinh tế tư bản, lợi dụng chủ nghĩa tư bản làm trung gian để  phát triển. II.2. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã  hội:  - Lí do cần phải có một thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ  nghĩa xã hội:
  4. + Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là 2 xã hội có tính  chất khác nhau. Xã hội tư bản là chế độ tư hữu về tư liệu sản  xuất, có sự phân chia và đối kháng về giai cấp, có tính áp bức bóc  lột. Còn đối với chủ nghĩa xã hội, đây là chế độ dựa trên công hữu  về tư liệu sản xuất, không phân chia giai cấp, không có áp bức bóc  lột. Hai xã hội này có tính chất căn bản trái ngược nhau, vì vậy cần  có thời kỳ thay đổi xã hội để có thể quá độ. Chủ nghĩa xã hội là  kết quả của quá trình đấu tranh, xây dựng lâu dài của nhân dân lao  động, khi mà sự đối kháng giai cấp được kết thúc với kết quả có  lợi cho giai cấp công nhan. + Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cần có sự phát  triển, mất thời gian lâu dài. Lực lượng, quá trình sản xuất cần phải  có thời gian, hay là thời kỳ quá độ để có thể thay đổi và phát triển + Chủ nghĩa xã hội là xã hội với chế độ công hữu, mọi người  đều có quyền lợi cơ sở như nhau, phát triển lên từ chủ nghĩa tư  bản. Vì vậy nên cần có những thay đổi về mọi mặt, cả đạo  đức,tinh thần, tư duy để có thể phù hợp với chủ nghĩa xã hội. - Thời kỳ quá độ là thời kỳ bắt buộc phải có, nhưng có sự khác  nhau giữa các nước. Đối với nước ta, bỏ qua chế độ tư bản thì thời  kỳ quá độ sẽ lâu dài và khó khăn hơn II.3. Đặc điểm kinh tế thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa: - Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều giai cấp, tầng lớp  xã hội khác nhau nhưng cơ cấu, tính chất của các giai cấp trong xã  hội đã có sự  thay đổi. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đem lại lợi  ích cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. - Thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ  nghĩa tư bản, mang tính phức tạp, nền kinh tế trong thời kỳ này sẽ 
  5. ảnh hưởng đến việc có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách  thuận lợi, thành công hay không. II.4. Đặc điểm kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở  Việt Nam: - Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm  1954, khi miền Bắc được giải phóng và từ  năm 1975 là trên phạm vi  cả nước, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất. - Nước ta quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản  xuất thấp, nền kinh tết chủ yếu là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên chủ  nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ  quá độ ở nước ta là sự tồn tại của nhiều giai cấp tầng lớp xã hội,  ứng với đó là nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đa  dạng hình thức phân phối. - Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với nước ta: + Phù hợp với xu thế thời đại , phù hợp với đặc điểm cách  mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc gắn liền với cách mạng xã  hội chủ nghĩa ­ Giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, sau đó  phát triển kinh tế, từ xã hội no đủ đến dân giàu, nước mạnh, xã  hội công bằng dân chủ, văn minh. + Nền kinh tế vẫn có nhiều thành phần, xã hội vẫn còn sự bóc  lột, nhưng không có sự thống trị của những nhà tư bản. II.5. Thực trạng của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ  nghĩa xã hội: - Thành tựu: + Kinh tế Việt Nam tăng trưởng với nhiều biến động. Giai  đoạn 2009­2019, trung bình mỗi năm GDP Việt Nam tăng khoảng  6,23%, tốc độ tăng trưởng khá so với các nước trên thế giới, giúp  Việt Nam tiến vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Dù 
  6. giai đoạn này có nhiều biến động, có xuất hiện khủng hoảng tài  chính thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng thấp nhất cũng là 5,25%  (2012), năm 2018 đạt mức cao nhất giai đoạn là 7,08%. + GDP tăng trưởng nhanh là nhờ đóng góp từ nhóm ngành  công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Nước ta đang thực hiện công cuộc  công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu GDP có xu hướng  lấy công nghiệp, dịch vụ làm trọng điểm. Tăng trưởng của công  nghiệp, dịch vụ bù đắp cho sự giảm sút của ngành nông nghiệp nói  chung do gặp nhiều khó khăn. + Thu nhập bình quân đầu người đã tăng nhanh,  cho dù có sự  sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng sau đó lại  phục hồi và tiếp tục phát triển + Nền kinh tế được công nhận trong quá trình phát triển, có sự  tăng trưởng về cả tốc độ và quy mô. - Hạn chế, bất cập: Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu nhưng với tình  huống quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội thì vẫn còn tồn tại những  hạn chế + Đảng và nhà nước có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế,  nhưng chưa phổ biến trong hoạt động của các cấp, ngành, các  doanh nghiệp + Việc hội nhập kinh tế còn nhiều bất cập so với những yêu  cầu về an ninh, an toàn xã hội. + Hệ thống luật pháp, các chính sách đề ra chưa gắn kết chặt  ché với yêu cầu hội nhập + Nền kinh tế vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, các sản phẩm mang  thương hiệu Việt Nam chưa được giới thiệu rộng rãi, chưa tạo  được uy tín trên thị trường thế giới. 
  7. + Quy mô xuất khẩu phát triển nhưng chưa vững chắc, phụ  thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Trong trị trường nội địa, năng lực cạnh tranh của doanh  nghiệp, sản phẩm Việt Nam còn thấp so với doanh nghiệp, sản  phẩm ngoại. II.6. Những giải pháp, nhiệm vụ để thành công trong quá trình  quá độ lên xã hội chủ nghĩa: - Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế, định hướng rõ  rang, nâng cao năng lực quản lý - Phát triển kinh tế một cách bền vững: giữ vững, nâng cao sự tăng  trưởng kinh tế, đổi mới mô hình, cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục đẩy  mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhan lực; nâng cao  trình độ khoa học, công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển khoa  học khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. - Mỗi công dân tin tưởng vào phương hướng của Đảng, thế hệ trẻ  không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ bản thân, phát triển khả  năng sang tạo trong khoa học và đời sống. - Tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác Lê­nin, Tư tưởng Hồ Chí  Minh, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
  8. III. KẾT LUẬN -  Quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa là quá trình lâu dài, khó  khăn. Tuy nhiên đất nước ta cũng đã đạt được những thành tựu to  lớn. Điều đó cho thấy con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn là  đúng đắn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự đồng lòng của  nhân dân Việt Nam, nước ta đã vượt qua mọi khó khăn để có được  sự phát triển như hiện nay. Nhưng đây chỉ là những thành công ban  đầu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa còn nhiều khó khăn phía  trước, cùng với đó, tình hình thế giới luôn có những biến động khác  nhau. Vì vậy, Đảng và nhân dân ta cần tiếp tục phát huy tinh  thần,đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế. Kinh tế phát  triển nhanh, bền vững thì mới có thể nhanh chóng thành công trong  quá trình “ quá độ”.
  9. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học - http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa­ly­luan­mac­lenin­tu­ tuong­ho­chi­minh/quan­diem­cua­chu­nghia­mac­lenin­ve­nhung­ dac­diem­cua­nen­kinh­te­trong­thoi­ky­qua­do­len­cnxh­va­su­van­ dung­cua­viet­nam.html#:~:text=Th%E1%BB%9Di%20k%E1%BB %B3%20qu%C3%A1%20%C4%91%E1%BB%99%20l%C3%AAn %20CNXH%20%E1%BB%9F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v %E1%BB%9Bi,giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20ph%C3%A1t %20tri%E1%BB%83n%20TBCN.
  10. Contents
nguon tai.lieu . vn