Xem mẫu

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1/- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người 2 2/- Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở, quá tưởng HCM trình hình thành và phát triển tư (Chương 1) - Các quan điểm cơ bản của hệ thống tư tưởng HCM + Tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (Chương 2) + Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Chương 3) + Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương 4) 3 + Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (Chương 5) + Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân (Chương 6) + Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (Chương 7) - Nghiên cứu sự vận dụng, phát triển tư tưởng HCM trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta 4 3/- Mối quan hệ của môn học TTHCM với môn học “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin” và môn học “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” a/- Mối quan hệ của môn học TTHCM với môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin + Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng , lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng HCM + Tư tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng Mác – Lê-nin, là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vì vậy, 2 môn học này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, thống nhất. Muốn nghiên cứu tốt, giảng dạy và học tập tốt cần phải nắm vững kiến thức về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê-nin 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn