Xem mẫu

  1. . BỘ QUỐC PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23 ­­­­­  ­­­­­ BÀI GIẢNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG (Dùng cho giảng dạy sinh viên trình độ Cao đẳng, Trung cấp) 1
  2. Huế, 30  tháng 05 năm 2017 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG DQTV. 1. Trong giai đoạn vận động cách mạng (1930 ­ 1944). Đảng chủ trương tổ chức cơ sở chính trị đi đôi với tổ chức các tiểu đội tự vệ  để  bảo vệ  cơ  sở  chính trị, bảo vệ  cán bộ  cách mạng, hỗ  trợ  quần chúng đấu  tranh đòi dân sinh, dân chủ. Giai đoạn chuẩn bị  khởi nghĩa giành chính quyền  cách mạng (8/1945) các đội du kích Bắc Sơn, Đình Cả, Vũ Nhai lần lượt được ra  đời. Nhiều chiến sĩ du kích ưu tú đã được đứng vào hàng ngũ của Đội Việt Nam   tuyên truyền giải phóng quân. Trong cách mạng tháng 8/1945, lực lượng du kích,  tự vệ đã đóng vai trò chủ yếu hỗ trợ quần chúng tiến hành tổng khởi nghĩa giành  chính quyền 2. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 ­ 1954). Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng   bản là một pháo đài“, lực lượng du kích đã phát triển lớn mạnh không ngừng, đã   thật   sự   là   lực   lượng   nòng   cốt   cho   toàn   dân   đánh   giặc   thực   hiện   thắng   lợi  “trường kỳ kháng chiến”. Lực lượng du kích đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch (70   % tổng số  địch bị  loại), kìm giữ, phân tán buộc địch sa lầy, hỗ  trợ  cho quần  chúng đấu tranh giành độc lập. Chiến tranh du kích đã được hình thành và từng bước phát triển, phong trào  du kích đã được đẩy mạnh hơn bao giờ  hết, nhiều đội du kích trên khắp mọi  miền đất nước của mọi người dân (già, trẻ, gái, trai) đã đánh cho quân Pháp ở  mọi lúc, mọi nơi, làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên. Biết bao chiến   sĩ du kích ưu tú được bổ sung cho quân đội để thành lập các đơn vị chủ lực đầu  tiên. Nhiều đội dân quân đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các đội dân công   phục vụ chiến đấu, phục vụ  chiến dịch. Dân quân ,du kích đã cùng với bộ  đội  chủ lực, bộ đội địa phương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa   cầu. 3. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 ­ 1975). a. Tại miền Nam. Lực lượng Du kích được phát triển từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre  năm  1960   và  không   ngừng  lớn  mạnh   qua  các   giai   đoạn:  Chiến  tranh   đặc   biệt,   Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh với nhiều cách đánh phong  phú với nhiều loại vũ khí sáng tạo. Các đội du kích chính là lực lượng bám dân,  bám địa bàn cơ  sở  giúp cho Bộ  đội chủ  lực, bộ  đội địa phương nắm tình hình  địch, theo dõi các quy luật hoạt động của Mỹ  ­ Ngụy, tổ  chức trinh sát để  có  những kế hoạch chiến đấu giành thắng lợi to lớn. b. Tại miền Bắc.  2
  3. Thực hiện chỉ thị 119 của Ban Bí thư TƯ về tăng cường chỉ đạo xây dựng và  hoạt động của DQTV đã tạo ra chuyển biến trong các cấp, các ngành. Phong   trào DQTV được củng cố  và phát triển cả  về  số  lượng và chất lượng (đạt 10   ­12% theo dân số miền Bắc ). DQTV đã góp phần quan trọng đánh bại âm mưu  thả biệt kích ào ạt của địch, diệt và bắt sống 90% số  vụ  biệt kích địch tung ra  miền Bắc. Trong chiến tranh phá hoại của địch, DQTV đã bắn rơi 400 máy bay,   bắn chìm 1.000 tàu chiến địch, làm nòng cốt trong phong trào phòng không nhân  dân, khắc phục hậu quả  đánh phá của địch bảo đảm giao thông chiến lược,   cùng với công an nhân dân giữ gìn ANCT ­  TT ATXH. 4. Sau ngày thống nhất đất nước. Thực hiện nghị định số 83/CP ngày 05/03/1979 của Thủ tướng Chính phủ về  quân sự hoá toàn dân, vũ trang hoá toàn dân. Tất cả các xã, phường, nhà máy, xí   nghiệp, công nông trường, cơ quan trường học đều được quân sự hoá. Thời kỳ  này, DQTV trên cả  nước có bước phát triển đặc biệt chưa từng có so với các  thời kỳ  trước đó, thể  hiện khá đầy đủ  phương châm “   Vững mạnh và rộng   khắp”.  Trong thời kỳ 1980­1986, nền kinh tế của đất nước có nhiều khó khăn đồng   thời DQTV cũng chậm đổi mới nên nhiều nơi phong trào sa sút nghiêm trọng,  nhưng sau hội nghị toàn quốc bàn về xây dựng DQTV và quân Dự bị vào tháng   7/1989 (thực hiện chỉ  thị  55 Ban Bí  thư  TW, nghị   định 29/ HĐBT,  điều lệ  DQTV), lực lượng DQTV có bước chuyển biến về chất, đang tiếp tục tháo gỡ  những khó khăn và phát triển đi lên.  Năm 1990, 1996, Uỷ  ban thường vụ  Quốc hội đã tiến hành ban hành Pháp  lệnh về DQTV, Chính phủ có nghị định và Bộ Quốc phòng cùng với các Bộ để  ra thông tư hướng dẫn cụ thể thi hành pháp lệnh. Tóm lại: Qua các giai đoạn cách mạng, dưới sự  lãnh đạo của Đảng cộng  sản Việt Nam, DQTV được tổ  chức trên cơ  sở  lực lượng chính trị  của quần  chúng, phong trào có lúc thăng, lúc trầm nhưng nhìn chung vẫn phát triển đi lên,  giai đoạn sau cao và phong phú hơn giai đoạn trước, đã phát huy tác dụng to lớn  trong các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ  Tổ  quốc và trong   công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc. 3
  4.  B. NỘI DUNG GIẢNG DẠY Phần 1. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (DQTV).  I. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng DQTV.  1. Khái niệm. Dân quân tự  vệ  là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất,  công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội   chủ  nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ  Đảng, bảo vệ  chính quyền, bảo vệ  tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn  dân đánh giặc  ở địa phương, cơ  sở  khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ  chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được  tổ  chức  ở  cơ  quan của Nhà nước, tổ  chức chính trị, tổ  chức chính trị  ­ xã hội,   đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là   tự vệ. Nội dung khái niệm. + Vừa có nghĩa vụ xây dựng đất nước vừa có nghĩa vụ  tham gia bảo vệ Tổ  quốc.  + Là một trong các thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ  chức rộng rãi trong phạm vi toàn quốc.  + Đặt dưới sự  lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự  quản lý, điều hành của chính  quyền, sự chỉ huy thống nhất của quân đội mà trực tiếp là cơ quan quân sự địa   phương các cấp.  + Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân, ở  cơ  quan nhà nước, đơn vị  sự  nghiệp, tổ  chức kinh tế, tổ  chức chính trị, tổ  chức   CTXH gọi là tự vệ.  2. Vị trí, vai trò. ­ Dưới sự  lãnh đạo của Đảng, DQTV là một lực lượng chiến lược trong   chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc  bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.  ­ Lực lượng DQTV là một trong những công cụ  để  bảo vệ  độc lập chủ  quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo   vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bởi vì trong tình hình hiện  nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng CNXH   và bảo vệ  Tổ  quốc XHCN. Chúng ta phải đối phó với chiến lược “Diễn biến   hoà bình”, Bạo loạn lật đổ và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ  thù.  Đánh giá về vai trò DQTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói  "DQTV và du kích   là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ   quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức   tường đó thì địch nào cũng phải tan rã”.  4
  5.  3. Nhiệm vụ (6 nhiệm vụ). ­  Sẵn  sàng  chiến  đấu,  chiến  đấu  và  phục  vụ  chiến  đấu  để   bảo vệ   địa  phương, cơ  sở; phối hợp với các đơn vị  bộ  đội biên phòng, hải quân, cảnh sát  biển và lực lượng khác bảo vệ  chủ  quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ  quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam. ­ Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng  khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền QPTD, khu vực phòng thủ; giữ  gìn an  ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ  Đảng, chính quyền, bảo vệ  tính   mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. ­ Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,  tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ  môi trường và  nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.  ­ Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ  trương, đường lối, chính  sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về  quốc phòng, an ninh; tham gia xây   dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế ­ xã hội tại địa  phương, cơ sở.  ­ Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.  ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. (Luật DQTV quy định DQTV có 6 nhiệm vụ, so với Pháp lệnh năm 2004 –   NĐ 184 thêm 1 nhiệm vụ  (nhiệm vụ  5). Các nhiệm vụ  còn lại được quy định   đầy đủ, chặt chẽ hơn và sát với yêu cầu các nhiệm vụ của DQTV) II. Nội dung, biện pháp xây dựng, quản lý, cơ chế lãnh đạo, điều hành.  1. Nội dung xây dựng lực lượng DQTV.   1.1. Thành phần, tỷ lệ, tổ chức biên chế, trang bị.     1.1.1. Về thành phần: Gồm có hai lực lượng chính: Lực lượng DQTV nòng  cốt (lực lượng chiến đấu) và lực lượng DQTV rộng rãi (lực lượng phục vụ   chiến đấu).   Lực lượng DQTV nòng cốt bao gồm:  ­ DQTV Bộ binh gồm: lực lượng cơ động và tại chổ. ­ DQTV Binh chủng gồm: phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông  tin, phòng hoá, y tế.  ­ DQTV Biển (đối với vùng biển) gồm: lực lượng cơ động và lực lượng tại   chỗ.  ­ LLTT: Đối với xã thuộc địa bàn trọng điểm có yêu cầu chiến đấu cao thì   được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực.  ­ Thời hạn của DQTV nòng cốt là 4 năm (điều 10, Luật DQTV).   Lực lượng DQTV rộng rãi. ­ Gồm cán bộ, chiến sỹ  DQTV nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ  DQTV và  công dân trong độ tuổi quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45, nữ từ đủ 18 đến hết  40 tuổi).  ­ Lực lượng này luôn sẵn sàng phát triển nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm  vụ, phòng thủ  trên địa bàn tỉnh (TP) hoặc khi có chiến tranh. Đây là nguồn bổ  5
  6. sung cho lực lượng nòng cốt khi cần thiết, được sắp xếp thành các đơn vị   ở  thôn, bản, khu phố, trong các xí nghiệp, doanh nghiệp.    1.1.2. Tỷ lệ. ­ Căn cứ  vào dân số, địa bàn, bố  trí dân cư, yêu cầu nhiệm vụ  QP­AN, QS,   tình hình ANCT, KT­ VH­XH từng thời kỳ và khả  năng bảo đảm kinh phí cho  DQTV huấn luyện, hoạt động làm cơ  sở để  các địa phương xác định tỷ  lệ  cho   phù hợp.  ­ Định hướng chung về tỷ lệ.  + Cấp quân khu và tỉnh đạt từ 1,2% đến 1,8% dân số.  + Cấp huyện đạt từ 1,4 đến 2% dân số. + Cấp xã tuỳ theo số dân để xác định tỷ lệ phù hợp theo quy định.  (Điều 11   Luật DQTV).   ­ Đối với dân quân, hằng năm số  tuyển chọn để  kết nạp mới phải tương  ứng với số đó hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra.     1.1.3. Tổ chức và qui mô tổ chức. * Tổ  chức: Tổ, Tiểu đội (Khẩu đội), Trung đội, Đại đội (Hải đội), Tiểu   đoàn (Hải đoàn).   * Quy mô tổ chức (Điều 18, luật DQTV). ­ Cấp Thôn: Tổ chức Tổ, Tiểu đội, Trung đội dân quân tại chỗ.  ­ Cấp xã: tổ  chức Trung đội dân quân cơ  động. Theo yêu cầu nhiệm vụ  có  thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, công binh, phòng hoá, y tế.  + Các xã trọng điểm về QP­AN tổ chức tiểu đội dân quân thường trực trong   trung đội dân quân cơ động của xã.  + Các xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển.  ­ Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự  vệ. Cơ  quan, tổ  chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ  chức tiểu đội, trung đội,  hải đội, hải đoàn tự vệ biển.  ­ Cấp huyện: Trên cơ  sở  các đơn vị  DQTV quy định tại các điểm a, b và c  khoản này, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên địa bàn cấp huyện có thể tổ chức   đại đội DQTV cơ  động, trung đội DQTV phòng không, pháo binh, trung đội   DQTV luân phiên thường trực.  ­ Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình cụ thể của các   doanh nghiệp nhà nước đứng chân trên địa bàn để  tổ  chức các tiểu đoàn tự  vệ  bộ binh và các đại đội tự vệ pháo phòng không. Các thành phố lớn tổ chức lực  lượng pháo phòng không DQTV, các binh chủng khác tổ chức cấp đại đội.  + Đối với doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước quy mô tổ  chức từ tiểu đội đến trung đội. Trường hợp mở rộng quy mô lực lượng DQTV   ở các trạng thái và các tình huống do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.  + Các loại hình doanh nghiệp nếu có quy mô lao động phù hợp, được giao   nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo kế hoạch của cơ quan quân sự  địa phương  thì có trách nhiệm tổ chức lực lượng tự vệ (Điều 19 luật DQTV).     1.1.4. Chức vụ chỉ huy cơ bản của DQTV (Điều 20, luật DQTV). * Chỉ huy đơn vị DQTV gồm: 6
  7. + Tiểu đội trưởng (Khẩu đội trưởng) + Trung đội trưởng + Đại đội trưởng (Hải đội trưởng), Chính trị viên đại đội (Chính trị viên hải   đội).  + Tiểu đoàn trưởng (Hải đoàn trưởng), Chính trị  viên Tiểu đoàn (Chính trị  viên hải đoàn).  * Chỉ huy quân sự ở cơ sở gồm:  + Thôn đội trưởng + Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cấp xã + Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở + Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS Bộ, ngành Trung ương    1.1.5. Cơ cấu biên chế (Điều 21 – 24 Luật DQTV). ­  Thôn đội:  Có nhiệm vụ  tham mưu và tổ  chức thực hiện công tác quốc  phòng, quân sự  địa phương  ở  thôn, quản lý, chỉ  huy trực tiếp dân quân thuộc   quyền. Chịu sự  lãnh đạo của cấp uỷ  Đảng, sự  chỉ  đạo, chỉ  huy trực tiếp của   Ban CHQS cấp xã và phối hợp với Trưởng thôn, Công an viên và tổ chức, đoàn   thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ QP­AN ở thôn.  + Trung đội trưởng cơ  động cấp xã thường do Thôn đội trưởng  ở  thôn nơi  đặt trụ sở hoặc gần trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm.  + Đối với thôn có tổ  chức cấp trung đội, cấp tiểu đội hoặc tổ  dân quân tại  chỗ, chức danh Trung đội trưởng hoặc tiểu đội trưởng hoặc tổ trưởng dân quân   tại chỗ do Thôn đội trưởng kiêm nhiệm.  + Các tiểu đội dân quân trong trung đội dân quân tại chỗ được bố trí các tiểu  đội trưởng dân quân tại chỗ (Khoản 4, 5 Điều 16 Thông tư số 85/2010/TT­BQP   quy định).  ­ Ban CHQS cấp xã gồm: Chỉ huy trưởng là thành viên UBND cấp xã/, Chỉ  huy phó/ CTV phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng chỉ huy phó ban CHQS cấp  xã do chính phủ  quy định  (Điều 21 Luật DQTV).  Ban CHQS cấp xã có chức  năng và nhiệm vụ sau đây: + Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, UBND cấp xã lãnh đạo, chỉ  đạo, điều hành   thực hiện nhiệm vụ  quốc phòng, quân sự   ở  cơ  sở. Đăng ký, quản lý công dân  trong độ  tuổi thực hiện nghĩa vụ  tham gia DQTV, công dân nam trong độ  tuổi   sẵn sàng nhập ngũ. Tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng Dự  bị  động viên theo quy định của pháp luật.  + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự  ở  cơ  sở, kế  hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân,   kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu, kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia   xây dựng kế  hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ  quốc phòng, an ninh  ở  cơ  sở.  + Chủ trì phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc   phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và  chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.  7
  8. + Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể  tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an   ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ  chức lực lượng dân quân, dự  bị  động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách   hậu phương quân đội.  + Tổ  chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ  huy  dân quân được thực hiện theo nhiệm vụ (quy định tại Điều 8 của Luật DQTV).  + Tổ  chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử  dụng vũ khí, trang bị  của các  đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật.  + Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng  yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.  + Giúp UBND cấp xã kiểm tra, sơ  kết, tổng kết công tác QP, quân sự  địa  phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.   ­  Ban CHQS cơ  quan, tổ  chức  ở  cơ  sở  gồm: Chỉ  huy trưởng, Chính trị  viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Ban CHQS cơ quan,   tổ chức ở cơ sở có chức năng nhiệm vụ:  + Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo,   chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức mình; đăng ký, quản   lý tự  vệ  tại cơ  quan, tổ  chức, thực hiện công tác tuyển quân và quản lý lực   lượng DBDV dưới sự  chỉ   đạo của cơ  quan quân sự  địa phương; thực hiện   nhiệm vụ  giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và  người lao động trong cơ quan, tổ chức; thực hiện chính sách hậu phương QĐ.  + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác QP, QS của cơ quan,   tổ  chức; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của tự  vệ; kế  hoạch bảo vệ cơ quan, tổ chức; kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm  hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến  nhiệm vụ QP­AN ở cơ sở.  + Giúp người đứng đầu cơ  quan, tổ  chức triển khai thực hiện kế  hoạch   động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹ thuật và cơ  sở  vật chất khác  theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ  sở  vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ  QP, quân sự  tại  địa phương nơi đặt trụ sở.  + Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho  tự  vệ; chỉ  huy tự  vệ  thực hiện nhiệm vụ  theo quy định tại Điều 8 của Luật   DQTV.  + Tổ  chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử  dụng vũ khí, trang bị  của các  đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật.  + Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công  tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chức và hoạt động của tự vệ thuộc quyền.  ­ Ban CHQS bộ, ngành Trung ương: gồm Chỉ huy trưởng (là người đứng  đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu ở  bộ, ngành Trung ương kiêm nhiệm),   Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Ban CHQS  bộ, ngành Trung ương có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:  8
  9. + Tham mưu cho Ban cán sự  Đảng, Đảng đoàn, cấp uỷ  Đảng, người đứng  đầu Bộ, ngành Trung  ương lãnh đạo, chỉ  đạo về  công tác GDQP toàn dân cho   cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan đơn vị thuộc  bộ  ngành quản lý; phối hợp với BQP, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ  quan   liên quan khác tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng ­ an ninh cho   các đối tượng... theo quy định của pháp luật.  + Tham mưu cho Ban cán sự  Đảng, Đảng đoàn, cấp uỷ  Đảng, người đứng  đầu Bộ, ngành Trung  ương về  kết hợp chặt chẽ  giữa phát triển KT­XH với   tăng cường QP­AN, thẩm định các kế hoạch, quy hoạch và dự án phát triển KT­ XH liên quan đến QP­AN theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ  phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ động viên quốc phòng. + Tham mưu cho Ban cán sự  Đảng, Đảng đoàn, cấp uỷ  Đảng, người đứng  đầu bộ, ngành TƯ phối hợp với BQP , các bộ, ngành và địa phương có liên quan   xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế  trận quốc phòng toàn dân gắn với thế  trận ANND, xây dựng cơ quan đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, tham gia xây   dựng cấp tỉnh thành khu vực phòng thủ  vững chắc; phối hợp và chỉ  đạo diễn  tập khu vực phòng thủ thuộc lĩnh vực bộ, ngành quản lý.  + Chỉ  đạo các cơ  quan đơn vị  thuộc bộ, ngành phối hợp chặt chẽ  với cơ  quan quân sự  địa phương thực hiện công tác tổ  chức, huấn luyện, hoạt động  của lực lượng tự vệ, xây dựng và huy động lực lượng DBDV, tuyển quân, tham   gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, phối hợp với cơ quan quân sự  địa   phương chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và  sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền.  + Chủ  trì hoặc phối hợp với quân khu, Bộ  CHQS cấp tỉnh tổ  chức hội thi,   hội thao, diễn tập cho LLTV thuộc bộ, ngành mình theo sự chỉ đạo của BQP.  + Thực hiện công tác chính trị, công tác thi đua, khen thưởng về  công tác  nhiệm vụ QS, quân sự, giáo dục QP­AN , phòng thủ dân sự và công tác tự vệ.  + Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với cơ quan quân sự địa   phương xây dựng kế  hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ  thuật tại chỗ  đáp  ứng yêu  cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của Bộ, ngành.  + Giúp người đứng đầu bộ, ngành Trung  ương phối hợp với các cơ  quan  chức năng của Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết rút  kinh nghiệm về công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục QP­AN, phòng thủ dân  sự và công tác tự vệ. (Điều 19 Nghị định số 58/2010/NĐ­CP quy định).    1.1.6. Vũ khí trang bị của DQTV(Điều 31, Luật DQTV). ­ DQTV được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật.  ­ Việc trang bị, chế  độ  đăng ký quản lý, sử  dụng vũ khí công cụ  hỗ  trợ  và  phương tiện kỹ thuật của DQTV theo quy định của pháp luật. BQP đã ban hành  Thông tư số 99/2010/TT­BQP ngày 19/7/2010 về trang bị, đăng ký và quản lý vũ  khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng DQTV.  ­ Vũ khí trang bị  cho DQTV từ  các nguồn: do Bộ  Quốc phòng cấp, các địa   phương tự chế tạo hoặc thu được của địch. Song dù từ nguồn nào, vũ khí trang  9
  10. bị  đó cũng đều là tài sản của nhà nước giao cho DQTV quản lý. Do vậy, phải  được: + Đăng ký, quản lý, bảo quản chặt chẽ; sử dụng đúng mục đích và đúng quy   định của pháp luật.  + Cơ  quan quân sự  có thẩm quyền phải có quyết định biên chế, trang bị  và   cấp giấy phép sử dụng tới từng đơn vị, cá nhân.  + Vũ khí, trang bị đó phải được quản lý tập trung tại trụ sở cấp xã, nơi làm   việc của Ban CHQS cơ  quan, phải bảo dưỡng thường xuyên và có tủ  sắt cất   giữ, cơ quan quân sự  các cấp tăng cường công tác kiểm tra vũ khí trang bị  của  DQTV.    1.2. Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự (Điều 34, Luật DQTV).    1.2.1. Giáo dục chính trị. ­ Mục đích: Nhằm làm cho mọi người nâng cao nhận thức về  chính trị, lập   trường tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng. Trên cơ sở đó phát   huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ, bảo vệ  quê  hương, làng xóm, địa phương, đơn vị mình. ­ Nội dung giáo dục cần tập trung:  + Không ngừng tăng cường bản chất cách mạng và ý thức giác ngộ giai cấp  cho cán bộ, chiến sỹ  DQTV, trên cơ  sở  đó, thường xuyên nâng cao cảnh giác   cách mạng, nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.  + Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ  nghĩa; mục tiêu lý tưởng của Đảng. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà đảng  và nhân dân ta lựa chọn; quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ củng cố  quốc phòng ­ an ninh, chống "DBHB” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch:   công tác quân sự địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.  + Một số  nội dung cơ  bản về  hiến pháp, pháp luật, luật DQTV, nội dung  phương pháp tiến hành vận động quần chúng...  ­ Thời gian, phương pháp tổ chức giáo dục chính trị: + Trong thời bình, giáo dục theo kế  hoạch hàng năm, gắn với huấn luyện  quân sự.  + Khi cần thiết hoặc có chiến tranh, thời gian giáo dục chính trị  có thể  kéo   dài từ hai đến sáu tháng liên tục theo chương trình, nội dung, giáo trình, tài liệu   huấn luyện do Bộ Quốc phòng quy định.  + Thời gian giáo dục chính trị khoảng 15% đến 20% so với tổng số thời gian   huấn luyện chung của lực lượng DQTV.     1.2.2. Huấn luyện quân sự. ­ Hàng năm lực lượng DQTV được huấn luyện theo nội dung chương trình   do Bộ Quốc phòng quy định chung, các nội dung phù hợp và sát với cơ sở do chỉ  huy quân sự địa phương các cấp xác định cụ thể.  ­ Mục đích nhằm nâng cao kiến thức về quân sự cho lực lượng DQTV. Sẵn   sàng đáp  ứng với yêu cầu nhiệm vụ  tác chiến trong chiến tranh bảo vệ  Tổ  quốc, bảo vệ thôn, xóm, làng xã, bảo vệ AN chính trị, trật tự an toàn xã hội.  10
  11. ­ Thời gian huấn luyện QS khoảng 80 ­ 85% thời gian quy định, trong đó kỹ  thuật các quân binh chủng 35%, các nội dung hậu cần, quân y khoảng 10%. Cụ  thể:  + DQTV năm thứ nhất: 15 ngày. + DQTV cơ  động, DQTV biển, DQTV phòng không, pháo binh, công binh,  trinh sát, thông tin, phòng hoá, y tế: 12 ngày. + DQTV tại chỗ: 7 ngày. + Dân quân thường trực: 60 ngày.  ­ Sau mỗi khoá huấn luyện, DQTV đều phải kiểm tra và được cấp giấy   chứng nhận theo phân cấp quản lý.    1.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ DQTV. ­ Vị trí vai trò: cán bộ DQTV là người trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành  mọi hoạt động và chỉ  huy lực lượng DQTV chiến đấu và phục vụ  chiến đấu,   giữ vững ANCT và TT ATXH ở địa phương, cơ sở.  ­ Nội dung yêu cầu: Hàng năm đội ngũ cán bộ trong lực lượng DQTV được  đào tạo bồi dưỡng chính trị, quân sự, chuyên môn kỹ  thuật, pháp luật theo  chương trình dài hạn, ngắn hạn để nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt.  ­ Đối tượng bồi dưỡng và tập huấn.  + Chính trị  viên xã đội, xã đội trưởng và xã đội phó đã qua đào tạo xã đội,  cán bộ  chuyên trách công tác QP, QS  ở  cơ  quan, tổ  chức, được tập huấn theo   chương trình quy định tại trường quân sự cấp tỉnh, thời gian 10 ngày.  + Cán bộ chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn DQTV bộ binh, cán bộ  tiểu đội, trung đội binh chủng, cán bộ  kiêm nhiệm công tác QP, QS ở cơ  quan,   tổ chức, thôn đội trưởng được tập huấn theo chương trình quy định tại cơ quan  quân sự cấp huyện, thời gian 7 ngày.  +   Sau  khi   hoàn  thành   chương  trình   huấn  luyện   được   kiểm  tra   cấp  giấy   chứng nhận.    1.4. Tổ chức lãnh đạo, chỉ huy của DQTV.  Nắm vững cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự  làm tham mưu và chỉ huy lực lượng thuộc quyền”. Nghĩa là ở từng địa phương,  từng đơn vị  cơ  sở, tổ  chức hoạt động của lực lượng DQTV phải đặt dưới sự  lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý nhà nước và điều hành của chính quyền  địa phương các cấp, sự  chỉ  huy của Ban CHQS cơ sở và cơ  quan quân sự  cấp  trên.    1.5. Chế độ chính sách đối với DQTV (Điều 43 – 51 Luật DQTV).  DQTV vừa là dân, vừa là quân, không thoát ly sản xuất, hoạt động tại chỗ là  chính, việc chăm lo tinh thần vật chất, do từng địa phương xã, phường, các đơn  vị cơ sở thuộc các ngành nhà nước đảm nhiệm là chủ yếu. Nhưng để bảo đảm  quyền lợi tối thiểu, Nhà nước có một số chế độ chính sách đối với DQTV như:  + Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ, chỉ huy DQTV do   Chính phủ qui định.  11
  12. + Cán bộ, chiến sỹ  DQTV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ  theo m ệnh   lệnh của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp bằng ngày công lao động theo   mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.  + Cán bộ  chiến sỹ  DQTV nòng cốt được miễn nghĩa vụ  lao động công ích  hàng năm. Trong khi huấn luyện, cán bộ, chiến sỹ  DQTV chưa tham gia bảo   hiểm y tế nếu bị  ốm đau, tai nạn hoặc bị chết thì được hưởng các tiêu chuẩn   như người tham gia đóng bảo hiểm xã hội.  2. Một số biện pháp xây dựng DQTV trong giai đoạn hiện nay.    2.1. Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ  trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DQTV.  ­ Xuất phát từ  vai trò của giáo dục nhằm nâng cao trình độ  mọi mặt của   DQTV. Từ  yêu cầu, nhiệm vụ  bảo vệ Tổ quốc đặt ra những yêu cầu mới rất   nặng nề. Từ âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù..  ­ Nội dung giáo dục.  + Thường xuyên giáo dục quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược XD và    bảo vệ  Tổ  quốc   trong tình hình mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi   người đối với nhiệm vụ QP­AN. + Cần tập trung phổ biến luật DQTV.  + Nghị  định, thông tư  về  thi hành luật DQTV cho các cấp uỷ  Đảng, chính   quyền, đoàn thể nhân dân, để mọi người, mọi tổ chức nhận thức đúng về công  tác xây dựng lực lượng DQTV. Đó là cơ  sở  để  huy động sức mạnh của toàn  dân, của cả  hệ  thống chính trị  tham gia xây dựng DQTV, làm cho công tác  DQTV trở thành việc làm thường xuyên của dân, do dân, vì dân.     2.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn, địa phương trong xây  dựng lực lượng DQTV. ­ Xây dựng lực lượng DQTV là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và  của toàn dân, nhưng trước hết là trách nhiệm của địa phương: tỉnh (TP), huyện   (quận), xã (phường).  ­ Xây dựng lực lượng DQTV phải được kết hợp với các hoạt động phục vụ  nhiệm vụ QP–AN tại địa phương. Một mặt thông qua hiệu quả hoạt động phát  hiện các ưu điểm, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng  mọi mặt của các đơn vị DQTV.  ­ Mặt khác, có tác dụng kiểm tra và thúc đẩy trách nhiệm của các cấp, các  ngành ở địa phương đối với xây dựng DQTV.  ­ Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và hoạt động của DQTV. Kết   hợp lực lượng DQTV với các thành phần lực lượng khác nhất là lực lượng an   ninh chuyên trách, trong xây dựng thế trận quốc phòng ­ an ninh trên địa bàn, từ  đó nâng cao chất lượng hoạt động, chiến đấu và công tác.    2.3. Xây dựng lực lượng DQTV gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn  diện.  12
  13. ­ Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện là xây dựng địa phương vững mạnh  trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có một nội dung  quan trọng là xây dựng về QP­AN.  ­ Trong quá trình CNH – HĐH, nội dung quốc phòng làm tốt sẽ bảo đảm sự  ổn định ở cơ  sở, tạo điều kiện cho nhân dân lao động sản xuất thực hiện mục  tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ  văn minh, góp phần xây   dựng các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện.  ­ Ngược lại, cơ sở vững mạnh toàn diện là môi trường xã hội có tính quyết  định đến xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh; là hậu phương trực tiếp vững  chắc của lực lượng DQTV chiến đấu ở  cơ  sở, bảo đảm cho lực lượng DQTV  luôn sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.     2.4. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ  các chế  độ  chính sách của Đảng và   Nhà nước đối với lực lượng DQTV.  ­ Chế  độ  chính sách có ý nghĩa rất lớn, thể  hiện sự  quan tâm chăm sóc của   Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với lực lượng DQTV.  ­ Trước mắt, cần phối hợp các ban ngành tổ chức hướng dẫn, thực hiện tốt   chế độ, chính sách, chế độ khen thưởng, ngân sách bảo đảm trong tổ chức huấn   luyện, hoạt động của lực lượng DQTV đã được luật DQTV và Nghị  định của  chính phủ số 184/CP ngày 02/11/ 2004 quy định.   Phần 2. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN (DBĐV). I. Khái niệm, vị trí vai trò, quan điểm nguyên tắc   1. Khái niệm:  Lực lượng DBĐV gồm quân nhân dự  bị và  phương tiện kĩ   thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội  nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố góp phần quyết định sự thắng lợi trong  chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.  ­ Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ  sĩ quan, binh sĩ dự bị.  ­  Phương tiện kĩ thuật  gồm phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ,  thông tin liên lạc, y tế  và một số  phương tiện khác. Danh mục phương tiện kĩ  thuật do Chính phủ quy định (Pháp lệnh về Lực lượng DBĐV năm 1996). Quân nhân dự  bị, phương tiện kĩ thuật trong kế  hoạch biên chế  cho lực  lượng thường trực của quân đội, thông qua các đơn vị DBĐV. Trong thời bình,  lực lượng DBĐV được đăng kí, quản lí, huấn luyện theo chương trình quy định  và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.   2. Vị trí, vai trò công tác xây dựng lực lượng DBĐV.  ­ Công tác xây dựng và huy động lực lượng DBĐV giữ  vị trí rất quan trọng  trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.  ­ Là một trong những nhiệm vụ  cơ  bản nhất góp phần xây dựng tiềm lực,   thế  trận QPTD, thế  trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ  sung, mở  rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất nước sang trạng thái chiến  tranh.  13
  14. ­ Lực lượng DBĐV phối hợp chặt chẽ với DQTV, công an... làm tăng thêm  sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ, bảo đảm sự  vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phương, cơ sở.  ­ Công tác xây dựng lực lượng DBĐV là biểu hiện quán triệt quan điểm về  sự  kết hợp chặt chẽ  hai nhiệm vụ  chiến l ược trong xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, sự  kết hợp chặt chẽ  giữa nhiệm vụ  xây dựng, phát triển kinh tế  với   nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.  ­ Lực lượng DBĐV được xây dựng để  bổ  sung cho lực lượng thường trực  của quân đội.  ­ Lực lượng DBĐV được xây dựng tốt sẽ  làm nòng cốt cho cả  xây dựng,  phát triển kinh tế ­ xã hội và cả trong thực hiện chiến lược QP, AN bảo vệ Tổ  quốc.  II. Nội dung xây dựng lực lượng DBĐV.  1. Nội dung xây dựng.   1.1. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV.    1.1.1. Tạo nguồn. * Quân nhân dự bị gồm: ­ Sĩ quan dự bị:  + Sĩ quan xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành. + HSQ hoàn thành NVQS và qua đào tạo chương trình SQDB. + Những người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ và qua đào tạo chương trình SQDB. ­   Quân  nhân  chuyên   nghiệp  dự  bị  là  những  QNCN   xuất  ngũ,  phục   viên,  chuyển ngành ­ Hạ sĩ quan, Binh sĩ dự bị là những Quân nhân đã hoàn thành NVQS. ­ Quân nhân dự bị hạng 2: + Công dân Nam từ 26 tuổi trở lên mà chưa thực hiện NVQS. + Công dân Nữ có chuyên môn mà quân đội cần (ngành Y tế, bưu điện…) * Phương tiện kĩ thuật (Điều 2, 4, Pháp lệnh DBĐV). ­  Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích  quốc gia, Nhà nước  điều động, trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ  thuật thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức. ­ Phương tiện vận tải: Các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt,  đường, thủy, đường không. ­ Phương tiện làm đường: các loại xe ben, xe gạt, xe lu …. ­ Phương tiện xếp dỡ: các loại xe cẩu, cần cẩu ….  ­ Phương tiện thông tin liên lạc, y tế và một số loại phương tiện khác.    1.1.2. Đăng ký quản lý nguồn. Việc đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV phải có kế  hoạch thường xuyên,  chặt chẽ và chính xác, đăng ký quản lý cả con người và phương tiện kỹ thuật.  ­ Đối với quân nhân dự bị, được tiến hành đăng ký, quản lý tại nơi cư trú, do  Ban CHQS xã (phường), Ban CHQS huyện (quận, thị  xã, thành phố  trực thuộc  tỉnh) thực hiện. Đăng kí quản lí phải chính xác theo từng chuyên ngành quân sự,  14
  15. độ tuổi, loại sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hoá, nhận thức về chính   trị, trình độ hiểu biết về quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ.  ­ Đối với phương tiện kỹ  thuật, phải đăng ký, quản lý chính xác thường  xuyên cả số lượng, chất lượng, tình trạng kỹ thuật của từng phương tiện. Tuy  nhiên có một số loại phương tiện kỹ thuật, cơ quan QS phải đăng ký trực tiếp  (phương tiện đường sắt, đường không).   1.2. Tổ chức, biên chế đơn vị DBĐV. ­ Đơn vị biên chế thiếu (TH): là đơn vị được tổ chức đủ  các đầu mối đơn   vị thuộc quyền theo quy định biên chế thời chiến, trong đó chỉ có một hoặc một   số đơn vị biên chế đủ quân để sẵn sang chiến đấu, các đơn vị còn lại biên chế  khung thường trực hoặc dự  nhiệm một số  cán bộ  chỉ  huy, cơ  quan chủ  chốt.   Được dự trữ đủ VKTB theo quy định biên chế thời chiến ­ Đơn vị  biên chế  khung thường trực (KTT): là đơn vị  được tổ  chức đủ  các đầu mối đơn vị  chính, nhưng chỉ  biên chế  một số  ít cán bộ  và nhân viên  chuyên môn kỹ  thuật, nghiệp vụ  chủ  chốt thuộc lực lượng thường trực cùng  một số VKTB, PTKT (số VKTB, PTKT còn lại được dự trữ theo phân cấp).  ­ Đơn vị  không có khung thường trực (KKTT):  là đơn vị  có phiên hiệu  trong tổ  chức quân đội nhưng không biên chế  khung mà chỉ  dự  nhiệm một số  cán bộ chỉ huy, cơ quan và nhân viên CMKT chủ chốt. Số cán bộ, nhân viên này   làm việc thường xuyên theo chức trách  ở  đơn vị, cơ  quan minhg nhưng hang   năm được bố  trí thời gian để  học tập, quản lý và xây dựng đơn vị  DBĐV. Dự  trữ VKTB do cấp trên đảm nhiệm. ­ Đơn vị  xây dựng mới (XDM): là đơn vị  chưa có kế  hoạch xây dựng từ  thời bình, được tổ  chức theo yêu cầu phát triển của chiến tranh. Ngoài lực  lượng DBĐV thuộc lực lượng dự  trữ, còn được tiếp nhận bổ  sung một phần   lực lượng thường trực của các đơn vị quân đội khác để xây dựng ­ Đơn vị chuyên môn dự  bị (CM): là đơn vị do các Bộ, ngành, UBND cấp  tỉnh xây dựng theo chỉ  tiêu kế  hoạch được giao từ  thời bình để  giao cho lực   lượng thường trực của Quân đội khi có lệnh động viên. Cán bộ, chiến sĩ, nhân  viên chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ được  ưu tiên tuyển chọn trong số  QNDB   và PTKT của các cơ sở thuộc Bộ, ngành hoặc UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ xây  dựng đơn vị chuyên môn dự bị. Vũ khí do Bộ Quốc phòng dự trữ. * Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị DBĐV:  ­ Sắp xếp người có trình độ  chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kĩ thuật  phù   hợp  với  chức  danh biên  chế,  nếu thiếu  thì  sắp  xếp  người có   trình  độ  chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kĩ thuật tương ứng.  ­ Sắp xếp quân nhân dự bị hạng một tr ước, nếu thiếu thì sắp xếp quân nhân  dự bị hạng hai.  ­ Sắp xếp những quân nhân dự bị cư trú gần nhau vào cùng đơn vị. Kết hợp  giữa đúng chuyên môn quân sự với gần, gọn địa bàn động viên, trong đó lấy đúng   chuyên nghiệp quân sự là chính * Đối với phương tiện kỹ thuật được sắp xếp vào đơn vị DBĐV. 15
  16. Phải có tính năng tác dụng và tiêu chuẩn kỹ  thuật phù hợp với yêu cầu sử  dụng trong biên chế  của từng đơn vị  quân đội, trường hợp không có phương   tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử dụng thì được sắp xếp phương tiện kỹ thuật   tương ứng.  Chú ý: Theo quy định của Bộ QP thì QNDB và PTKT khi sắp xếp vào đơn vị  DBĐV phải có tỉ lệ dự phòng thích hợp.   1.3. Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự , diễn tập, kiểm tra.    1.3.1. Giáo dục chính trị:  ­ Mục đích: Giáo dục chính trị  là nhiệm vụ  hàng đầu trong xây dựng lực l ­ ượng DBĐV.  ­ Nội dung giáo dục cần tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của  Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh  nhân dân, xây dựng lực lượng DBĐV, âm mưu thủ  đoạn của kẻ  thù đối với  cách mạng, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.     1.3.2. Huấn luyện quân sự. Theo phương châm “Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng  tâm, trọng điểm”.  ­ Nội dung huấn luyện gồm kĩ thuật bộ  binh, binh chủng; chiến thuật từng  người đến cấp đại đội, công tác hậu cần, băng bó cứu thương và hoạt động  chống "Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.  ­ Tổ chức phương pháp: Có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị  DBĐV   hoặc phân tán tại các địa phương, cơ  sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt  những phương pháp huấn luyện thích hợp sát đối tượng, sát thực tế.    1.3.3. Diễn tập. Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho lực lượng DBĐV, đáp ứng yêu cầu   sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Diễn tập thường được tiến hành cuối   năm hoặc sau khoá huấn luyện. Sau diễn tập sẽ  rút ra được những  ưu điểm,   khuyết điểm của các cấp, có kế  hoạch huấn luyện bổ  sung nâng cao trình độ  cho từng đơn vị và từng QNDB.    1.3.4. Kiểm tra. ­ Là một trong những biện pháp giúp lãnh đạo và chỉ huy các cấp nắm được  thực trạng việc tổ chức xây dựng và chuẩn bị huy động các đơn vị DBĐV để có   chủ  trương, biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy việc tổ  chức thực hiện nhiệm   vụ các cấp. ­  Theo quy định của Bộ  trưởng Bộ  Quốc Phòng, thủ  trưởng hoặc cơ  quan  chức năng cấp trên thực hiện việc kiểm tra cấp dưới vào những thời gian nhất   định hoặc vào bất kì thời gian nào. Lãnh đạo, chỉ huy từng cấp quyết định việc   tổ chức kiểm tra công tác xây dựng LLDBĐV của cấp dưới. Bộ trưởng Bộ QP  hoặc Tổng tham mưu trưởng kiểm tra công tác xây dựng lực lượng DBDV đối  với các bộ, cơ  quan ngang bộ, cơ  quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các  đơn vị trong cả Nước. Chỉ huy trưởng cơ quan QS cấp tỉnh, huyện giúp chủ tịch  UBND cấp mình kiểm tra việc xây dựng lực lượng DBĐV ở  địa phương mình  16
  17. (trừ  những đơn vị, cơ  sở  có nhiệm vụ  xây dựng lực lượng DBĐV do cấp Bộ  giao).    1.4. Bảo đảm hậu cần, TBKT và tài chính cho việc xây dựng lực lượng   DBĐV. ­ Vật chất, kinh phí là một yếu tố  quan trọng để  bảo đảm xây dựng lực   lượng DBĐV gồm vũ khí, trang bị, hậu cần, kỹ thuật, tài chính.  ­ Yêu cầu vật chất, kinh phí cho xây dựng, huấn luyện lực lượng DBĐV  phải có số lượng đảm bảo đúng mức, đủ để triển khai khi xây dựng lực lượng  DBDV. ­ Hàng năm Chính phủ giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa  phương. Trên cơ  sở  chỉ  tiêu được giao, các đơn vị  lập kế  hoạch cho công tác  bảo đảm xây dựng lực lượng DBĐV. ­ Trong tình hình hiện nay cần quán triệt phương châm: Trung  ương và địa  phương, Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo xây dựng lực lượng DBĐV. III. Một số biện pháp xây dựng lực lượng DBĐV. ­ Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị  trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng DBĐV. ­ Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự  và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.  ­ Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ  quan và đội ngũ cán bộ  làm công tác xây dựng lực lượng DBĐV.  ­ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nư­ ớc đối với lực lượng DBĐV.  Phần 3. ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG (CNQP) I. Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu động viên CNQP.   1. Khái niệm: Động viên CNQP là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực  sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội của doanh nghiệp công nghiệp ngoài  lực lượng quốc phòng. ­ Mục đích: Nhằm huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địa  phương,... phục vụ  cho quốc phòng, nhằm giành thế  chủ  động, bảo toàn, phát  huy tiềm lực mọi mặt của quốc gia, duy trì,  ổn định sản xuất và đời sống của  nhân dân, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ  trong mọi tình huống, bảo  vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.  ­ Nội dung.  + Động viên CNQP được chuẩn bị từ thời bình, là việc làm thường xuyên từ  Trung ương đến địa phương.  + Động viên CNQP không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài tại Việt Nam.  + Động viên CNQP được thực hiện khi có lệnh tổng động viên hoặc động   viên cục bộ.   2. Nguyên tắc động viên CNQP. ­ Động viên CNQP được tiến hành trên cơ sở năng lực sản xuất, sửa chữa đã  có của các doanh nghiệp công nghiệp, Nhà nước chỉ  đầu tư  thêm trang thiết bị  17
  18. chuyên dùng để  hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị  cho Quân  đội.  ­ Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên CNQP cho các doanh nghiệp công   nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ  theo nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị  của Quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị  của doanh   nghiệp.  ­ Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp,  người lao động trong chuẩn bị và thực hành động viên CNQP.   3. Yêu cầu động viên CNQP. ­ Chuẩn bị và thực hành động viên CNQP phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết   kiệm, hiệu quả, đúng kế  hoạch, nhanh chóng tăng cường sức mạnh về  mọi   mặt, sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh.  ­ Chuẩn bị  và thực hành động viên CNQP phải bảo đảm cho yêu cầu thực  hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phương trong thời chiến. II. Một số nội dung động viên CNQP.  1. Chuẩn bị động viên CNQP. ­ Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có khả  năng sản xuất, sửa  chữa trang bị. Sau đó xây dựng kế hoạch động viên CNQP.  ­ Giao chỉ tiêu động viên CNQP cho các đơn vị thuộc quyền.  ­ Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị.  ­ Quản lí, duy trì dây chuyền sản xuất.  ­ Bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động và diễn tập động viên CNQP.  ­ Dự trữ vật chất.   2. Thực hành động viên CNQP. ­ Quyết định và thông báo quyết định động viên CNQP (do Chính phủ  quy  định).  ­ Tổ chức di chuyển địa điểm các đơn vị công nghiệp phải di chuyển.  ­ Tổ chức bảo đảm vật tư, tài chính.  ­ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị.  ­ Giao, nhận sản phẩm động viên CNQP. III.  Một số biện pháp chính thực hiện động viên CNQP.  ­ Nhà nước, Chính phủ  chỉ  đạo chặt chẽ  các Bộ, cơ  quan ngang bộ, địa  phương, tổng công ty, thực hiện nghiêm Pháp lệnh động viên CNQP. Các Bộ,  cơ quan ngang bộ, địa phương, Tổng công ti phối hợp hiệp đồng chặt chẽ thực   hiện nghiêm túc nhiệm vụ động viên CNQP.  ­ Các Bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương, các Tổng công ty cần quán triệt   sâu sắc cho cán bộ, công nhân viên về Pháp lệnh, Nghị định, các văn bản hướng   dẫn về động viên CNQP của Nhà nước, Chính phủ.  18
  19. ­ Các doanh nghiệp công nghiệp được lựa chọn và giao chỉ  tiêu động viên   công nghiệp quốc phong cần chủ  động lập kế  hoạch động viên CNQP và sẵn  sàng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ tiêu trên giao.  KẾT LUẬN Xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV và động viên công nghiệp là vấn đề lớn   có tính chiến lược của quốc gia để  đất nước chủ  động đối phó với mọi tình  huống. Là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc. Vì vậy, hơn lúc nào hết ngay từ  thời bình, công tác xây dựng lực lượng   DQTV, DBĐV và động viên CNQP phải được sự  quan tâm một cách đầy đủ  của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của học sinh và sinh viên.  C. CÂU HỎI ÔN TẬP        Câu 1: Nêu vị trí vai trò, nhiệm vụ DQTV và những nội dung chính trong  giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với DQTV. TÀI LIỆU Sáng mãi các chiến công của 11 cô gái Sông Hương Thời gian trôi qua, những gì thuộc về quá khứ có thể bị mờ dần hoặc lãng   quên theo năm tháng, nhưng với dân tộc, quân đội Việt Nam và với những  người trải qua những mùa chiến dịch, những trận chiến các liệt trên chiến  trường chống Mỹ, thì cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là  ký ức lịch sử không thể nào quên, nhất là đối với những người nữ du kích của   Tiểu đội 11 cô gái sông Hương ngày ấy. Thành  phố   Huế   đã   dựng  bia   tưởng   niệm  và   ghi  công   11  cô   gái   sông  Hương tại  phường Xuân Phú, nơi gắn với những chiến công của họ  trong  những ngày đánh Mỹ.  Nơi đây đã trở  thành địa điểm sinh hoạt văn hoá, thắp lửa truyền thống  cho đoàn viên thanh niên và các thế hệ cách mạng, nhất là trong những ngày Tết   đến Xuân về. Nói về  chiến công của tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương ngày  ấy,  ông Hoàng Lanh, nguyên Bí thư thành ủy Huế lúc bấy giờ cho biết ban đầu, họ  tập hợp nhau lại trong một tiểu đội xung phong làm nhiệm vụ tải thương, dẫn  đường cho bộ đội tiến công vào giải phóng thành phố.  Về sau, chính họ đã anh dũng chiến đấu đẩy lùi một tiểu đoàn thủy quân  lục chiến Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại, có xe tăng, máy bay yểm trợ ngay  giữa lòng thành phố Huế. Riêng với chị Hoàng Thị Nở, một trong số các cô gái Sông Hương thì nhớ  như  in tất cả  các cô gái sinh ra và lớn lên tại làng nón Thủy Thanh, huyện   Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên­Huế, nhưng đều lấy tên sông Hương làm tên  chung.  Cuối năm 1967, họ  tình nguyện tham gia đội nữ  vũ trang bí mật gồm 11   người, với nhiệm vụ được giao là nắm tình hình hoạt động của bọn địch tại địa  19
  20. bàn các xã vùng ven như Thuỷ Thanh, Thuỷ An, đến Xuân Phú (thành phố Huế);   tham gia chuyển thương binh ra ngoài, và bổ sung lực lượng chiến đấu khi cần   thiết. Xuân Mậu Thân năm 1968, bộ đội bắt đầu đánh lớn ở thành phố Huế. Do   thông thuộc địa bàn, 11 cô gái sông Hương được tổ  chức thành một tiểu đội,  ban ngày đi tổ chức xây dựng lực lượng nòng cốt, chiều tối đi gài đặt lựu đạn  giết ác ôn và tổ  chức đưa đón, dẫn đường cho các chiến sĩ vào chiến đấu giải   phóng thành phố.  Riêng trận đánh đêm 11 sáng 12/2/1968 cả tiểu đội 11 cô gái sông Hương,   với các vũ khí được trang bị AK, K44, một số mìn và lựu đạn nhưng đã dàn trận  khắp các địa điểm tại khách sạn Hương Giang, Đại học sư  phạm, chợ  Cống,   Xuân Phú để cầm cự và đánh lui cả một tiểu đoàn lính Mỹ có nhiều xe bọc thép  và máy bay chiến đấu yểm trợ, diệt 70 lính và 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí của   địch để trang bị lại phục vụ cho chiến đấu. Chị  em háo hức đánh giặc quên ăn quên ngủ, lúc xông xáo với việc thả  truyền đơn, đậy hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, lúc liên lạc và vận động binh   lính ngụy trở về với nhân dân. Bất chấp hiểm nguy, trong công sự, chị  em còn   đùa nhau lính Mỹ to xác càng dễ bắn, chị em mình phải nhanh chóng, quyết liệt   để chúng không thể trốn thoát. Xuân năm ấy se lạnh, Huế rét ngọt, mưa phùn lất phất. Chị em vừa chiến   đấu, vừa ăn Tết ngay trên công sự  khét lẹt mùi khói thuốc. Bánh Tết được các   mẹ, các chị trong phố đem ra tiếp tế.  Nhiều chị em đã anh dũng hy sinh ngay trong trận chiến đấu đó, trong đó   có tiểu đội trưởng Phạm Thị  Liên và tiểu đội phó Đỗ  Thị  Cúc khi tuổi đời họ  còn rất trẻ. Chiến công của 11 cô gái sông Hương đã được Bác Hồ gửi thư khen: "Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường Bác khen các cháu dân quân gái Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương" Năm 2009, tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương còn vinh dự được Chủ  tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì   những chiến công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Gặp lại chị  Hoàng Thị  Nở  tại ngôi nhà số  nhà 131/1 đường Bà Triệu,  thành phố  Huế  bây giờ, chị  cho biết sau giải phóng, trở  về  với đời thường, 5   trong số 11 cô gái sông Hương ngày ấy còn sống đã có 4 lần gặp lại nhau trong  các chương trình giao lưu các thế hệ phụ nữ tham gia kháng chiến.  Những người đồng đội từng chung một chiến hào xưa thì nay mỗi người  sinh sống một nơi. Chị Chế Thị Mừng và Nguyễn Thị Xê lấy chồng xa ở thành  phố  Hồ  Chí Minh và Nam Định; còn lại các chị  Nguyễn Thị  Hoa, Nguyễn Thị  Hợi, và chị Hoàng Thị Nở đều ở tại Thừa Thiên­Huế.  Chị Nguyễn Thị Hoa sau giải phóng về tham gia làm công tác ở Ban quản  lý chợ Đông Ba, chị Chế Thị Mừng làm y sĩ ở phòng khám khu vực 3, chị Hoàng  20
nguon tai.lieu . vn