Xem mẫu

  1. Chương XII Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 1. Nguồn lực con người và vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 2. Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam
  2. 1. Nguồn lực con người và vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 1.1. Con người và nguồn lực con người 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm: con người là sự thống nhất của hai mặt tự nhiên và xã hội. - Mặt tự nhiên: Con người là một thực thế tự nhiên, một cấu trúc sinh học -> phần con. - Mặt xã hội: con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội ->phần người.
  3. Mặt tự nhien   Con người  M ặtxa  ội   h
  4. Một số nhận xét: 1/ Phải quan niệm rằng mặt tự nhiên và mặt xã hội của con người không tách rời nhau, đối lập nhau, chúng thống nhất biện chứng và tác động qua lại với nhau. Tuyệt đối hóa mặt nào cũng đều không đúng. “Con người là một thực thể tự nhiên loại đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã được nhân loại hóa” (Mác). 2/ Con người luôn mang tính lịch sử cụ thể của một giai cấp, tầng lớp xã hội, một chế độ xã hội nhất đinh. Không có con người chung chung, phi giai cấp, phi lịch sử. 3/ Trong lịch sử, con người một mặt là sản phẩm của xã hội, nhưng mặt khác, là chủ thể thúc đẩy xã hội phát triển. Trong tiến trình của cuộc cải cách xã hội theo con đường cách mạng, con người luôn là mục tiêu đồng thời là động lực của tiến trình đó.
  5. Con người xã hội chủ nghĩa: Con người XHCN một mặt là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội XHCN, mặt khác là chủ thể của các mối quan hệ đó và từng bước được hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng CNXH. Trong CNXH con người là mục tiêu của CNXH, của toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH. CNXH là tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người.
  6. Những đặc trưng của con người XHCN ở Việt Nam mà chúng ta phấn đấu: 1/ Con người làm chủ 2/ Con người lao động mới 3/ Con người sống có văn hóa, có tình nghĩa 4/ Con người yêu nước, yêu CNXH và có tinh thần quốc tế. Các đặc trưng trên thống nhất với nhau tạo nên bản chất con người XHCN Việt Nam. Nó được hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình cải tạo và xây dựng
  7. 1.1.2. Nguồn lực con người Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm: Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội…tạo thành năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Nguồn lực con người = số lượng nguồn lực + chất lượng nguồn lực và quan hệ với nhau một cách chặt chẽ.
  8. - Số lượng nguồn lực được xác định trên cơ sở: Quy mô dân số Cơ cấu độ tuổi Sự nối tiếp thế hệ (tốc độ sinh sản) Giới tính Sự phân bố dân cư ở các vùng, miền, các ngành kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Chất lượng nguồn lực: Là tổng hợp những nét đặc trưng về thể lực, tay nghề, năng lực quản lý, mức độ thành thạo công việc, phẩm chất, đạo đức, lập trường chính trị (tình yêu quê hương đất nước, ý thức giai cấp, trách nhiệm cá nhân đối với công việc, với gia đình và xã hội, sự giác ngộ và bản lĩnh chính trị…).
  9. Yếu tố quyết định của nguồn lực con người là phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn.
  10. 1.2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Một cách tổng quát: trong sự phát triển xã hội nói chung, sự nghiệp xây dựng CNXH nói riêng nguồn lực con người giữ vai trò cơ bản, là động lực của sự phát triển. - Quan niệm của thế giới ngày nay về sự phát triển: + Tăng trưởng kinh tế: GDP, GNP/người. + Phát triển xã hội: là sự phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống con người. + Phát triển người: xác định bằng chỉ số HDI HDI = 1/3 (chỉ số sức khỏe + chỉ số giáo dục + chỉ số tăng trưởng kinh tế)
  11. C hiphÝ    nhµ  ­í cho  t cña  n c  y Õ back
  12. - Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ xã hội của một quốc gia dân tộc nào cũng phụ thuộc vào 5 loại nguồn lực: Vị trí địa lý Tài nguyên thiên nhiên Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn bên ngoài Nguồn lực con người trong đó nguồn lực con người là quyết định nhất, vì: + các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà phải thông qua nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng. + Các nguồn lực khác dùng thì hết, trái lại nguồn lực con người càng dùng càng phát triển.
  13. Trong lĩnh vực kinh tế Vai trò nguồn Trong lĩnh vực chính trị lực con người Trong lĩnh vực văn hóa
  14. 1.2.1. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế Là một bộ phận của LLSX Con người Vai trò trong QHSX Trong CNXH nguồn lực con người được huy động một cách đầy đủ, toàn diện và phát huy một cách có hiệu quả nhất phục vụ cho lợi ích của chính bản thân người lao động.
  15. 1.2.2. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị Vai trò con người được thể hiện trong việc: - Xây dựng nhà nước XHCN. - Đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN. - Đấu tranh làm thất bại moị âm mưu phá hoại của kẻ thù.
  16. 1.2.3. Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa - Con người sáng tạo ra những giá trị văn hóa: + Bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. + Tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới. - Con người là chủ thể hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
  17. 2. Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam 2.1.Thực trạng việc phát huy nguòn lực con người ở Việt Nam 2.1.1. Thực trạng - Đảng ta xác định: + Nguồn lực con người là cơ bản, quan trọng nhất để xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. + Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. - Việc phát huy nguồn lực con người bao gồm 2 quá trình: + Quá trình tạo ra những yếu tố của nguồn lực con người. + Quá trình khai thác có hiệu quả những yếu tố của nguồn lực con người.
  18. - Đánh giá: + Kết quả đạt được + Hạn chế 2.1.2. Nguyên nhân - Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn. - Hậu quả của chiến tranh. - Ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ. - Tác động của cơ chế thị trường. - Đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. - Yếu kém trong quản lý…
nguon tai.lieu . vn