Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU, DÙNG TỪ VÀ CHÍNH TẢ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
  2. 2.1 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN 2.1.1 YÊU CẦU VỀ CÂU TRONG VĂN BẢN: 1. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. 2. Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt. 3. Câu phải có thông tin mới. 4. Câu phải được đánh dấu câu phù hợp.
  3. 2.1 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN 2.1.2 MỘT SỐ THAO TÁC RÈN LUYỆN VẾ CÂU 1. Mở rộng và rút gọn câu 2. Tách và ghép câu 3. Thay đổi trật tự các thành phần câu 4. Chuyển đổi các kiểu câu 5. Chuyển đổi cách diễn đạt trong câu
  4. 2.1 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN 2.1.3 CHỮA LỖI – CÁC LỖI VỀ CẤU TẠO CÂU 1. Thiếu các thành phần nòng cốt của câu a. Câu thiếu chủ ngữ: VD: Những dự án trị giá vài trăm ngàn đô la trước đây do kỹ sư Bùi Văn Thọ xây dựng, chào mời các tổ chức quốc tế và các cơ quan chức năng trung ương tưởng chỉ để làm cho vui. b. Câu thiếu vị ngữ: VD: Thành Cổ, nay mang tên thị xã Quảng Trị, điểm dừng chân đầu tiên của nhà Nguyễn thời khai thiên lập địa mở mang bờ cõi đất nước. c. Câu thiếu cả chủ lẫn vị ngữ: VD: Với diện tích tự nhiên 545 hecta gồm hai phường với số dân là 15 ngàn người. d. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần: VD: Ý kiến phát biểu tại đây, đồng chí Chủ tịch nhấn mạnh.
  5. 2.1 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN 2.1.3 CHỮA LỖI – CÁC LỖI VỀ CẤU TẠO CÂU 2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu: a. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan. VD: Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Minh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. b. Câu có quan hệ giữa các thành phần, các vế câu không logic. VD: Qua anh, nó là người bạn tốt. c. Câu có các thành phần cùng chức không đồng loại. VD: Hãy tìm các ví dụ trong Tắt Đèn, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương để chứng minh.
  6. 2.1 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN 2.1.3 CHỮA LỖI – CÁC LỖI VỀ CẤU TẠO CÂU 3. Lỗi về thiếu thông tin. VD: Nó đá bóng bằng chân. # Nó đá bóng bằng chân trái. 4. Lỗi về dấu câu. VD: Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, nhiều loại tạp chí, Văn học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội… 5. Lỗi về phong cách. VD: Nam thân mến, Khu vực Hà Nội đêm nay và ngày mai trời nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 23 đến 25 độ, cao nhất từ 32 đến 36 độ, Tớ viết thư thăm cậu. Việc cậu không viết thư cho chúng mình làm xôn xao dư luận…
  7. 2.2 KỸ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN 2.2.1 NHỮNG YÊU CẦU DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN 1. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo. 2. Dùng từ phải đúng về nghĩa. 3. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp. 4. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản. 5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản. 6. Dùng từ, cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng, công thức.
  8. 2.2 KỸ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN 2.2.2 MỘT SỐ THAO TÁC DÙNG TỪ VÀ RÈN LUYỆN VỀ TỪ 1. Lựa chọn và thay thế từ 2. Nhận xét, phân tích, đánh giá từ ngữ.
  9. 2.2 KỸ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN 2.2.3 CHỮA CÁC LỖI VỀ TỪ TRONG VĂN BẢN 1. Lỗi sử dụng từ không đáp ứng được các yêu cầu về dùng từ: a. Lỗi phát âm và hình thức cấu tạo của từ VD: Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc. Yếu điểm của anh ấy là thiếu quyết đoán trong công việc. b. Lỗi về nghĩa của từ VD: Đó là một chàng trai cao ráo. c. Lỗi về kết hợp từ VD: Chúng ta tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, cho nên số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm giảm dần. d. Lỗi về phong cách VD: Sau năm 1945 dân tộc ta đi lên từ trong đêm mờ xa xôi, lạnh cóng của lịch sử, bước đi xiêu vẹo, khoác tấm áo tả tơi nhiều mảnh vá.” e. Lỗi lặp từ: VD: Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu…….
  10. 2.3 CHÍNH TẢ  3 loại lỗi chính tả tiếng Việt: 1. Lỗi về thanh điệu: thanh hỏi, thanh ngã 2. Lỗi về vần 3. Lỗi về phụ âm đầu
  11. 2.4 GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ  Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép. Khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Nó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.  Hay thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…Thành ngữ thường có nghĩa nói về các khái niệm, nhận xét mang nghĩa tổng quát.
  12. 2.4 GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ GIẢI NGHĨA MỘT SỐ THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VIỆT NAM 1. Anh em như thể tay chân: Anh (chị) em trong một gia đình được ví như tay với chân thuộc cùng một cơ thể con người. ý nói anh (chị) và em có quan hệ gắn bó mật thiết, cần phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. 2. Ăn cây nào rào cây ấy: Ăn (hoặc được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng) ở đâu của người nào thì phải lo bảo vệ, giữ gìn cho người đó. 3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Được ăn quả (trái) thì cần nhớ đến công lao của người trồng cây, ý nói được hưởng thành quả tốt đẹp cần tỏ lòng biết ơn những ai đã góp phần làm nên thành quả đó. 4. Ăn vóc học hay: Có ăn mới có sức vóc, có học mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống. 5. Bão táp mưa sa: Táp: vỗ mạnh, đập mạnh vào. Sa: rơi thẳng xuống; ý nói khó khăn, thử thách lớn.
  13. NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN TIẾNG VIỆT
  14. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN 1. NGÔN NGỮ BLOG/ NGÔN NGỮ TEEN 2. LỖI DÙNG TỪ TRÊN PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 3. LỖI VIẾT CÂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 4. LỖI CHÍNH TẢ TRÊN BIỂN QUẢNG CÁO 5. KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH. 6. BIỆN PHÁP GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT. 7. LỖI DÙNG TỪ TRONG CÁC BÀI VĂN, BÀI KIỂM TRA, LUẬN VĂN. 8. THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT. 9. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI THẾ HỆ 9X, 10X.
  15. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT I – NHÓM CÂU HỎI 1: CHƯƠNG 1: 1. KHÁI NIỆM VĂN BẢN LÀ GÌ? 2. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN? 3. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN? 4. CÂU CHỦ ĐỀ? CÂU MỞ ĐOẠN? 5. CÁC KIỂU KẾT CẤU CỦA ĐOẠN VĂN? 6. QUY TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN?
  16. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT II – NHÓM CÂU HỎI 2: CHƯƠNG 2: 1. KHÁI NIỆM VỀ CÂU VÀ RÈN KỸ NĂNG VIẾT CÂU? 2. CẤU TRÚC CÂU TRONG TIẾNG VIỆT. 3. CÁC LỖI LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN? 4. CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP VÀ CÁCH SỬA? 5. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC DÙNG TỪ? VÀ VAI TRÒ CỦA TỪ TRONG GIAO TIẾP? 6. CÁC LOẠI LỖI DÙNG TỪ VÀ CÁCH SỬA? 7. TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ VIỆT NAM.
  17. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT III - ĐỀ THI MẪU: Câu hỏi 1: (4 điểm) A. (2 điểm) Phân tích lỗi và nêu cách chữa lỗi các câu sau đây: a) Từ ngày về dạy học ở trường này, các em học sinh làm cho tôi rất hài lòng. b) Bọn giặc rất ngoan cường, không chịu đầu hàng, mặc dù đã bị bao vây tứ phía. c) Ngoài học thức thì thẩm mĩ của giới trẻ ngày nay khá cao, tầm hiểu biết khá sâu về lĩnh vực thời trang khiến cho xu thế và thị hiếu thời trang của giới trẻ hiện nay cũng khá đa dạng và ngày một hoàn thiện hơn. d) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới. B. (2 điểm): Hãy giải thích thành ngữ: ếch ngồi đáy giếng, ngày rộng tháng dài, tức nước vỡ bờ, tai bay vạ gió.
  18. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT III - ĐỀ THI MẪU: Câu hỏi 2: (6 điểm) Cho chủ đề sau: Sinh viên và các hoạt động ngoại khoá a) Hãy lập đề cương chi tiết cho bài viết về chủ đề trên. b) Hãy chọn một luận điểm trong phần khai triển của đề cương, viết thành một đoạn văn diễn dịch/ quy nạp/ tổng phân hợp (từ 120 - 150 từ).
nguon tai.lieu . vn