Xem mẫu

  1. TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
  2. Truyền thông là sự sống Sinh vật là những thực thể có khả năng thực hiện quá trình trao đổi chất (Hóa học). Sinh vật là những thực thể có khả năng đồng hóa và dị hóa. (Sinh học). Sinh vật là những thực thể có khả năng trao đổi thông tin (Thông tin học)
  3. Những hình thức truyền thông của loài người • Tín hiệu • Ký hiệu Báo in • Hình vẽ Phát thanh • Ngôn ngữ nói (ngôn ngữ hình thể) Truyền hình • Ngôn ngữ viết Báo mạng • … ….
  4. Truyền thông trong đời sống xã hội + Thông tin bằng hình vẽ, ký hiệu, dấu hiệu, tín hiệu
  5. Thư cảnh cáo ghi trên mảnh vỏ cây của người Scythes cư trú ở miền Nam nước Nga gửi Vua Ba Tư là kẻ xâm lược: + một con chim + một con chuột dũi + một con nhái bén + năm mũi tên có năm vòng tròn dính ở đầu
  6. Thông tin phi ngôn ngữ • Ưu: Không cùng ngôn ngữ vẫn hiểu được • Nhược điểm: Thông điệp đơn giản,
  7. Ngôn ngữ và chữ viết • ‘Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời cùng với lao động là ngôn ngữ. Đó là 2 sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người’ (Mác, Ănghen toàn tập, tập 20, tr. 646)
  8. • Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất của con người’ (Lênin) • Nhưng ‘lời nói gió bay’. • Con người có nhu cầu lưu giữ truyền đạt ý nghĩ, tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm sản xuất, và đấu tranh. Chữ viết ra đời để thỏa mãn các nhu cầu đó.
  9. • 60,000 năm trước đây CN bắt đầu nói • 5,000 năm trước đây CN bắt đầu viết • 600 năm trước đây máy in xuất hiện • 110 năm trước đây phát thanh ra đời • 80 năm trước đây TH xuất hiện • ~ 50 năm trước đây Internet ra đời
  10. Truyền thông và các nền văn minh của nhân loại • Nền văn minh nông nghiệp (văn minh gốc tự nhiên, hay ‘truyền thống’): khoảng 8.000 năm trước CN cho t ới th ế kỷ 17 + Con người khai thác tự nhiên 1 cách thụ động nhờ lao động cơ bắp, sức kéo của gia súc hay sức gió, sức nước trong thiên nhiên. + Con người lệ thuộc vào thiên nhiên, vào đk tự nhiên, môi trường địa lý, cộng đồng làng xã + Nền kinh tế đặc trưng là nông nghiệp – tự cung tự cấp
  11. Nền văn minh công nghiệp Con người chủ động khai thác thiên nhiên bằng sức mạnh của động cơ hơi nước. Sự phát triển của KHKT là yếu tố quyết định chủ yếu cho sự phát triển của xã hội. Nền kinh tế đặc trưng trong giai đoạn này là nền kinh tế công nghiệp – thương mại.
  12. Nền văn minh trí tuệ + Trí tuệ đóng vai trò trung tâm với năng lượng của nền kinh tế là thông tin. Con người sử dụng trí tuệ để tạo ra máy móc, thiết bị thay thế một phần chức năng điều khiển tư duy trong một số lĩnh vực với hiệu quả cao hơn nhiều so với bộ não của con người. Con người là trung tâm, có trình độ độc lập về trí tuệ và tâm lý cao hơn nhiều lần so với 2 nền văn minh trước đó. + Nền kinh tế công nghiệp chuyển thành nền KT thông tin. Đây là th ời đại của liên lạc bằng vô tuyến và điện tử, vi điện tử, vi tin học, viễn thông vũ trụ…
  13. • Trên thực tế 3 nền văn minh này không tách biệt trên một trục thời gian, mà vừa nối tiếp vừa xâm nhập vào nhau. • Ở những nước đang phát triển diễn ra sự đụng đầu giữa nền văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp. • Ở những nước phát triển: VM công nghiệp đương đầu với văn minh trí tuệ. • Những nước mới công nghiệp hóa, 3 nền văn minh đều có mặt 1 lúc.
  14. Thuật ngữ Truyền thông • Khái niệm truyền thông: - Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc Latinh Commune: có nghĩa là cộng đồng, Communia: làm thành cái chung, giao tiếp, liên lạc. • Tiếng Anh: Communication là sự truyền đạt, sự thông tin, liên lạc. *
  15. Định nghĩa về truyền thông: • Có rất nhiều định nghĩa về truyền thông, từ góc độ ký hiệu lời, từ góc độ sự hiểu biết của con người, từ góc độ tương tác, từ góc độ quá trình chuyển tải, giảm độ không rõ ràng, từ góc độ tính công cộng, dẫn dắt…
  16. Một số định nghĩa về truyền thông • Góc độ ký hiệu lời: Truyền thông là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John R. Hober, 1954) • Góc độ sự hiểu biết của con người: truyền thông là quá trình, qua đó chúng ta hiểu được người khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình liên tục, luôn thay đổi và biến chuyển để ứng phó với tình huống.(Martin P. Andelsm, 1959). • Góc độ tương tác: Sự tương tác, ngay cả ở mức sinh vật, là một dạng của truyền thông, bằng không, s ẽ không thể có hành động chung (G.H. Mead, 1963)
  17. Một số định nghĩa về truyền thông • Góc độ kênh, phương tiện, lộ trình: Truyền thông là những phương tiện để chuyển tải các nội dung quân sự, mệnh lệnh… như bằng điện thoại điện tín, giao thông… (Từ điển Cao học Mỹ). • Góc độ quá trình truyền tải: Truyền thông là sự chuyển tải thông tin, ý tưởng, tình cảm, kỹ năng… bằng cách sử dụng các ký hiệu, ngôn từ, tranh ảnh, hình vẽ… Bản thân hành động hoặc quá trình truyền tải thường được gọi là truyền thông (Berelson và Steines, 1964).
  18. Một số định nghĩa về truyền thông • Góc độ giảm độ không rõ ràng: Truyền thông nảy sinh từ nhu cầu giảm độ không rõ ràng để có thể hành động có hiệu quả, để bảo vệ hoặc tăng cường (Dean C. Barnlund, 1964). • Góc độ chuyển giao, truyền tải, trao đổi: Chúng ta sử dụng từ ‘truyền thông’ đôi khi để chỉ cái gì được truyền tải, đôi khi lại chỉ phương tiện truyền tải, đôi khi lại là toàn bộ quá trình. (A.H.Hyer, 1955) • Góc độ ghép nối, kết nối: Truyền thông là quá trình kết nối các thành phần rời rạc của thế giới với nhau (Ruesch, 1957).
  19. Một số định nghĩa về truyền thông • Góc độ tính công cộng: Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người (Frank Dance, 1970). • Góc độ dẫn dắt: Truyền thông là quá trình dẫn dắt sự chú ý của người khác nhằm mục đích trả lời sự mong mỏi (Cartier và Hanoov, 1950) • Góc độ phản ứng: Truyền thông là sự phản ứng của cơ thể đối với một nhân tố kích thích (Stevens, 1950) • Góc độ khuyến khích: Mỗi hành động truyền thông được coi là sự chuyển tải thông tin chứa đựng yếu tố khuyến khích từ nguồn thông tin đến người tiếp nh ận (Dore Newcomb, 1966).
  20. Một số định nghĩa về truyền thông • Góc độ chủ định: Về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền một nội dung đến người nhận với chủ đích tác động tới hành vi của họ. • Góc độ thời gian, tình huống: Quá trình truyền thông là quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế được ưu ái hơn (Bess Sondel, 1956). • Góc độ quyền lực: Truyền thông là cơ chế qua đó quyền lực được thể hiện (Schaehter, 1951)
nguon tai.lieu . vn