Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP TMQT THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TS Lê Thị Việt Nga ĐT: 0983276789 Giới thiệu nội dung học phần • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ • Chương 2: HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Chương 3: BÁN PHÁ GIÁ, TRỢ CẤP, TỰ VỆ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Chương 4: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Chương 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1
  2. Giới thiệu về học phần Thời lượng: 2 tc • Lý thuyết : 20 tiết, Thảo luận: 10tiết Tài liệu tham khảo: • Bài giảng: Thương mại và đầu tư quốc tế • WTO và phát triển thương mại Việt nam, NXB Thống kê, 2007 • Phát triển thương mại và wto, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 3004 • Toàn văn cam kết của Việt nam gia nhập WTO, NXB Lao động xã hội 2006 • Tác động của các hiệp định wto đối với các nước đang phát triển, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế - Ủy ban thương mại quốc gia Thụy điển, năm 2005 • Webside: www.wto.org, và các trang web khác: www.chongbanphagia.vn , www.trungtamwto.vn ,…. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1.Khái niệm, đặc trưng, vai trò của TM và đầu tư quốc tế 1.1.1.Khái niệm: a, Khái niệm TMQT: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. (Luật Thương mại 2005) Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể ở các nước và vùng lãnh thổ nhằm mục đích lợi nhuận. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Luật quản lý ngoại thương 2017) 2
  3. - Thương mại quốc tế bao gồm: +Thương mại quốc tế về hàng hóa +Thương mại quốc tế về dịch vụ - Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế vừa được coi là một ngành kinh tế b, Khái niệm về đầu tư quốc tế: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. [Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh] (Luật Đầu tư 2020) Đầu tư quốc tế là hoạt động theo đó nhà đầu tư thực hiện hoạt động đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác tới nước nhận đầu tư để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. 3
  4. 1.1.2. Đặc trưng của thương mại và đầu tư quốc tế a, Đặc trưng của TMQT • Chủ thể kinh doanh • Nguồn luật • Hàng hóa • Đồng tiền thanh toán b, Đặc trưng của đầu tư quốc tế - Chủ thể - Vốn đầu tư - Mục đích - Luật pháp - Có tính mạo hiểm cao 4
  5. 1.1.3.Vai trò của thương mại và đầu tư quốc tế a, Vai trò của TMQT • Khai thác được tiềm năng thế mạnh của nước mình và của các nước khác trên thế giới để phát triển kinh tế (tài nguyên, công nghệ, nguồn lực…). • Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và kinh tế trong nước phát triển • Tạo việc làm • Nâng cao khả năng tiêu dùng, tăng mức sống • Tăng khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước • Thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế xã hội giữa các nước b, Vai trò của đầu tư quốc tế Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển (đặc biệt đối với nước đang và chậm phát triển) Tiếp cận được công nghệ phù hợp đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Góp phần cân đối nền kinh tế(cân đối cung cầu, XNK, tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước) Nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy XK Góp phần phát triển nguồn nhân lực Mở rộng hợp tác kinh tế và hội nhập KTQT Tuy nhiên cần chú ý một số các tồn tại: chuyển giá, công nghệ không phù hợp, vấn đề chính trị xã hội… 5
  6. 1.2. Nội dung của TM và đầu tư QT 1.2.1 Nội dung của TMQT • Xuất nhập khẩu hàng hóa - Xuất khẩu/ Nhập khẩu - Gia công quốc tế - Tái xuất khẩu - Đấu giá quốc tế, Đấu thầu quốc tế, Nhượng quyền TM…. • Xuất nhập khẩu dịch vụ  Cung cấp dịch vụ qua biên giới (Cross-border)  Tiêu dung ở nước ngoài (Consumption abroad)  Hiện diện thương mại (Commercial presence)  Hiện diện thể nhân (Movement of natural persons) 1.2. Nội dung của TM và đầu tư QT 6
  7. 1.2.2. Nội dung của đầu tư quốc tế a,Đầu tư tư nhân quốc tế - FDI là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn cho một dự án của nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó - Đầu tư chứng khoán nước ngoài (FPI) chủ đầu tư mua chứng khoán của một nước khác để thu lợi nhưng không nắm quyền trực tiếp kiểm soát đối với tổ chức phát hành chứng khoán - Tín dụng quốc tế: Chủ đầu tư cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở nước ngoàivay vốn trong một khoảng thời gian nhất định b,Đầu tư phi tư nhân quốc tế: chủ đầu tư là các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ -Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại với mức tín dụng ưu đãi dành cho các nước đang và chậm phát triển -Hỗ trợ chính thức (OA) bản chất giống ODA, nhưng OA dành cho cả các nước có thu nhập cao như Israel 7
  8. 1.3. Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động TMQT 1.3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử - Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN-Most Favoured Nation treatment) - Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT-National treatment) NT Gạo nhập khẩu Gạo Gạo Trung Việt Nam Thái Lan Quốc Gạo sx trong nước MFN 1.3.2.Nguyên tắc tự do hoá thương mại 1.3.3.Nguyên tắc cạnh tranh công bằng 1.3.4.Nguyên tắc minh bạch hoá 1.3.5.Nguyên tắc khuyến khích phát triển và hội nhập kinh tế 8
  9. 1.4. Xu hướng phát triển thương mại và đầu tư quốc tế 1.4.1. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới dựa trên những nguyên tắc và luật lệ nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại và đầu tư giữa các quốc gia. a/Xu hướng hội nhập KTQT trên thế giới - Hội nhập diễn ra ở các nước phát triển, các nước đang và chậm phát triển -Xu hương ký kết các FTA song phương và khu vực + Song phương: Hoa kỳ-Singapore, Việt nam-Nhật bản + Khu vực với các quốc gia: VN - EU;ASEAN- Hàn quốc… + Khu vực với khu vực: ASEAN-EU.. + Đa phương: CPTPP, RCEP, WTO… 9
  10. b/Xu hướng hội nhập KTQT ở Việt nam • 28-7-1995: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN • 14-11-1998: Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) • 11-1-2007: Việt Nam gia nhập WTO Các FTA mà Việt Nam đã ký kết STT Tên viết tắt Tên đầy đủ Năm có hiệu lực 1 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993 2 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc 2003 3 AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc 2007 4 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản 2008 5 VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2009 6 AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ 2010 7 AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand 2010 8 VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê 2014 9 VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc 2015 10 VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu 2016 11 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 2018 12 AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) 2019 13 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu 2020 14 UKVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh 2020 15 RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Ký kết ngày 15/11/2020, sắp có hiệu lực 16 VN-EFTA FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA 17 VIFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel Đang đàm phán 10
  11. Tính đến tháng 12 năm 2020 • Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế-thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. 1.4.2.Xu hướng phát triển TMQT • Ngày càng tự do hơn nhưng có tính phân biệt đối xử tương đối cao hơn - Ký hiệp định FTA với các cam kết mở cửa thị trường cao, TMQT ngày càng tự do hơn - Các nước ngoài FTA sẽ bị phân biệt đối xử • Thuế quan giảm, nhưng sử dụng nhiều hơn các công cụ phi thuế như hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, tự vệ, tiêu chuẩn lao động, môi trường…để bảo hộ. • Thương mại của các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau • Thương mại đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm như: Công đoàn, tiêu chuẩn lao động, môi trường, mua sắm của chính phủ, DNNN…. • Có sự can thiệp ngày càng lớn của các công ty đa quốc gia • Các nước tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu 11
  12. TMQT đang chịu tác động của Công nghệ số Tác động quan trọng nhất của công nghệ số hóa là khả năng giảm chi phí thương mại Chi phí thương mại quốc tế giảm 15% trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2014. Các công nghệ mới sẽ giúp tiếp tục giảm chi phí thương mại. Theo dự đoán thương mại thế giới có thể tăng từ 1,8 đến 2 điểm phần trăm trung bình mỗi năm cho đến năm 2030 do chi phí thương mại giảm và đạt mức tăng từ 31 đến 34 điểm phần trăm trong vòng 15 năm. Thay đổi công nghệ trong tương lai sẽ làm tăng trưởng thương mại, đặc biệt là thương mại dịch vụ và thúc đẩy tăng trưởng thương mại ở các nước đang phát triển • Công nghệ số hóa đang định hình lại thói quen mua hàng bằng cách chuyển mua hàng trực tuyến thông qua việc sử dụng rộng rãi các thiết bị hỗ trợ internet, cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào thị trường trực tuyến. • Trong năm 2016, ước tính giá trị giao dịch thương mại điện tử đạt 27,7 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó 23,9 nghìn tỷ đô la Mỹ là giao dịch giữa các doanh nghiệp. • Công nghệ số hóa đã dẫn đến sự sụt giảm trong thương mại hàng hóa có thể số hóa (ví dụ: CD, sách và báo) từ 2,7% tổng lượng hàng hóa thương mại năm 2000 xuống còn 0,8% trong năm 2016. Xu hướng này có thể còn tiếp tục với sự ra đời của công nghệ in 3D. • Bên cạnh những lợi ích, công nghệ kỹ thuật số cũng làm phát sinh một số quan ngại bao gồm thị trường tập trung, mất sự riêng tư và các mối đe dọa bảo mật,…cũng như liệu công nghệ kỹ thuật số có thực sự tăng năng suất hay không. 12
  13. World trade in 2019 https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/w ts2020_e/wts2020_e.pdf 13
  14. 14
  15. Tăng trưởng thương mại hàng hóa của thế giới theo quý trong các năm 2017-2020 Theo dự báo của UNCTAD (vào ngày 8.12.2020), giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 5,6% vào năm 2020 so với năm 2019 Nguồn: UNCTAD, 2020, Tác động của đại dịch Covid đến thương mại và phát triển. 15
  16. Tăng trưởng kim ngạch thương mại của các nhóm nước trong Quý 1 và Quý 2 năm 2020 Đơn vị: % 0 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu -2 -5 -3 Quý 1/2020 Quý 2/2020 -6 -7 -10 -15 -17 -20 -18 -20 -22 -25 Các nền kinh tế phát triển Các nền kinh tế đang phát triển Nguồn: UNCTAD, 2020, Update global trade June, October 2020 Tăng trưởng kim ngạch dịch vụ của một số ngành qua các quý trong năm 2019-2020 Nguồn: https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/daily_update_e/serv_latest.pdf Truy cập tháng 1/2020 16
  17. 1.4.3. Xu hướng phát triển của đầu tư quốc tế - FDI vào các nước không đồng đều nhau và theo các thời kỳ cũng khác nhau - FDI bị chi phối bởi các TNC - Được thực hiện chủ yếu dưới dạng mua bán và sáp nhập - Có sự thay đổi theo lĩnh vực đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư - Nguồn vốn ODA tăng chậm và có xu hướng giảm Vốn FDI của thế giới và một số nhóm nền kinh tế trong giai đoạn 2007-2020 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: https://unctad.org/news/global-foreign-direct-investment-fell-42- 2020-outlook-remains-weak (truy cập tháng 2 năm 2020) 17
  18. Biến động dòng vốn FDI của thế giới và dòng vốn FDI vào các nhóm nền kinh tế trong năm 2019-2020 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: https://unctad.org/system/files/official-document/diaeiainf2021d1_en.pdf Truy cập tháng 2 năm 2021 Chương 2 HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1. Phân loại và ý nghĩa của hàng rào thương mại trong thương mại quốc tế 2.2. Hàng rào thuế quan 2.3. Hàng rào phi thuế quan 2.4. Tạo thuận lợi thương mại 18
nguon tai.lieu . vn