Xem mẫu

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC THỐNG KÊ CHO KHOA HỌC XÃ HỘI Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai v1.0016104219 1
  2. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai v1.0016104219 2
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày khái niệm về thống kê học. • Trình bày vai trò của thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội. • Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình nghiên cứu thống kê. • Trình bày một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu thống kê như tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể, tiêu thức thống kê, dữ liệu thống kê và các loại dữ liệu, nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, … • Trình bày khái niệm về đo lường trong thống kê và các yêu cầu của đo lường trong thống kê. • Trình bày về các loại thang đo thống kê. v1.0016104219 3
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Kiến thức chung về kinh tế - xã hội. v1.0016104219 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm về thống kê và quá trình nghiên cứu thống kê. v1.0016104219 5
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Một số vấn đề chung về thống kê 1.2 Đo lường và thang đo trong thống kê v1.0016104219 6
  7. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ 1.1.2. Vai trò của thống kê 1.1.1. Khái niệm chung về trong nghiên cứu khoa học thống kê học xã hội 1.1.3. Một số khái niệm cơ bản trong thống kê v1.0016104219 7
  8. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC Khái niệm Thống kê học là môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. • Có ý kiến cho rằng, thống kê là một nghệ thuật và khoa học về:  Thu thập.  Phân tích.  Trình bày.  Giải thích dữ liệu. v1.0016104219 8
  9. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC Đối tượng nghiên cứu của thống kê học: là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Không gian Mặt lượng Mặt chất Hiện tượng và Thời gian quá trình kinh tế xã hội số lớn v1.0016104219 9
  10. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC Quá trình nghiên cứu thống kê gồm 3 giai đoạn chính: Điều tra thống kê (thu thập dữ liệu) Tổng hợp thống kê (xử lý dữ liệu) Phân tích và dự báo thống kê v1.0016104219 10
  11. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo) Điều tra thống kê: là các phương pháp thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu này • Phương pháp thu thập thông tin  Phỏng vấn: gồm phỏng vấn cấu trúc (dựa vào bảng hỏi), phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn phi cấu trúc (phỏng vấn tự do, phỏng vấn sâu).  Quan sát.  Phân tích tư liệu. • Các loại điều tra thống kê  Điều tra toàn bộ: thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra.  Điều tra không toàn bộ: thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.  Điều tra chọn mẫu.  Điều tra trọng điểm.  Điều tra chuyên đề. • Qui trình thực hiện điều tra  Xây dựng phương án điều tra.  Thực hiện thu thập thông tin.  Phân tích dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả. v1.0016104219 11
  12. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo) Xây dựng phương án điều tra thống kê Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra Nội dung 7 Chọn mẫu điều tra Nội dung 6 Soạn thảo bảng hỏi Nội dung 5 Chọn phương pháp thu thập thông tin Nội dung 4 Xác định nội dung điều tra Nội dung 3 Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra Nội dung 2 Xác định mục đích nghiên cứu Nội dung 1 v1.0016104219 12
  13. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo) • Xác định mục đích điều tra: để trả lời cho câu hỏi tìm hiểu vấn đề gì và phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào hoặc để kiểm định một giả thuyết nào đó. Ví dụ: Thất nghiệp có làm cho người ta mất tự tin không? • Đối tượng điều tra là đối tượng chứa đựng thông tin cần thu thập. Xác định đối tượng điều tra không rõ ràng (thừa hoặc thiếu) sẽ dẫn đến kết quả không chính xác và gây lãng phí. • Đơn vị điều tra là đơn vị cung cấp thông tin về đối tượng. => Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Ví dụ: Khảo sát ý kiến của giáo viên tiểu học về thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về qui định đánh giá học sinh tiểu học. Khi đó đối tượng điều tra và đơn vị điều tra đều là giáo viên tiểu học. • Phạm vi điều tra là toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu. • Nội dung điều tra là danh mục các thông tin cần thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu → được thể hiện trong Phiếu điều tra (Bảng hỏi). • Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin: căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, đối tượng điều tra, khả năng của người tổ chức để lựa chọn. v1.0016104219 13
  14. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo) • Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra  Quy định cụ thể từng bước công việc phải tiến hành trong quá trình từ khâu tổ chức đến triển khai điều tra thực tế.  Quy định thống nhất về thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra.  Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó. Ví dụ: Thông tin về dân số Việt Nam tại thời điểm 0 h ngày 1/4/2009.  Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian được quy định để thu thập số liệu về lượng của hiện tượng được tích lũy trong cả thời ký đó. Ví dụ: Thông tin về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015.  Thời hạn điều tra là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu. Ví dụ: Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, thời gian thu thập số liệu là 20 ngày, từ ngày ¼ đến ngày 20/4/2009. v1.0016104219 14
  15. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo) • Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê nhằm làm cho các đặc trưng riêng biệt về từng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu bước đầu chuyển thành những đặc trưng chung của toàn bộ hiện tượng. • Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ trong tương lai, nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý. v1.0016104219 15
  16. 1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo) Trong quá trình nghiên cứu thống kê, các phương pháp thống kê được chia ra Thống kê mô tả Thống kê suy luận Bao gồm hoạt động thu Bao gồm các phương thập dữ liệu qua điều tra pháp ước lượng, kiểm và mô tả, biểu diễn dữ định giả thuyết thống kê, liệu bằng các bảng và đồ thị thống kê và việc phân tích mối liên hệ, dự tính toán các đặc trưng đoán... Từ quá trình phân của dữ liệu (các tham tích đó mà nhà quản lý có số thống kê mô tả) như thể ra quyết định dựa trên số trung bình, độ lệch cơ sở kết quả từ mẫu tiêu chuẩn… điều tra. v1.0016104219 16
  17. 1.1.2. VAI TRÒ CỦA THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI Một nghiên cứu không thể thiếu phân tích định lượng → phải sử dụng các phương pháp thống kê. Thống kê là cơ sở nhận thức hiện tượng nghiên cứu một cách khoa học. Thông tin thống kê là cơ sở để thông báo cho công chúng. Là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch và ra quyết định quản lý. v1.0016104219 17
  18. 1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ • Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị hoặc phần tử cần quan sát và phân tích. Các đơn vị này được gọi là đơn vị tổng thể. • Phân loại tổng thể  Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể, gồm:  Tổng thể bộc lộ là tổng thể có ranh giới rõ ràng, các đơn vị của tổng thể được biểu hiện cụ thể. Ví dụ: tổng thể luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội…  Tổng thể tiềm ẩn, các đơn vị tổng thể không được nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng. Ví dụ: tổng thể doanh nghiệp có hoạt động làm ăn phi pháp…  Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, gồm:  Tổng thể đồng chất bao gồm các đơn vị có những đặc điểm chủ yếu giống nhau có liên quan đến mục đích nghiên cứu.  Tổng thể không đồng chất bao gồm các đơn vị khác nhau về loại hình, về những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.  Căn cứ vào phạm vi điều tra, gồm:  Tổng thể chung bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.  Tổng thể mẫu là một tập hợp con được rút ra từ tổng thể chung, trong đó các đơn vị được chọn theo một nguyên tắc nào đó đảm bảo tính đại diện. v1.0016104219 18
  19. 1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ • Tiêu thức thống kê là đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. • Các loại tiêu thức thống kê  Tiêu thức thực thể: nói lên bản chất của đơn vị tổng thể, gồm:  Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh các thuộc tính của đơn vị tổng thể và không được biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, quốc tịch,...  Tiêu thức số lượng là tiêu thức phản ánh các đặc điểm về lượng của đơn vị tổng thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con số. Mỗi con số này được gọi là một lượng biến. Ví dụ: độ tuổi, thu nhập, chi tiêu,...  Khi tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể, gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ: giới tính…  Tiêu thức thời gian: nêu lên hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở thời gian nào.  Tiêu thức không gian: nêu lên phạm vi lãnh thổ bao trùm và sự xuất hiện theo địa điểm của hiện tượng nghiên cứu. v1.0016104219
  20. 1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ • Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của toàn bộ tổng thể trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Chỉ tiêu thống kê phản ánh tổng hợp biểu hiện mặt lượng của nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt. Ví dụ: Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014 là 7874,3 nghìn lượt khách.  Chỉ tiêu thống kê gồm:  Khái niệm của chỉ tiêu bao gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian và không gian;  Mức độ của chỉ tiêu là các trị số với các đơn vị tính phù hợp.  Các loại chỉ tiêu thống kê:  Theo tính chất biểu hiện: Chỉ tiêu tuyệt đối, biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng. Chỉ tiêu tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.  Theo đặc điểm thời gian: Chỉ tiêu thời kỳ, phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu thời điểm, phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định  Theo nội dung phản ánh: Chỉ tiêu khối lượng, biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng. Chỉ tiêu chất lượng, biểu hiện trình độ phổ biến và mối quan v1.0016104219 hệ so sánh trong tổng thể. 20
nguon tai.lieu . vn