Xem mẫu

  1. Bài học nhớ đời Tôi tốt nghiệp Báo chí tháng 5. Tháng 7 được một tờ báo mời đi làm. Ờ thì ban đầu tất nhiên là cộng tác viên thôi, nhưng sự kiện một đứa con gái "mắt toét" vừa ra trường đã được đón nhận về một tờ báo lớn, oách gần nhất của Việt Nam, ở cái nơi mà anh em báo chí biết nhau rõ như trong lòng bàn tay, thì quả thật là một chuyện không thường tí nào. Vì thế mà có nhiều tiếng xì xào, thắc mắc sau lưng về tôi khi... sự kiện này xảy ra. Đó là một tờ báo mà bất kỳ phóng viên nào cũng muốn được làm
  2. ở đó, hoặc chí ít cũng là mơ ước mình được về đó, cống hiến cho nó. Vui quá, ắt có lúc quá đà. Người ta ghen ghét mình, tôi lại thấy sung sướng. Tôi... oai nhất rồi còn gì ! Có ai mới ra trường mà được thế đâu. Mặc kệ sự đời bàn tán xôn xao, tôi cứ ngẩng cao đầu mà đi. Làm ở báo lớn, tất nhiên phải có tư cách của báo lớn rồi. Sinh viên Báo chí nào lúc tốt nghiệp mà chả mang trong mình một lô hoài bão, và những ước vọng trẻ trung. Lại luôn luôn tự hào, mình đi sau nhưng lại được đào tạo tốt hơn, kỹ hơn các anh chị đi trước, nên tất nhiên là sẽ... giỏi hơn họ rồi. Thật là ngốc, đúng là đại ngốc. Nghề báo nó như thế nào, cứ làm rồi sẽ biết. Nhưng
  3. lúc đó thì tôi... chưa biết. Quá ảo tưởng về bản thân, lại đang ở vị trí, tuy chưa là cái đinh gì nhưng cũng là mơ ước của bạn bè, nên tôi có hơi xem thường... thiên hạ. Cho đến một hôm... Vốn ở văn phòng có một anh vào làm trước tôi. Mỗi ngày, tôi đều thấy anh ấy đọc kỹ báo địa phương, và có khi dùng lại những tin ấy nếu đó là tin hay, độc. Tôi nghĩ, anh ấy làm được, tất mình cũng làm được. Chuyện chả có gì khó. Chỉ là đọc rồi... xào lại thôi. Có thánh mới biết. Nhưng lúc ấy, anh chẳng mấy khi đi vắng, nên tôi không có cơ hội, và cũng không dám qua mặt anh để thực hiện âm mưu ấy. Rồi thì cơ hội cũng đến. Anh phải đi công tác xa một tuần. Tôi ở nhà theo dõi tình hình thay anh. Tôi
  4. nghĩ, mình cũng sẽ làm như anh ấy, đọc báo địa phương và lọc tin, chuyển cho văn phòng. Thế là xong. Đơn giản quá. Không mất tí công sức nào, lại được tiếng là thạo tin, nhanh nhạy, bám sát tình hình địa phương. Hôm ấy, báo địa phương có một tin văn hóa rất hay. Tác giả là một chị phóng viên rất giỏi của báo ấy. Và tôi cũng có quen biết chị sơ sơ khi đi làm. Tôi quyết định sẽ... xào lại nó. Ậy, nhưng dù gì thì mình cũng là người đi sau. Phải xin phép chị ấy một tiếng chứ. Tuy anh đồng nghiệp của mình chả xin ai bao giờ, nhưng mình phải... xịn hơn, báo cho họ một tiếng cho họ biết là mình đã dùng lại tin họ trên báo mình, chắc họ sẽ cảm ơn mình thôi. Nghĩ
  5. sao làm vậy, tôi hí hửng nhấc điện thoại gặp chị. Khi chị cầm máy, tôi giới thiệu cho chị tôi là ai, và chị có quen biết với tôi thế nào. Sau khi chị à ờ nhận ra tôi, tôi đi thẳng vào vấn đề luôn. Tôi bảo với chị: "Hôm nay em có đọc báo chị, thấy chị có cái tin hay quá. Em muốn dùng lại tin của chị, không biết ý chị thế nào?". Lúc đó, giọng điệu của tôi vẫn nhơn nhơn vì cho rằng mình đã... quá lịch sự, quá... biết điều rồi, đòi gì nữa chứ. Cho nên, tôi đã không nghe thấy rằng, đầu dây bên kia lặng phắc, không một âm thanh vọng lại. Tôi bắt đầu thấy chột dạ. Một lúc lâu sau, giọng chị đều đều, nhỏ nhẹ cất lên: "Nếu em thấy dùng được thì cứ dùng đi. Không sao đâu". Tôi cảm ơn chị rồi dập
  6. máy. Nhưng không hiểu sao, dập máy rồi, tôi lại ngồi thừ người ra. Mình vừa làm việc gì thế này. Và tôi thấy ân hận kinh khủng. Tôi bắt đầu nhận ra, mình đã đi quá đà rồi. Mình đã quá ngông cuồng, ngạo mạn rồi. Mình là ai chứ, mà dám làm cái việc khó coi đến thế. Và tôi, thấy mình gần như không còn đủ can đảm để đưa lại cái tin đó nữa. Trưa về, nắm vắt tay lên trán. Trong lòng tôi trào lên một sự ân hận và xấu hổ. Tôi quyết định chiều sẽ gọi điện xin lỗi chị. Chiều, tôi gọi đến cơ quan không có chị, tôi xin số điện thoại nhà
  7. chị và gọi về. Chị rất ngạc nhiên khi nhận ra tôi. Chị hỏi tôi gọi cho chị có chuyện gì không? Ngập ngừng, ấp úng, lúng túng, xấu hổ, mãi một lúc sau, tôi mới dám nói với chị rồi tôi muốn xin lỗi chị về chuyện sáng nay, chuyện tôi đã gọi cho chị để xin dùng lại tin của chị. Chị kiên nhẫn lắng nghe lời sám hối của tôi như một người chị bao dung đang lắng nghe một đứa em dại dột. Từ đó, tôi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói "Làm người phải
  8. Đợi cho tôi nói xong, chị dịu dàng nói với tôi rằng: biết mình là ai "Em à, em bây giờ, cũng giống chị lúc mới ra chứ!" trường ngày xưa, cũng nhiệt huyết, yêu nghề như em lúc này vậy. Nhưng em biết không, làm nghề gì cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Phải biết tôn trọng những người đi trước, khiêm tốn, học hỏi từng ngày. Đừng vội tự mãn sớm như thế, vì cuộc đời còn dài lắm. Chị không giận em đâu nhưng chị mong em rút kinh nghiệm. Em hãy cứ làm tin đi, nếu cần thông tin gì thêm chị sẽ cho em. Chị biết em là người có năng lực nhưng theo nghề lâu rồi em sẽ hiểu những điều chị nói hôm nay. Những gì em học, rất khác với những gì em gặp lúc đi làm. Nghề dạy người nhiều thứ lắm. Em phải học cho hết mới có thể trụ lại được
  9. với cái nghề nhọc nhằn, khắc nghiệt này. Có điều, cái quan trọng nhất vẫn là cách cư xử giữa người với người em ạ". Giọng chị nhẹ nhàng là thế, mà tôi lạnh toát sống lưng, mồ hôi ướt áo. Tôi không đủ can đảm để làm cái tin đó cho dù chị rất xởi lởi gửi thêm thông tin cho tôi. Từ đó về sau, tôi thề với lòng mình là sẽ không bao giờ làm chuyện gì dại dột tương tự. Và cũng từ đó, tôi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói "Làm người phải biết mình là ai chứ!". Đến bây giờ, chị và tôi đã là hai chị em tốt của nhau. Chị dạy cho tôi rất nhiều thứ. Tôi học từ chị rất nhiều điều, từ kinh nghiệm làm báo, và kinh nghiệm sống. Nhưng bài học làm quen đầu tiên của tôi với chị, tôi khắc ghi mãi trong lòng. Tôi thấm thía
  10. câu nói: "Núi cao, có núi khác cao hơn". Tôi thấm thía câu nói của một thiên tài âm nhạc: "Năm tôi 20 tuổi: tôi. Năm tôi 30 tuổi: tôi và Mozart. Năm tôi 30 tuổi: Mozart và tôi. Năm tôi 50 tuổi: Mozart". Nghiệm lại, quả không sai chút nào. Với tôi, bài học mà chị dạy lúc mới tập tễnh vào nghề, là bài học nhớ đời, tôi không bao giờ quên và dám quên được.
nguon tai.lieu . vn