Xem mẫu

  1. Chương 1 Tổng quan về Thị trường chứng khoán Th.s Nguyễn Văn Tâm Mục tiêu • Sau khi học xong chương này, sinh viên phải: – Nắm được bản chất của thị trường chứng khoán. – Hiểu được cơ chế hoạt động của một thị trường chứng khoán. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 1
  2. Nội dung • Khái quát về thị trường chứng khoán • Bản chất & chức năng của thị trường chứng khoán • Cơ cấu của thị trường chứng khoán • Hàng hóa của thị trường chứng khoán • Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán • Vai trò của TTCK trong nền kinh tế • Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Khái quát về thị trường chứng khoán Chương 1 – Tổng quan về TTCK 2
  3. Lịch sử hình thành • Thị trường chứng khoán (Securities Market) được xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 ở các quốc gia Tây Âu như Bỉ, Hà Lan, Anh. • Ở giai đoạn này tại những thành phố trung tâm mua bán, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để bàn bạc về việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa (chủ yếu là nông sản, khoán sản), ngoại tệ,… • Phiên chợ riêng ban đầu dần dần đổi thành Sở giao dịch (Mậu dịch trường) Thị trường chứng khoán Mỹ • Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện từ năm 1792 & đến nay đã trở thành một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất toàn cầu. • Với trình độ cao về công nghệ, nhân lực, hệ thống luật chứng khoán & cơ quan quản lý nhà nước mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ được nhiều nước học tập, áp dụng. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 3
  4. Thị trường chứng khoán Mỹ • Các sở giao dịch chứng khoán lớn hiện nay: – Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) – Sở giao dịch chứng khoán NASDAQ Khái niệm thị trường chứng khoán • Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung & dài hạn cho nền kinh tế. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 4
  5. Khái niệm thị trường chứng khoán • Thị trường chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền. Bản chất – Chức năng của thị trường chứng khoán Chương 1 – Tổng quan về TTCK 5
  6. Bản chất của thị trường chứng khoán • Thị trường chứng khoán là nơi tập trung & phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. • Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp. • Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ. • Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa. Chức năng của thị trường chứng khoán • Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; • Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; • Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô; • Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán; • Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 6
  7. Các nguyên tắc hoạt động Tập trung Trung gian Các nguyên tắc hoạt động của Đấu giá TTCK Công khai Cơ cấu của thị trường chứng khoán Chương 1 – Tổng quan về TTCK 7
  8. Căn cứ vào phương thức giao dịch Thị trường cơ cấp Thị trường chứng khoán Thị trường thứ cấp Phân loại theo tính chất đăng ký Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung (OTC) (Sở giao dịch chứng khoán) Chương 1 – Tổng quan về TTCK 8
  9. Phân loại theo công cụ lưu thông 1 2 3 Thị trường Thị trường Thị trường cổ trái phiếu các công cụ phiếu phái sinh Hàng hóa của thị trường chứng khoán Chương 1 – Tổng quan về TTCK 9
  10. Bản chất của chứng khoán • Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền & lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, bao gồm: – Trái phiếu (Chứng khoán nợ) – Cổ phiếu (Chứng khoán vốn) – Chứng chỉ quỹ đầu tư – Chứng khoán phái sinh Phân loại chứng khoán Căn cứ vào nội Căn cứ vào Căn cứ vào lợi hình thức tức dung • Chứng khoán • Chứng khoán • Chứng khoán nợ có lợi tức ổn ký danh định • Chứng khoán • Chứng khoán vốn • Chứng khoán vô danh có lợi tức không ổn định Chương 1 – Tổng quan về TTCK 10
  11. Chứng khoán nợ (Trái phiếu) Trái phiếu • Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành & người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ & hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. • Trên giấy chứng nhận nợ có ghi mệnh giá của trái phiếu & tỷ suất lãi trái phiếu. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 11
  12. Những đặc trưng của trái phiếu • Mệnh giá: là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. • Tỷ suất lãi trái phiếu là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Những đặc trưng của trái phiếu (tt) • Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá. • Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 12
  13. Những đặc trưng của trái phiếu (tt) • Quyền mua lại: đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu & hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Các loại trái phiếu Trái phiếu chính phủ Trái phiếu chính quyền địa phương Trái phiếu doanh nghiệp Chương 1 – Tổng quan về TTCK 13
  14. Trái phiếu thu nhập • Là trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ thuộc vào mức thu lợi hàng năm của công ty. • Loại trái phiếu này thường được phát hành khi công ty gặp khó khăn về tài chính hay cần huy động vốn đần tư cho các dự án. Trái phiếu có thế chấp • Là loại trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành phải có thế chấp bằng tài sản hay chứng khoán. • Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao bằng chính tài sản thế chấp trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 14
  15. Trái phiếu không có thế chấp • Một số công ty lớn có uy tín trên thị trường có thể phát hành trái phiếu mà không cần thế chấp. • Nếu công ty bị phá sản, người cầm trái phiếu này sẽ được trả nợ sau các trái chủ có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, nhưng trước các cổ đông. Trái phiếu có thể chuyển đổi • Là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá của cổ phiếu được ấn định trước là giá chuyển đổi. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 15
  16. Trái phiếu có thể chuộc lại • Trái phiếu này có kèm điều khoản được công ty chuộc lại sau một thời gian với giá chuộc lại thường cao hơn mệnh giá. Trái phiếu có lãi suất ổn định • Là loại trái phiếu truyền thống được phát hành phổ biến ở tất cả các TTCK trên thế giới. • Lãi suất ổn định & định kỳ thường 6 tháng hay 1 năm một lần trong suốt thời gian lưu hành trái phiếu. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 16
  17. Trái phiếu có lãi suất thả nổi • Là loại trái phiếu mà lãi suất của nó được điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trường. • Thông thường cứ 6 tháng 1 lần, căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng điều chỉnh lãi suất trái phiếu cho phù hợp. Trái phiếu chiết khấu • Là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ. • Căn cứ vào lãi suất thị trường lúc phát hành để định ra giá của trái phiếu, giá này rất thấp so với mệnh giá gọi là giá chiết khấu, nhưng khi đáo hạn trái chủ lại được hoàn lại vốn gốc bằng với mệnh giá của trái phiếu. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 17
  18. Trái phiếu quốc tế • Là giấy nợ được chính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành ra trên thị trường vốn quốc tế để huy động vốn đầu tư bằng ngoại tệ. Lợi tức của trái phiếu Tiền lãi định Chênh kỳ lệch giá Lãi của lãi Lợi tức của trái phiếu Chương 1 – Tổng quan về TTCK 18
  19. Rủi ro trái phiếu Lãi suất Tái đầu tư Rủi ro Thanh khoản Thanh toán Tỷ giá hối đoái Lạm phát Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu • Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu • Thời gian đáo hạn • Dự kiến về lạm phát • Biến động lãi suất thị trường • Thay đổi tỷ giá hối đoái Chương 1 – Tổng quan về TTCK 19
  20. Chứng khoán vốn (Cổ phiếu) Cổ phiếu thường • Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. • Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông. • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như chịu mọi rủi ro trong kinh doanh. Chương 1 – Tổng quan về TTCK 20
nguon tai.lieu . vn