Xem mẫu

  1. TIẾNG VIỆT VIETNAMESE LANGUAGE
  2. Giới thiệu học phần ■ Mục tiêu học phần: - Phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (viết và nói) cho sinh viên. - Phát hiện và chữa lỗi trong các văn bản thông dụng và các văn bản liên quan đến ngành học. - Góp phần rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên.
  3. ■ Tài liệu tham khảo: (1) Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp (2008), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (2) Bùi Minh Toán, Lê A & Đỗ Việt Hùng (2008), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục (3) Hoàng Anh & Phạm Văn Thấu (2004), Tiếng Việt thực hành, NXB Lý luận chính trị.
  4. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), và cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. 2. Tiếng Việt đảm nhiệm các chức năng xã hội: ■ TV là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. ■ Từ 1945, TV được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ bậc mẫu giáo đến cao học – là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học.
  5. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT ■ TV là chất liệu sáng tạo nghệ thuật. ■ Là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt nên Tiếng Việt mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. ■ TV là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
  6. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 3. Đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức của Tiếng Việt ■ Lời nói, chữ viết luôn được phân cắt thành “âm tiết” – do đó tiếng Việt là tiếng phân tiết tính. ■ Từ không biến đổi hình thức âm thanh và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo câu. Ví dụ: Tôi cho nó một quyển sách/ Quyển sách của nó rất hay.
  7. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT ■ Các phương thức ngữ pháp của tiếng Việt  Trật tự từ VD: Tôi tin là nó sẽ thắng. Tôi tin là sẽ thắng nó  Hư từ  Ngữ điệu
nguon tai.lieu . vn