Xem mẫu

BÀI PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH: Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật điện và thương mại KBS. MỤC LỤC A/ Mục đích , mục tiêu của phân tích môi trường.---------------------------------------2 B/ Phân tích môi trường ----------------------------------------------------------------------2 (Xác định ranh giới môi trường, giám sát, đo lường, dự báo) I/ Đôi nét về công ty KBS.--------------------------------------------------------------2 II/ Môi trường bên ngoài----------------------------------------------------------------3 1/ Môi trường chung.-------------------------------------------------------------3 2/ Môi trường tác nghiệp.-------------------------------------------------------8 III/ Môi trường bên trong.---------------------------------------------------------------9 1/ Tài chính.------------------------------------------------------------------------9 2/ marketing.-----------------------------------------------------------------------11 3/ Nguồn nhân lực.---------------------------------------------------------------12 4/ Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh-------------------------------------------13 5/ Nghiên cứu và phát triển.----------------------------------------------------13 6/ Cơ cấu tổ chức.----------------------------------------------------------------13 7/ Các chiến lược hiện thời.----------------------------------------------------14 IV/ Dự báo.---------------------------------------------------------------------------------14 C/ Đánh giá tác động của môi trường đối với hệ thống quản lý.---------------------15 1 NỘI DUNG BÀI PHÂN TÍCH A/ Mục đích , mục tiêu của bài phân tích môi trường. Bài phân tích lấy mục tiêu là xác định đúng các yếu tố của môi trường nói chung tác động lên tổ chức đồng thời làm rõ nguồn lực và hoạt động của công ty qua đó tìm ra lợi thế, cơ hội , mối de dọa ,năng lực, điểm mạnh , điểm yếu cũng như có thể đưa ra các dự báo tổng quan nhất về xu hướng phát triển và thách thức, cơ hội trong tương lai đối với tổ chức. B/ Phân tích môi trường. Bài phân tích môi trường quản lý này sử dụng các kỹ thuật phân tích sau đây : - Thu thập dữ liệu : gồm nguồn dữ liệu thứ cấp ( các bài báo, các báo cáo kinh tế vĩ mô …), nguồn dữ liệu sơ cấp ( sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại ) . - Xử lý dữ liệu : định lượng - Dự báo : bài viết chỉ thể hiện sự dự báo trên quan điểm và tư duy chuẩn tắc của các thành viên dựa trên cơ sở là các số liệu và những điều đã phân tích. I/ Đôi nét về công ty KBS. Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật điện và thương mại KBS được thành lập năm 2011 tại địa chỉ số 6 – Nguyễn Chế Nghĩa – Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội , văn phòng giao dịch tại số 24-Ngõ 1 – An Dương Vương – Tây Hồ - Hà Nội với số vốn ban đầu là 700 triệu đồng và cơ cấu tổ chức khá đơn giản . Về cơ cấu và quy mô hoạt động : Công ty KBS được điều hành trực tiếp bởi giám đốc Phạm Văn Bảy, người quản lý tất cả các hoạt động của công ty. Công ty hoạt đông với quy mô nhỏ , số nhân viên thường xuyên là 6 người, bao gồm quản lý,kế toán , nhân viên thi công lắp đặt , các nghiệp vụ đều đặt dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Do có quy mô nhỏ nên địa bàn hoạt động chủ yếu của KBS là Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam , Hưng Yên… Về nghiệp vụ và đối tượng khách hàng : KBS hoạt động trên lĩnh vực mua bán , sửa chữa , lắp đặt các thiết bị điện tử , điện lạnh, điện nước , điện máy , điện công nghiệp như máy lạnh, máy điều hòa , máy tính , camera bảo an , hệ thống điện trong các tòa nhà ,nhà máy…. Đối tượng khách hàng chủ yếu và tiềm năng của KBS là các hộ gia đình , các tổ chức , công ty , xí nghiệp…. Các tổ chức mà KBS từng phục vụ như : Cục hậu cần – Quân chủng Phòng Không Quân , Công ty CPTM & Phát triển ORGANIC Việt Nam , Công ty cổ phần công trình đường sắt 798…. Trên đây là những nét khái quát nhất về công ty cổ phần phát triển kỹ thật diện và thương mại KBS , đây là cơ sở để đi vào phân tích môi trường quản lý của công ty. Phần phân tích môi trường sẻ được thể hiện dưới đây và được phân tích dưới 2 phương diện cơ bản là Môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của công ty, từ đó phân tích những cơ hội , mối de dọa cũng như điểm mạnh điểm yếu của chủ thể - công ty KBS. Ở đây chúng ta đứng trên góc độ trong nội bộ công ty để phân tích. II/ Môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài tổ chức được chia thành môi trường chung và môi trường tác nghiệp, hai loại môi trường này lần lượt có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến quyết định trong hoạt động của tổ chức . Bài viết sẽ chỉ tập trung vào các yếu tố có tác động đến hoạt động quản lý của công ty. 1/ Môi trường chung. 3 Các hợp phần của môi trường chung bao gồm : môi trường kinh tế , môi trường chính trị- pháp lý ,môi trường văn hóa xã hội, môi trường công nghệ , môi trường tự nhiên và môi trường quốc tế . 1.1/ Môi trường kinh tế. Công ty KBS được thành lập năm 2011, trong điều kiện kinh tế nước nhà cũng như thế giới có những diễn biến theo hướng xấu và các chỉ số kinh tế gây sốc như : lạm phát 18,13% , lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng kỷ lục , lên đến 24% - 25%, giá vàng tăng tới đỉnh ở mức 49 triệu đồng một lượng, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng 9,3% ,gần 50000 doanh nghiệp phá sản, thị trường bất động sản đóng băng….Như vậy công ty KBS đã ra đời trong bối cảnh khó khăn kinh tế đang bao trùm đất nước và càng đặc biệt khó khăn hơn đối với một công ty mới thành lập.Rõ ràng lãnh đạo công ty phải cẩn trọng trong việc đặt ra mục tiêu và chiến lược tồn tại và hoạt động của công ty như quyết định vay vốn ngân hàng , quyết định sử dụng các nguồn vốn hiệu quả để tránh tác động tiêu cực của lạm phát cũng như các yếu tố khác. Như chúng ta biết, kinh tế Việt Nam trong những năm 2011- 2013 vẫn chưa thể hồi phục ngược lại còn có những biến động phức tạp. Tuy nhiên, do công ty KBS là một công ty nhỏ, hoạt động với quy mô hạn hẹp và hoạt động dịch vụ là chính nên KBS không chịu quá nhiều tác động của các biến vĩ mô, tất nhiên là vẫn không thể bỏ qua các biến quan trọng như lạm phát hay lãi suất vay vốn ngân hàng, tiền lương cơ bản, những chỉ số có tác động đến bất cứ tổ chức kinh tế nào đang hoạt động, hơn nữa ,KBS hoạt động trong lĩnh vực có đường cầu khá ổn định nên việc duy trì và phát triển trong thời kỳ kinh tế khó khăn là không phải không thể. Xét trong thời điểm hiện tại, giá sản phẩm duy trì ổn định theo quan hệ cung cầu, tuy nhiên có một số thời điểm biến động sẽ nói ở phần sau. Với tác động của lạm phát ,giá nguyên liệu đầu vào tăng , hơn nữa do tình hình thế giới ( cuộc chiến Serya ) làm cho giá nhiên liệu phục vụ hoạt động của công ty tăng, kèm theo lãi suất cao làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng cao, làm giảm lợi nhuận đạt được.Vì thế, công ty KBS đã cố gắng làm giảm chi phí sản xuất để duy trì hoạt động của mình. Hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng của chu kỳ kinh tế, bất kỳ công ty nào cũng gặp phải những khó khăn lớn và đòi hỏi họ phải nỗ lực để duy trì hoạt động kinh doanh của mình , KBS cũng không tránh khỏi điều đó. Sự vận động khéo léo để khắc phục các mối đe dọa từ môi trường, đặc biệt là sự tác động làm tăng chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn vốn, nguồn hàng và quan trọng hơn hết là tìm kiếm khách hàng. Dường như ở trên chỉ có rủi ro, đó là điều bình thường trong bối cảnh kinh tế ngày nay. Vậy lợi thế ở đây là gì, như đã nói ở trên, KBS hoạt động với quy mô nhỏ, vì thế nhu cầu về nguồn vốn cũng như nguyên nhiên vật liệu, nhân công ít , việc vận hành vốn và điều tiết hoạt động dường như dễ dàng hơn và không có áp lực quá lớn như các tổ chức lớn khác. Trong bối cảnh và điều kiện đó, KBS dường như lại có lợi thế cạnh tranh tương đối so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Sự sòng phẳng hơn trong thanh toán lúc này sẽ đưa KBS vào danh mục khách hàng quan trọng của các nhà cung cấp trong bối cảnh không ít doanh nghiệp khác mua bán nợ. Hạn chế khó khăn, phát huy lợi thế, đó là điều mà bất cứ tổ chức nào cũng cần thực hiện để tồn tại và phát triển. 1.2/ Môi trường chính trị - pháp luật. Lợi thế hàng đầu của các tổ chức trong Việt Nam đó là : được hoạt động trong một môi trường chính trị xã hội ổn định và an toàn , đất nước duy nhất một tổ chức Đảng lãnh đạo vì thế không có sự phân hóa đấu tranh nội bộ. Đó là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy kinh tế phát triển. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , vận hành theo quy luật của kinh tế thị trường bên cạnh sự quản lý và điều tiết của nhà nước . Trong thời kỳ suy thoái kinh tế thì vai tò của nhà nước là hết sức quan trọng, và thực tế đã chứng minh điều đó. Năm 2011, ngân hàng nhà nước điều chỉnh mức tăng tỷ giá USD/VND lên 9,3% nhằm kéo giá USD trên thị trường liên 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn