Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước  và các kỹ năng chung Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh Giảng viên chính ­ hạng II ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh ­ Ngày sinh: 29/04/1989 ­ Nơi sinh: Thái Nguyên ­ Đơn vị công tác: Trường ĐH Sư phạm ­ ĐH Thái Nguyên
  2. Thái Nguyên, năm 2020 Câu 1: Để  thực hiện được sứ  mệnh góp phần phát triển xã hội, Giáo dục Đại   học cần được đảm bảo những yêu cầu nào? Việc thực hiện các yêu cầu đó  ở   Việt Nam có thể gặp những trở ngại gì? Hãy nêu hướng khắc phục các trở ngại   đó.   Trả lời: Các yêu cầu cần đảm bảo trong Giáo dục Đại học Giáo dục Đại học được coi là một trong những nền tảng giáo dục ở  mức  độ  cao. Chúng thường xuyên được thực hiện và diễn ra  ở  các trường đại học,   trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Trong đó còn bao gồm tất cả các  hoạt động bậc sau trung học phổ  thông như  cao đẳng, đại học và sau đại học.  Giáo dục Đại học được coi là một trong những nhiệm vụ  cần thiết và quan  trọng. Đào tạo các thế hệ trẻ sau này trở thành những người có ích cho xã hội và   đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh góp phần phát triển xã hội, Giáo dục Đại học  cần được đảm bảo các yêu cầu sau: ­ Giáo dục Đại học cần chuyển từ trang bị kiến thức đơn thuần sang phát  triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận   gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo   dục xã hội.  ­ Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã  hội và bảo vệ  Tổ  quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật   khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ  chủ  yếu theo số  lượng   sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
  3. ­ Xây dựng nền giáo dục mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình  độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. ­ Chủ  động, tích cực hội nhập quốc tế để  phát triển giáo dục và đào tạo,   đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để  phát  triển đất nước. Các trở ngại trong Giáo dục Đại học Thứ  nhất, tư  duy quản lý giáo dục. Sau một thời gian đổi mới, tư  tưởng  bao cấp, duy ý chí, quản trị theo cảm tính vẫn còn tàn dư, Bộ  Giáo dục và Đào   tạo hiện nay vẫn còn chưa làm đúng chức năng quản lý nhà nước giáo dục đại  học mà lấn sang chức năng thừa hành giáo dục. Thứ hai, chưa có các cơ  quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập với các  cơ  quan quản lý nhà nước về  giáo dục. Trong nhiều năm qua, giáo dục và đào  tạo Việt Nam gặp khó khăn nhiều nhất trong việc đánh giá và kiểm tra do chúng   ta thiếu hẳn một tổ chức trung gian để  có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn   chỉnh cũng như góp ý thực sự mang tính khoa học, có tác dụng tư  vấn, khuyến   nghị cho các dự  thảo cải cách giáo dục. Chúng ta hiện nay vẫn trung thành với  cách đánh giá truyền thống, nêu thành tích, ít tìm ra nguyên nhân tồn tại của   chính mình. Thứ  ba, cơ  chế  tự  chủ  còn nhiều bất cập. Về  phía các trường, vẫn còn  nhiều thói quen trông chờ  bao cấp từ  phía nhà nước. Về  phía các nhà quản lý  nhà nước thì còn e ngại, chưa dứt khoát trao quyền tự chủ nói chung và tự chủ  tài chính nói riêng cho các trường đại học… Thứ tư, chương trình và giáo trình giảng dạy chưa được tiêu chuẩn hóa và   công nhận trên phạm vi quốc tế. Chưa tạo được sự  liên thông giữa các chuẩn  mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết   quả  đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành  học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ  sở  giáo dục đại học trong nước và  ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự  khác biệt về mục tiêu, nội dung và  phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học.
  4. Thứ năm, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố  các kết quả  nghiên  cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.  Một số biện giải pháp phát triển Giáo dục Đại học Thứ nhất, xây dựng triết lý giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai  đoạn hiện nay, đồng thời mỗi trường đại học, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có   triết lý giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào  dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế. Thứ hai, phai thay đôi môt cach căn ban hê thông đanh gia t ̉ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ́ ́ ư kiêm tra kiên ̀ ̉ ́  thưć  sang đanh gia năng l ́ ́ ực   Thứ ba, viêc xây d ̣ ựng cac ch ́ ương trinh giang day phai co chuân đâu ra. ̀ ̉ ̣ ̉ ́ ̉ ̀   ̉ Chuân đâu ra  ̀ ở đây la phai lây th ̀ ̉ ́ ực tê khach quan va yêu câu cua xa hôi lam ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̃ ̣ ̀  căn  cư, ch ́ ứ không không phai la “ ̉ ̀ chuân̉ ” nhưng do nha tr ̀ ương t ̀ ự  quy  đinh nh ̣ ư  ̀ ơ sở đao tao đang lam. Nh nhiêu c ̀ ̣ ̀ ư vây chuân đâu ra phai hiêu la đap  ̣ ̉ ̀ ̉ ̉ ̀ ́ ứng nhu câu ̀  ̣ ̉ ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ượng. rât đa dang ca vê chung loai va chât l ́ Thứ tư, đôi m ̉ ới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học   theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ  chức xây dựng và triển khai theo hướng mở, nội dung giảng dạy phải gắn chặt   và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi.  Về  phương pháp, cho phép sử  dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo  nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ  giảng trên lớp để  người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo cần thường   xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ để bảo đảm tính  hiệu quả của việc dạy và học.  Đổi mới vai trò của các cơ  quan quản lý nhà nước trong tổ  chức giáo dục   đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tăng cường các hoạt động nghiên  cứu và công bố  quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học  và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học.  Thứ năm, đê co thê tiên hanh đôi m ̉ ́ ̉ ́ ̀ ̉ ới môt cach căn ban thi giai phap phai ̣ ́ ̉ ̀ ̉ ́ ̉  ̣ ̀ ̀ ̣ đông bô va toan diên. Tr ̀ ước hêt la nh ́ ̀ ững đôi m ̉ ới vê c ̀ ơ  chê, chinh sach. Trong ́ ́ ́  
  5. ̀ ̉ ̣ ̉ ́ ươc, co chinh sach phân phôi nguôn l hoan canh kho khăn hiên nay cua đât n ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ực   cho hợp ly. Trong qua trinh nay, đâu t ́ ́ ̀ ̀ ̀ ư  tâp trung va đâu t ̣ ̀ ̀ ư  hiêu qua đ ̣ ̉ ược coi là  ưu tiên. Cân châm d ̀ ́ ưt viêc đâu t ́ ̣ ̀ ư gian trai va kem hiêu qua nh ̀ ̉ ̀ ́ ̣ ̉ ư hiên nay. Ngoai ̣ ̀  nhưng c ̃ ơ  chê chinh sach vê tai chinh, phai đôi m ́ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ̉ ới hang loat cac c ̀ ̣ ́ ơ  chê chinh ́ ́   ́ ́ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ sach khac co liên quan đên giao duc, đao tao, sao cho thực sự  la quôc sach hang ̀ ́ ́ ̀   đâu. ̀ Thứ sáu, việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay cần “gắn với xây dựng xã   hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hê thông giao duc ̣ ́ ́ ̣   được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ  vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đâm b ̣ ản sắc dân tộc.
  6. Câu 2: Nêu một số kỹ năng chủ yếu của giảng viên đại học trong bối   cảnh   hội   nhập   giáo   dục   đại   học   Việt   Nam   giai   đoạn   hiện   nay.   Theo   anh/chị, trong những kĩ năng đó, kĩ năng nào là kĩ năng then chốt? Vì sao? Trả lời: Giáo dục đại học Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi để tìm ra con  đường phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nước và hội nhập  quốc tế. Một trong những vấn đề mấu chốt của quá trình này là phát triển đội  ngũ giảng viên của các trường đại học. Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quyết  định đến chất lượng giáo dục đại học. Để có thể đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi  đội ngũ giảng viên phải là những người có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng   nghề nghiệp tốt. Cụ thể, người giảng viên cần có những kĩ năng chủ yếu sau: 1. Nhóm kỹ năng giảng dạy  Kỹ  năng truyền đạt và tương tác với sinh viên trong quá trình dạy   học Giáo viên trước tiên phải là người có khả năng tương tác tích cực với học  sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng rèn luyện phương pháp dạy học, giáo  viên cần có khả năng truyền đạt, có kỹ năng tổ chức những hoạt động tương tác   với học sinh, có kỹ  năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ  năng quản   lý nhóm, hướng dẫn hoạt động nhóm... đồng thời với chất lượng giảng dạy   kiến thức môn chuyên ngành. Vốn kiến thức liên ngành, vốn kiến thức văn hóa  xã hội, khả  năng tương tác, đối thoại với học sinh, nắm bắt tâm lý lứa tuổi,  phân loại đối tượng giáo dục phù hợp, hiểu nguyên tắc giáo dục... là những vấn  đề bắt buộc người giảng viên phải hiểu và nắm vững.  Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Giải quyết vấn đề  có một vai trò quan trọng trong việc học thực hành.  Người học sử dụng các nguồn thông tin, các phương tiện, thiết bị thực hành, các  khái niệm và các nhận định khái quát trong tiến trình tìm ra phương án cho vấn  đề nghiên cứu, đi đến quyết định phương án thực hiện.
  7. Trong cuộc sống nói chung và trong dạy học nói riêng suy đến cùng, đó là  một chuỗi liên tục các vấn đề  và giải quyết vấn đề. “Vấn đề  được nêu ra sau   đó được giải quyết, một vấn đề  khác lại nẩy sinh, vấn đề lại được giải quyết   cứ như thế lặp đi lặp lại”.  Nêu và giải quyết các vấn đề  trong dạy – học đặc   biệt là trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề  của cuộc sống. Đặc biệt hơn là trong dạy học, người giảng viên biết dẫn đắt  người học vào tình huống có vấn đề và nêu vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể, sau  đó tổ chức cho người học hướng giải quyết vấn đề. Đây là một trong những biện pháp dạy học đem lại hiệu quả cao. Để  làm   được điều đó, giảng viên cần phải luôn tự rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng nêu   và giải quyết vấn đề trong dạy học. Kỹ năng sử dụng phương tiện giảng dạy Phương tiện dạy học vừa điều khiển được hoạt động nhận thức một cách  sinh động vừa là nguồn tri thức phong phú để  lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ  năng. Với người dạy, phương tiện dạy học lại là chất xúc tác để  làm cho bài  giảng sâu sắc hơn, tinh giản mà đầy đủ. Ít ai biết rằng, nó còn “âm thầm” làm  cho kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập có hiệu quả  hơn. Nhìn xa thêm, các  phương tiện đó còn bồi đắp trong học sinh các phẩm chất cần thiết như: lòng  kiên trì, ý thức tự giác, tính tích cực, óc thẩm mỹ… Căn cứ vào mục đích nghiệp vụ, nội dung và hình thức bài học để lựa chọn  phương tiện tương  ứng, đưa ra phương pháp phù hợp cho việc sử  dụng mỗi   loại phương tiện. Đặc biệt, ngày nay việc sử  dụng phương tiện dạy học thông qua công  nghệ thông tin ngày càng cho thấy hiệu quả  vì đây  là kho tàng thông tin vô tận  có thể  sử  dụng trong dạy học. Việc khai thác thông tin, kiến thức trên internet  đòi hỏi người giảng viên phải được trang bị những kiến thức, kĩ năng và những  điều kiện nhất định. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của sinh viên  cũng đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ 
  8. cho việc tự tìm tòi, khám phá. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi  tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào việc tìm tòi, khám phá. 2. Kĩ năng đánh giá Kiểm tra ­ đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng  trong quá trình dạy học  ở  bậc Đại học. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy  phải gắn liền với việc đổi mới phương pháp đánh giá kiến thức và kĩ năng của   sinh viên. Đây là hai mặt của một vấn để  không thể  tách rời được, muốn đổi  mói phương pháp dạy học cần đổi mới phương pháp kiểm tra ­ đánh siá. Việc  kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chỉ bao hàm mục đích tạo   ra động cơ  học tập và định hướng phát triển của họ  mà còn góp phần cải tiến  chất lượng giảng dạy của giáo viên. Đây là những thông tin phản hồi ngược làm  cơ  sở  cho việc điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên. Việc kiểm tra  đánh giá đòi hỏi phải chính xác và khách quan. Kỹ năng đánh giá được thể hiện thông qua việc xây dựng tiêu chí kiểm tra  đánh giá, thông qua hệ  thống các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ  về  nhà cho sinh  viên.  3. Nhóm kĩ năng tự học và nghiên cứu khoa học Kĩ năng tự học  Tự  học cần được xem là một phẩm chất quan trọng của giảng viên, cùng  với sự  phát triển của công nghệ  thông tin, việc học có thể  được phân tán theo   từng cá nhân  ở  các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người học phải gặp  mặt thầy trực tiếp, hàng ngày. Nội dung dạy học có thể  được chuyển tải trên  tất cả các phương tiện công nghệ thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin   ở bất kỳ nơi nào (mọi nơi, mọi lúc). Lúc ấy, kĩ năng tự học của người học càng  trở nên hết sức quan trọng, họ sẽ ý thức cao hơn về vấn đề mình đang tìm hiểu,   đang khám phá và lĩnh hội. Những kĩ năng đó được bắt đầu từ gia đình, từ thực   tiễn cuộc sống xã hội, từ  trong các nhà trường và đặc biệt những kĩ năng tự  học, tự nghiên cứu được bắt nguồn từ các thầy cô giáo.
  9. Do đó kĩ năng tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng và cần thiết của mỗi   người giảng viên trong các cơ  sở đào tạo. Trên cơ sở  kĩ năng tự học, tự  nghiên  cứu, người giảng viên truyền thụ, hướng dẫn cho sinh viên tự học, tự rèn luyện   mình trong quá trình học tập, như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả  và chất lượng dạy học và đặc biệt là trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của nhà   trường. Kĩ năng nghiên cứu khoa học Để  hiện thực hoá quan điểm, chủ  trương của Đảng về  phát triển và  ứng  dụng khoa học, công nghệ, các trường đại học phải tổ  chức, huy động nhiều  lực lượng, trong đó đội ngũ giảng dạy trẻ  được coi là đội ngũ nguồn kế  cận,  tương lai, đây là lực lượng hội tụ  đầy đủ  tố  chất về  trình độ, phẩm chất và  năng lực, đặc biệt được đào tạo cơ bản, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo,  nhiệt huyết của tuổi trẻ, đồng thời cũng là lực lượng quan trọng góp phần đổi  mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa học,   công nghệ của các trường đại học. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học,   người   giảng   viên   cũng   sẽ   không   ngừng   được   rèn   luyện,   nâng   cao   trình   độ  chuyên môn, bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Trong các kĩ năng nói trên, theo quan điểm cá nhân, nhóm kỹ  năng giảng   dạy và nghiên cứu là quan trọng nhất đối với người giảng viên. Nhiệm vụ chính  của người giảng viên là truyền đạt và giúp người học đạt các mục tiêu kiến  thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, giảng viên có kĩ năng giảng dạy tốt sẽ  giúp  người học có hứng thú, từ  đó kích thích khả  năng học tập của người học. Bên   cạnh công việc giảng dạy, giảng viên rất cần khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra   tri  thức mới. Kiến thức  luôn thay   đổi, nếu người giảng viên không thường  xuyên tự đổi mới mình sẽ bị tụt hậu. Kết quả của sự thiếu đổi mời là trì trệ, lỗi  thời, không đáp  ứng được nhu cầu luôn thay đổi của xã hội. Vì vậy, bên cạnh   khả  năng truyền đạt kiến thức, người giảng viên cần là người tạo ra tri thức   mới.  
nguon tai.lieu . vn