Xem mẫu

  1. Chương 6: Thị trường giao sau (futures contract) 12/7/2012 1 2012, Ho Viet Tien
  2. Ví dụ 1: hợp đồng giao sau  Một người mua 1 hợp đồng giao sau đáo hạn tháng 12/2010 với giá 1450 USD/oz, mỗi hợp đồng có khối lượng là 100oz. Khi đáo hạn, nếu giá vàng trên thị trường spot là 1480USD/oz, người này sẽ lời 30USD/oz tương đương với mức lời 30USD x 100oz = 3000 USD/hợp đồng. Tuy nhiên nếu thị trường spot giảm xuống còn 1200USD/oz, người này sẽ lỗ 150USD/oz, tương đương 250USDx100oz=25000 USD/ hợp đồng. 12/7/2012 2
  3. Ví dụ 2 : NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA MỲ Vào ngày 15/01, vì sợ giá lúa mì giảm khi thu hoạch, một chủ trang trại Mỹ bán 10 hợp đồng loại 5000 thùng (36,369 lít/thùng – bushel) luá mỳ, đáo hạn vào tháng 9 với giá là 5 USD/ một thùng. Chi phí giao dịch là 30 USD / 1 hợp đồng. Ký quỹ bắt buộc của trung tâm thanh toán bù trừ là 2000 USD /1 hợp đồng. Ông ta đã thực sự nộp bằng tiền mặt. Vào ngày 15/06, chủ trang trại bán 50.000 thùng lúa mỳ thiệt cho hợp tác xã với giá 3.25 USD / 1 thùng. Đồng thời ông thanh toán hợp đồng giao sau trước thời hạn (tháng 9) với giá 3.40 USD/1 thùng. Lãi suất ngân hàng hiện hành là tương đương 12%/5 tháng, tính từ 15/01 đến 15/06. 1/ Hãy tính giá bán thực hiện đối với 50.000 thùng lúa mỳ ? 2/ So sánh giá bán thực hiện một thùng với giá mà ông ta đã phải chịu nếu không bảo đảm bởi thị trường hợp đồng giao sau.12/7/2012 3
  4. Các vấn đề đặt ra  Với những người phòng ngừa rủi ro, khi nào mua hợp đồng? khi nào bán hợp đồng?  Cơ chế tham gia thị trường và ra khỏi thị trường  Ký quỹ (đặt cọc)  Phí và phí “khứ hồi” (Round-trip commission)  Giao hàng và thanh toán tiền  Chức năng bảo hộ phòng ngừa rủi ro giá  Sự khác biệt giữa giao ngay (spot) và giao sau (future)  về giá  cách thức giao dịch  Lãi ngân hàng từ đâu  12/7/2012 ... 4
  5. Liên hệ giữa 2 thị trường : giao ngay và giao sau Giá Giao ngay Cơ sở Giao sau Thời gian Hiện tại Đáo hạn 12/7/2012 5
  6. Giải 15/01: giá bán : 10 HĐ x 5000 thùng x 5 USD = 250.000 USD chi phí 1 lần giao dịch : 10 HĐ x 30 USD = 300 USD (round-trip commission : phí tính cho 2 lần giao dịch – “đi” và “về”) 15/06: bán lúa mỳ: 50.000 thùng x 3.25 USD = 162.500 USD Thanh toán HĐ (mua)10 HĐ x 5000 thùng x (5USD - 3.4USD) = 80.000 USD Tiền lãi ngân hàng : 2000 USD x 10 HĐ x 0.12 = 2.400 USD Câu 1/ cộng : 162.500 + 80.000 + 2.400 - (300 USD x 2) = 244.300 USD Câu 2/ Đơn giá : 244.300 USD : 50.000 = 4.886 USD  5USD Chênh lệch giá : 4.886 USD / thùng - 3.25 USD / thùng = 1.636 USD/thùng (trong trường hợp không dùng giao sau) Lời do chênh lệch này : 1.636 USD x 50.000 thùng = 81.800 USD 12/7/2012 6
  7. Giới thiệu thị trường giao sau Chương này bao gồm các phần sau : I. Sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau II. Các định chế giao dịch hợp đồng giao sau và Cơ cấu sàn giao dịch giao sau III. Thanh toán bù trừ IV. Ký quỹ V. Thanh toán vị thế và ra khỏi thị trường VI. Các loại hợp đồng giao sau VII. Vai trò của thị trường giao sau VIII. Chiến lược bảo hộ, phòng ngừa rủi ro giá IX. Điều tiết thị trường 12/7/2012 7
  8. I. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts) và hợp đồng giao sau (Future Contracts)  Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa 2 bên giao hàng hóa vật chất (vd: vàng hay dầu mỏ) tại 1 thời điểm xác định trong tương lai và với giá ấn định được ghi rõ trong hợp đồng.  Hợp đồng kỳ hạn được thiết lập theo nhu cầu phù hợp với từng khách hàng về phẩm chất hàng hóa, khối lượng, thời điểm giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán... 12/7/2012 8
  9. VD: Mua bán gạo trên thị trường forward  Đối tác: Người mua và người bán  Hàng hóa/tài sản: gạo tấm 7%  Giao hàng/thanh toán: 6 tuần  Giá ấn định: 40.000.000  Người mua: AAA (vị thế mua – long position)  Người bán: BBB (vị thế bán – short position)  Khối lượng: 2 tấn  Số lượng hợp đồng còn giá trị (Open Interest): 1  Nếu chủ vựa gạo lập thêm 6 hợp đồng tương tự thì số open interest sẽ là 6. 12/7/2012 9
  10. Hợp đồng giao sau (Future Contracts)  Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận rất chi tiết và được chuẩn hóa về một loại hàng hóa được mô tả cẩn thận (chất lượng và số lượng hàng hóa) được giao hàng vào những thời điểm nhất định tại những địa điểm nhất định, bằng những cách thức nhất định, đồng thời giá cũng biến động một cách nhất định (biến động giá tối thiểu và tối đa mỗi ngày). 12/7/2012 10
  11. So sánh Forward với Futures TIÊU CHÍ FORWARD FUTURES Giao dịch tại sàn tập trung, qua đấu giá Không Có, CME... Sử dụng hợp đồng được tiêu chuẩn hóa Không Có, SL,CL... Sử dụng tổ chức thanh toán bù trừ để đảm Không Có, bảo việc thực thi hợp đồng Yêu cầu ký quỹ và thanh toán hàng ngày Không Có, từ 5-15% Có, đảo vị Có dễ dàng ra khỏi hợp đồng Không thế Điều tiết, kiểm soát bởi 1 tổ chức xác định Không Có Ngày giao hàng ấn định Không Có, t3,6,9,12 Bất cứ khối lượng Có Không Bất cứ sản phẩm Có Không 12/7/2012 11
  12. Các khoản chuẩn hóa trong hợp đồng giao sau 1. Khối lượng (37.500 pounds với café) 2. Chất lượng (bao nhiêu % vàng trong hợp đồng) 3. Tháng đáo hạn (3,6,9,12) 4. Điều kiện giao hàng (cách xa trung tâm 150 miles) 5. Các cách thức giao hàng (3 cách) 6. Ngày giao hàng (thứ 6 thứ 3 trong tháng) 7. Mức biến động giá tối thiểu (0.0005USD/pound) 8. Giới hạn biến động giá mỗi ngày (circuit breaker) 9. Ngày giờ giao dịch(đấu giá và on-line) Hợp đồng coffee Hợp đồng vàng 12/7/2012 12
  13. Hợp đồng vàng  100 ounces, mỗi ounce là 31.1035 grams, khối lượng không được quá ±5%  Mỗi hợp đồng là 1 thỏi vàng  Vàng tối thiểu 0.995 và tối đa 0.9999  Các giấy chứng nhận: nhà sản xuất (thương hiệu) được công chứng, người thử vàng được công chứng, khối lượng, người vận chuyển công chứng, mã 7 chữ số…  Lưu kho không quá 150 miles so với sàn giao dịch  Tháng thanh toán: 1) tháng tới, 2) tháng sau đó; 3) các tháng 2,4,8,10 của 23 tháng sau; 4) các tháng 6, 12 của 60 tháng sau.  Giá biến động theo bước giá 10 cents/ounce  Điều12/7/2012 khoản thanh toán: giao hàng và chuyển tiền 13
  14. Hợp đồng lúa mỳ tại CBOT  Khối lượng: 5000 giạ (bushels)/hợp đồng.  Chất lượng: No. 2 Soft Red, No. 2 Hard Red Winter No. 2 Dark Northern Spring, or No. 1Northern Spring.  Đáo hạn: tháng 7, 9, 12, 3 và 5.  Điều kiện giao hàng: Lúa mỳ được giao theo cách thông thường hoặc bằng giấy chứng nhận lưu kho (vd: chứng nhận của các kho vùng Chicago).  Ngày giao: bất cứ ngày làm việc nào trong tháng giao hàng.  Thanh toán: Người bán nhận thanh toán và trả chứng chỉ lưu kho cho người mua.  Mức biến động giá : 1/4 cent / bushel (36,369 litres).  Giới hạn biến động giá/ngày: mỗi ngày giá không được biến động quá 30 cents/bushel (tương đương 1500USD/hợp đồng).  Giờ giao dịch: từ 9:30 a.m. đến 1:15 p.m. giờ Chicago. 12/7/2012 14
  15. II. Định chế giao dịch hợp đồng giao sau  Có 2 tổ chức giúp giao dịch hợp đồng giao sau:  Sàn giao dịch (Exchanges)  Sàn giao dịch là tổ chức phi vu lợi hay vụ lợi cung cấp các hợp đồng chuẩn hóa về nguyên liệu, tỷ giá hay sản phẩm tái chính.  Tổ chức thanh toán bù trừ (Clearinghouse)  Tổ chức thanh toán bù trừ là cơ quan đi kèm với sàn giao dịch giúp điều phối việc thanh toán cũng như giao hàng. Tổ chức này đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia thị trường. 12/7/2012 15
  16. Sàn giao dịch tập trung: hệ thống giao dịch Hợp đồng giao sau giao dịch trên 2 hệ thống: Đấu giá mở (Open Outcry): Trong phương thức giá mở trên sàn giao dịch người giao dịch “xướng to” bằng lời lệnh của mình nhằm xác định đối tác có dự định giao dịch với mình. Hệ thống này sử dụng ban ngày của ngày thường Hệ thống giao dịch điện tử (Electronic Trading Platforms): Các hợp đồng được giao dịch thông qua mạng máy tính. Hình thức này chiếm hơn 50% số hợp đồng được giao dịch.Hệ thống này chủ yếu dùng vào ban đêm và ngày nghỉ 12/7/2012 16
  17. Sàn giao dịch tập trung: những người tham gia  Nhà đầu cơ (Speculator): Người giao dịch tham gia thị trường theo đuổi lợi nhuận, chấp nhận rủi ro cao.  Người bảo hộ (Hedger): người giao dịch tham gia thị trường giao sau nhằm bảo hộ phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm cơ sở.  Môi giới (Broker): cá nhân hay công ty làm trung gian môi giới cho những người giao dịch. 12/7/2012 17
  18. Các thị trường giao sau chính Table 1.6 Major Futures Exchanges in the World for 2003 EXCHANGE 2003 Volume Top 20 % (Futures Only) Volume Eurex (Germany) 668,650,028 24.55 Chicago Mercantile Exchange (USA) 530,989,007 19.49 Chicago Board of Trade (USA) 373,,669,290 13.72 Euronext-Liffe (Netherlands) 273,121,004 10.03 Mexican Derivatives Exchange (Mexico) 173,820,944 6.38 Bolsa de Mercadorias e Futuros (Brazil) 113,895,061 4.18 New York Mercantile Exchange (USA) 111,789,658 4.10 Tokyo Commodity Exchange (Japan) 87,252,219 3.20 London Metals Exchange (UK). 68,570,154 2.52 Korea Stock Exchange (South Korea) 62,204,783 2.28 Sydney Futures Exchange (Australia) 41,831,862 1.54 National Stock Exchange of India (India) 36,141,561 1.33 SIMEX (Singapore) 35,356,776 1.30 International Petroleum Exchange (UK) 33,258,385 1.22 OM Stockholm (Sweden) 22,667,198 .83 Tokyo Grain Exchange (Japan) 21,084,727 .77 New York Board of Trade (USA) 18,822,048 .69 Bourse de Montreal (Canada) 17,682,999 .65 MEFF Renta Variable (Spain) 17,109,363 .63 Tokyo Stock Exchange (Japan) 15,965,175 .59 12/7/2012 Total Top 20 2003 Futures Volume 2,723,882,242 100% 18 Source: Futures Industry Association.
  19. III. Tổ chức thanh toán bù trừ 1. Đảm bảo các bên giao dịch thực hiện nghĩa vụ của họ (thực hiện các lời hứa đã đưa ra). 2. Mỗi bên giao dịch chỉ có trách nhiệm với tổ chức thanh toán bù trừ mà không có trách nhiệm với người giao dịch khác. 3. Mỗi sàn giao dịch chỉ sử dụng 1 tổ chức thanh toán bù trừ. 4. Tổ chức thanh toán bù trừ có thể là một đơn vị trực thuộc sàn giao dịch, cũng có thể là 1 tổ chức độc lập. 5. Theo quy định 2000 CFMA, nghiệp vụ thanh toán bù trừ có thể khác nhau trong các ngành khác nhau. 6. Tổ chức thanh toán bù trừ không được tham gia giao dịch cho tài khoản của chính mình. 12/7/2012 19
  20. Chức năng của tổ chức thanh toán bù trừ trên thị trường  Trách nhiệm khi không có tổ chức thanh toán bù trừ Người mua Người bán Trách nhiệm khi sử dụng tổ chức thanh toán bù trừ Thanh toán Người mua Người bán bù trừ 12/7/2012 20
nguon tai.lieu . vn