Xem mẫu

  1. KHÁI NIỆM  Tri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, hiểu biết, đánh giá của chủ thể tri giác về các đối tượng xã hội.  Tri giác xã hội khác với tri giác vật thể ở chỗ: đối tượng tri giác là một thực thể tích cực, có tình cảm, thái độ riêng của mình.  Đối tượng tri giác có thể là chính bản thân mình, người khác, một nhóm hay một cộng đồng xã hội.
  2. Các cơ chế chi phối tri giác xã hội 1. Ấn tượng ban đầu 2. Quy luật quy gán xã hội 3. Các định kiến xã hội
  3. Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm ai dễ đã quên đâu.
  4.  Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tâm lý tổng thể về các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ, y phục…  Ấn tượng ban đầu được hình thành trong đầu óc con người thường trên cơ sở nhận thức cảm tính, trực giác và những rung cảm cá nhân có cường độ mạnh (trong nhiều trường hợp không chịu sự chi phối của lý trí).
  5.  Ấn tượng ban đầu luôn xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội mới khi cá nhân gia nhập.  Ấn tượng ban đầu có thể chính xác hoặc không chính xác vì phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực quan sát của cá nhân
  6. Các đặc điểm trung tâm Người A Người B Thông minh Thông minh Khéo léo Khéo léo Cần cù Cần cù Nồng nhiệt Lạnh lùng Kiên quyết Kiên quyết Thận trọng Thận trọng
  7. Kết luận Các đặc điểm trung tâm là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng.
  8. Lý thuyết nhân cách ngầm ẩn  Ash Solomon cho rằng con người thường phát triển những quan điểm cực kỳ phức tạp về người khác chỉ bằng cách ngoại suy từ một, hai mẫu thông tin.  Chúng ta thường nghĩ rằng nhân cách tập hợp một nhóm với nhau, vì thế nếu nhận ra một đặc điểm ở ai đó thì chúng ta cho rằng họ sẽ có nhiều đặc điểm nhân cách khác.
  9. Các hiện tượng tri giác chi phối ấn tượng về người khác Hiệu ứng đầu tiên Thông tin đến ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính áp đăt. Thông tin đến sau mang tính bổ sung hoặc minh họa, biện bạch cho thông tin ban đầu. Thứ tự thông tin tiếp nhận khi tri giác xã hội có ý nghĩa rất quan trọng khi đánh giá ấn tượng về người khác
  10. Hiêu ứng trội Ấn tượng đầu tiên của chúng ta về ai đó rất hay kéo dài, khó xóa nhòa.
  11. Hiêu ứng quầng sáng Hiêu ứng quầng sáng là kết quả của quá trình tri giác xã hội theo các đặc điểm trung tâm.
  12. Hiệu ứng quầng sáng  Chúng ta thường nhận xét người khác tốt hơn thực tế là vì họ đi kèm với những kinh nghiệm, sự kiện tích cực đối với chúng ta hay chúng ta biết rằng trước đây họ đã có hành động tích cực.  Chúng ta nhận thấy mình dễ tha thứ hay bỏ qua những khuyết điểm của họ.
  13. Hiêu ứng bối cảnh Khi đánh giá người khác, chúng ta thường xem xét đến bối cảnh xung quanh họ. Bối cảnh là một tiêu chí để nhìn nhận và đánh giá.
  14. Suy nghĩ rập khuôn  Suy nghĩ rập khuôn bao gồm việc phân loại người theo một số đặc điểm bên ngoài như màu da, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn…  Suy nghĩ rập khuôn là việc đặt một cá nhân vào một nhóm thích hợp bất kể những gì họ giống một cá nhân trong thực tế.
  15. Quy luật quy gán xã hội  Trong khi quan sát, đánh giá về người khác chúng ta thường tìm cách giải mã, tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh hành vi ứng xử của họ.  Chúng ta có thể quy gán cho hành vi ứng xử của ai đó là do:  Tính cách của họ  Hoàn cảnh.
  16.  Quy gán xã hội có thể được định nghĩa là một quá trình suy diễn nhân quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm nguyên nhân ổn định để giải thích nó.  Quy gán xã hội theo nguyên tắc tâm lý ngây thơ.  Quy gán suy diễn tương ứng  Quy gán xã hội suy diễn đồng biến.
  17. Nguyên tắc tâm lý ngây thơ  Chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyên nhân của hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới với mong muốn có thể giám sát được môi trường và mọi sự kiện xung quanh.  Nguyên tắc tâm lý ngây thơ đều có thể tồn tại ở mỗi cá nhân.
  18. Quy gán suy diễn tương ứng  Khi quan sát hành vi của người khác, chúng ta luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì chúng ta thấy.  Suy diễn tương ứng chính xác, nếu ta có nhiều thông tin cần thiết về mục đích hành động, hoặc có liên quan đến đối tượng.
  19. Quy gán xã hội suy diễn đồng biến  Khi nhận định về nguyên nhân hậu quả nào đó của một hành động, biến cố ta thường suy diễn theo lối nhân – quả.  Nhân nào quả ấy.  Quy gán hành động cho nguyên nhân nào thường phụ thuộc vào sự tương quan của chúng với hiện thực.  Trong trường hợp không đủ thông tin về chủ thể, hoàn cảnh, đối tượng thì quy gán loại trừ, tức là loại dần những nguyên nhân ít thích hợp.
nguon tai.lieu . vn