Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG -------------- BAØI GIAÛNG T¢M Lý HäC §¹I C¦¥NG Giảng viên: NGÔ THẾ LÂM
  2. TÀI LIỆU HỌC TẬP TÀI LIỆU CHÍNH 1. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, 2001, NXB Đại học Quốc gia 2. Ngô Thế Lâm, Bài giảng Tâm lý học đại cương, 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Thị Sen, Bài giảng Tâm lý học đại cương, Thư viện số Đại học Nha Trang 2. Lê Thị Hân, Huỳnh Văn Sơn (CB), Tâm lý học đại cương, 2012, NXB ĐHQG TP.HCM 3. Dương Thị Diệu Hoa, Tâm lý học phát triển, 2011, NXB ĐHSP Hà Nội
  3. CẤU TRÚC MÔN HỌC Chương 1. Bản chất của hiện tượng tâm lý người Chương 2. Sự hình thành, phát triển tâm lý – ý thức Chương 3. Các quá trình nhận thức Chương 4. Trí nhớ Chương 5. Ngôn ngữ Chương 6. Các phẩm chất và thuộc tính điển hình của nhân cách Chương 7. Các con đường hình thành & phát triển nhân cách Chương 8. Lêch chuẩn
  4. Chương 1. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI 1. Khái niệm và phân loại 2. Các yếu tố tạo nên bản chất tâm lý người 3. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
  5. 1 Khái niệm và phân loại 1.1. Tâm lý là gì? 1.2. Tâm lý học là gì? 1.3. Đối tượng của tâm lý 1.4. Chức năng của tâm lý 1.5. Phân loại các hiện tượng tâm lý
  6. 1 1.1 Tâm lý là gì?  Chữ “tâm” thường được dùng với các cụm từ “tâm can”, “tâm địa”, “tâm đắc”, “nhân tâm”…  Chữ “lý” tức là lý lẽ của tâm hồn (lý lẽ về cái bên trong)  Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa: “Tâm lý là những ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”  Nói một cách khái quát: “Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trong đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội loài người”.
  7. Đặc điểm của các hiện tượng tâm lý  Là hiện tượng kỳ lạ, huyền bí nhưng khả tri.  Là hiện tượng tinh thần, phi vật chất, không thể cầm nắm, sờ mó, cân đo đong đếm một cách trực tiếp được mà phải nghiên cứu bằng các phương pháp và phương tiện gián tiếp.  Là hiện tượng gần gũi, thiết thân với mọi người.  Hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng sinh lý và các hiện tượng xã hội khác.  Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau.  Có sức mạnh vô cùng to lớn theo cả nghĩa là động lực tâm lý hoặc trở ngại tâm lý.
  8. 1 1.2 Tâm lý học là gì?  Trong tiếng Latinh, “Psyche” nghĩa là “tinh thần”, “linh hồn”. “Logos” nghĩa là “khoa học”, “học thuyết”. Và do đó, “tâm lý học” (Psychology) được gọi là khoa học về tâm hồn. TLH là một khoa học nghiên cứu về tâm lý người, về các quy luật xuất hiện và phát triển của hiện tượng tâm lý, nhằm đem lại cho con người những tri thức khoa học, phục vụ cho sự phát triển của xã hội nói chung.
  9. 1 1.3 Đối tượng của tâm lý học  Mỗi khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới  Các khoa học nghiên cứu những vận động tự nhiên thuộc nhóm KHTN  Các khoa học xã hội nghiên cứu những vận động xã hội thuộc nhóm KHXH  TLH nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ TGKQ vào não của con người, sinh ra các HTTL. Vậy, Đối tượng của TLH là các HTTL với tư cách là những hiện tượng tinh thần do TGKQ tác động vào não người gây nên. TLH nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.
  10. Hoạt động tâm lý
  11. 1 1.4 Chức năng của tâm lý  Chức năng định hướng cho mọi hoạt động (thông qua hệ thống động cơ, động lực, hướng hoạt động vào mục đích đã được xác định).  Chức năng điều khiển (kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp… làm cho hoạt động diễn ra có ý thức và đem lại hiệu quả.  Chức năng điều chỉnh (phù hợp với mục tiêu đã xác định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép).
  12. 1 1.5 Phân loại các hiện tượng tâm lý - Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm TÂM LÝ Các quá trình Các trạng thái Các thuộc tính tâm lý tâm lý tâm lý
  13. - Căn cứ vào tính có chủ định hay không có chủ định + Các hiện tượng tâm lý có ý thức + Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức - Căn cứ vào cách thức biểu hiện + Các hiện tượng tâm lý sống động + Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng - Căn cứ vào nguồn gốc nảy sinh + Các hiện tượng tâm lý cá nhân + Các hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục, tập quán, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội…).
  14. 2 CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN BẢN CHẤT TÂM LÝ NGƯỜI Các quan niệm khác nhau về bản chất của HTTL người:  Quan niệm duy tâm khách quan  Quan niệm duy tâm chủ quan  Quan niệm duy vật tầm thường  Quan niệm duy vật biện chứng  Tâm lý người là chức năng của não  Tâm lý người là sự phản ánh HTKQ vào não người thông qua chủ thể Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
  15. 2.1. Tâm lý là chức năng của não  CNDV biện chứng khẳng định, vật chất có trước, tâm lý, tinh thần có sau.  Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó. Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não.
  16. 2.2. Tâm lý là sự phản ánh HTKQ vào não người thông qua chủ thể  HTKQ là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài, độc lập với ý thức của chúng ta. HTKQ có thể là vật chất hay tinh thần, tự nhiên hay xã hội và tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn luôn vận động.  Phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác sau quá trình tác động qua lại giữa chúng.  Các cấp độ phản ánh: Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới nhiều hình thức (cơ, lý, hóa, sinh học đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý).
  17. Phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt  Đó là sự tác động của HTKQ vào não người – tổ chức vật chất cao nhất Hình ảnh tâm lý, tinh thần (để lại dấu vết).  Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” như một bản sao về thế giới, song nó có những đặc điểm sau:  Hình ảnh TL mang tính sinh động, sáng tạo cao
  18.  Hình ảnh TL mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân: Ôi, cô gái xinh quá! Bình thường thôi + Mỗi chủ thể khi tạo ra hình ảnh tâm lý đã đưa toàn bộ hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm, cái riêng của mình (nhu cầu, hứng thú, sở thích…) vào đó.
  19. + Cùng nhận thức một HTKQ nhưng các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lý có sắc thái, mức độ khác nhau. + Cùng một HTKQ tác động vào một chủ thể tại những thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, tâm trạng khác nhau thì sẽ có những biểu hiện và sắc thái khác nhau. + Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận rõ rệt nhất. + Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể bày tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với HTKQ.
  20. Tại sao tâm lý người này khác người kia?  Mỗi người có sự khác biệt nhất định về các đặc điểm cơ thể, thần kinh, não bộ  Mỗi người có sự khác nhau về hoàn cảnh sống và điều kiện giáo dục  Mỗi người có sự khác nhau về tính tích cực hoạt động trong các mối quan hệ xã hội và giao tiếp
nguon tai.lieu . vn