Xem mẫu

  1. TÂM LÝ HỌC ĐẠI  CƯƠNG GV: ThS.Trần Thị Thanh Trà Email: thanhtrahvt@gmail.com
  2. NỘI DUNG • Chương 1: Những vấn đề chung về tâm lý học đại cương • Chương 2: Hoạt động nhận thức • Chương 3: Vô thức và Ý thức • Chương 4: Tình cảm • Chương 5: Ý chí và hành động ý chí • Chương 6: Nhân cách và sự hình thành nhân cách
  3. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1. Khái quát về tâm lý học. 1.1.Tâm lý là gì?
  4. Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
  5. Tâm lý học ? TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lí trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người.
  6. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển TLH 1.2.1. Những tư tưởng TLH thời cổ đại Tâm lí người là “linh hồn”- do các lực lượng siêu nhiên như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. “Linh hồn” là cái có trước, thế giới vật chất là cái thứ hai, có sau. Khổng Tử (551 – 479 TCN) nói đến chữ “tâm”; Xocrate (469 – 399 TCN) tuyên bố “Hãy tự biết mình”. Đại diện tiêu biểu: Platôn, Becơli, Xocrate, Arixtốt,…
  7. - Tâm hồn thực vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (tâm hồn dinh dưỡng). - Tâm hồn động vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (tâm hồn cảm giác). - Tâm hồn trí tuệ: chỉ có ở người (tâm hồn suy nghĩ). Tâm hồn do nguyên tử tạo thành, “nguyên tử lửa” là nhân tố tạo nên tâm lý. Arixtot (348 – 322 Đêmôcrit (460 - 370 TCN) TCN)
  8. - Tâm hồn trí tuệ nằm ở đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô. - Tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc. - Tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ. Platôn (427 – 347 TCN)
  9. 1.2.2. Những tư tưởng TLH từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước - Thuyết nhị nguyên: R. Đêcac cho rằng vật chất và tâm hồn tồn tại song song. Cơ thể người phản xạ như cái máy còn tâm lý thì không thể biết được. - Vônphơ (Đức) xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm” (1732), “Tâm lý học lý trí” (1734)  TLH ra đời từ đó. - L. Phơbach khẳng định: tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của bộ não.
  10. TLH trở thành một khoa học độc lập Từ những thành tựu khoa học: thuyết tiến hoá của S. Đacuyn (1809 – 1882), thuyết tâm sinh lý học giác quan của Hemhôn (1821 – 1894), thuyết tâm vật lý học của Phecsne 91801 – 1887)… Sự kiện đặc biệt là năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (1832 – 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm TLH đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic và một năm sau, nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên của thế giới.
  11. 1.3. Các quan điểm cơ bản trong TLH hiện đại 3.1. Tâm lý học hành vi Đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người và động vật, không tính đến các yếu tố nội tâm. S-R Stimulant - Reaction Kích thích - Phản ứng John Watson (1878 – 1958)
  12. Nhận xét: Ưu điểm Nhược điểm Coi hành vi là do Quan niệm một ngoại cảnh quyết cách cơ học, máy định, hành vi có thể quan sát được, móc về hành vi, nghiên cứu một cách đánh đồng hành vi khách quan, từ đó có của con người và thể điều khiển hành con vật. vi theo phương pháp “Thử - Sai”.
  13. 1.3.2. Tâm lý học Gestalt (TLH cấu trúc) Dòng phái này ra đời ở Đức, các đại diện tiêu biểu như: Vecthainơ (1880-1943), Côlơ (1887-1967), Côpca(1886-1947). Họ đã đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật” bừng sáng” của tư duy. Tuy nhiên, ít chú ý đến vai trò của kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử.
  14. 1.3.3. Phân tâm học Tách con người thành 3 khối: cái ấy (vô thức, tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi, quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người), cái tôi (tồn tại theo nguyên tắc hiện thực) và cái siêu tôi (tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép). Ưu: Đã cố gắng đưa TLH đi theo hướng khách quan, góp phần trong việc giải thích giấc mơ. Nhược: Đề cao quá đáng cái bản năng vô thức, phủ nhận vai trò của ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí ngườSigmund lí loài vật. – 1939) i với tâm Freud (1859
  15. 1.3.4. Tâm lý học nhân văn Do hai nhà tâm lý học Mỹ là C. Rôgiơ và H. Maxlâu sáng lập. Họ quan niệm rằng bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kỳ diệu. C. Rôgiơ cho rằng con người ta cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau. Carl Rogers (1902 – H. Maslow (1908 – 1970) 1987)
  16. Ưu điểm: Hướng con người đến một xã hội tốt đẹp Nhược điểm: quá đề cao những cảm nghiệm, thể nghiệm của bản thân, tách con người ra khỏi những mối quan hệ xã hội, thiếu tính thực tiễn. Tháp nhu cầu của Maslow
  17. 1.3.5. Tâm lý học nhận thức Hai đại biểu nổi tiếng là G.Piagiê (Thuỵ Sỹ) và Brunơ (Mỹ). Trường phái này nghiên cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể, với não bộ và đã xây dựng đựơc nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí. Tuy nhiên, dòng phái này coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, thực tiễn của hoạt động nhận thức Jean Piaget (1896 – 1980)
  18. 1.3.6. Tâm lý học hoạt động Do các nhà TLH Xô Viết sáng lập như: L.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev, A.R.Luria… lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, xây dựng nên TLH lịch sử người: coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não, thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động, trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xa hội.
  19. 1.4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học Đối tượng: Là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật và mối quan hệ giữa các iện tượng tâm lý.
  20. 2. Bản chất hiện tượng tâm lý người. *. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
nguon tai.lieu . vn