Xem mẫu

  1. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC Bài giảng dành cho lớp NVSP GV: TS. Nguyễn Thị ngọc Zalo, viber: 0902494329
  2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Kiến thức - Hoàn thiện kiến thức về bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí người. - Mô tả được đặc điểm tâm lí của lứa tuổi sinh viên - Phân tích được cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên - Đánh giá được đặc điểm lao động SP của giảng viên trong cơ sở giáo dục ĐH Kỹ năng - Vận dụng được kiến thức giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy đại học. Thái độ - Có định hướng rèn luyện nhân cách người giảng viên - Có ý thức đầy đủ về lao động sư phạm ở trường ĐH
  3. Tài liệu học tập 1.Huỳnh Văn Sơn (CB) (2012), Giáo trình Tâm lý học giáo dục đại học, NXB ĐH Sư phạm TPHCM 2.Nguyễn Thạc (CB) (2009), Tâm lí học sư phạm đại học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội 3.Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lí học phát triển, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
  4. 1. BẢN CHẤT VÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜI 1.1. Bản chất của sự phát triển tâm lí người - Sự phát triển tâm lý là quá trình biến đổi về chất của các quá trình, các chức năng, các cơ chế tâm lý nhằm tạo ra những cấu trúc tâm lý mới.
  5. - Sự phát triển tâm lý người có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với sự tăng trưởng thể chất và sự chín muồi các chức năng sinh học của cơ thể. - Sự phát triển TL người là quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người, biến chúng thành những kinh nghiệm riêng thông qua hoạt động tích cực của cá nhân trong môi trường văn hóa xã hội. - Sự phát triển tâm lý cá nhân là quá trình chủ thể hoạt động tích cực tạo ra nhân cách độc đáo của chính mình.
  6. Tính không đồng đều 1.2. QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Tính mềm dẻo và khả Tính tích cực năng bù trừ
  7. QUY LUẬT VỀ TÍNH KHÔNG ĐỒNG ĐỀU Trong những điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay trong những điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau… cũng không thể phát triển ở mức độ như nhau trong cùng 1cá nhân hay giữa cá nhân này với cá nhân khác. Có những thời kỳ tối ưu đối với sự phát triển một hình thức hoạt động tâm lý nhất định
  8. QUY LUẬT VỀ TÍNH TÍCH CỰC Tâm lí cá nhân là kết quả của quá trình hoạt động tích cực của mỗi người, là sản phẩm của chính mình trong quá trình tương tác với người khác, với cộng đồng và xã hội.
  9. QUY LUẬT VỀ TÍNH MỀM DẺO VÀ KHẢ NĂNG BÙ TRỪ Tâm lý người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên luôn có khả năng thay đổi và bù trừ cho nhau.
  10. THẢO LUẬN 1. Hãy minh họa cho những quy luật trên bằng những biểu hiện cụ thể của SV. 2. Anh/chị sẽ vận dụng những quy luật trên như thế nào vào công tác giảng dạy của bản thân.
  11. TẬP NHIỄM 1.1.3. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN TL NGƯỜI HỌC TẬP BẮT CHƯỚC
  12. 2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI SINH VIÊN TỰ Ý THỨC 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐẶC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRƯNG KẾ HOẠCH ĐƯỜNG ĐỜI
  13. 2.1.1. Đặc điểm về tự ý thức của sinh viên - Được hình thành trong quá trình xã hội hóa. - Liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức, kế hoạch tương lai - Tự đánh giá bản thân theo chuẩn giá trị riêng. - Lòng tự trọng, tự tin được hình thành
  14. TRAO ĐỔI 1. Theo anh/chị, hiện nay, SV đang theo đuổi những gía trị nào? 2. Điều gì tạo nên thực trạng đó?
  15. 2.1.2. Định hướng giá trị của sinh viên - Những giá trị chung: Học vấn, niềm tin, nghề nghiệp, sống có mục đích, tự trọng. - Giá trị nhân cách: + Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả + Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh + Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài + Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm + Biết xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận
  16. Giá trị nghề nghiệp + Nghề có thu nhập cao + Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ + Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích + Có điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình + Có điều kiện phát triển năng lực + Được xã hội tôn trọng + Nghề bảo đảm yên tâm suốt đời + Nghề có thể giúp ích cho nhiều người + Có điều kiện tiếp tục học lên
  17. 2.1.3. Kế hoạch đường đời của sinh viên - Tính lãng mạn cao hơn thực tiễn - Chưa cụ thể, rõ ràng - Dễ thay đổi
  18. 2.2. Nhân cách của sinh viên 2.2.1. Đặc điểm - Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển mạnh - Có sự trưởng thành về mặt xã hội - Đời sống tình cảm trở nên sâu sắc, bền vững - Hình thành được khả năng tự giáo dục
  19. 2.2.2. Các kiểu nhân cách sinh viên Căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, có nhiều loại nhân cách khác nhau. Căn cứ vào thái độ tham gia hoạt động học tập và hoạt động chính trị - xã hội, sinh hoạt tập thể, có thể có các loại sau: - SV tích cực toàn diện - SV trung bình toàn diện - SV tích cực ở 1 lĩnh vực
  20. 3. CƠ SỞ TLH CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 3.1. Bản chất của hoạt động dạy học ở Đại học 3.1.1. Bản chất của hoạt động dạy Hoạt động dạy học là hoạt động tổ chức để SV khám phá tri thức, nghiên cứu khoa học và hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng cũng như dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách nhằm chuẩn bị nghề nghiệp ở tương lai.
nguon tai.lieu . vn