Xem mẫu

  1. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá BÀI 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Tài chính quốc tế (2011), 2. Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở (2005). Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 3 trong học phần Tài chính quốc tế 1 nghiên cứu những vấn đề:  Tổng quan về tỷ giá;  Các chế độ tỷ giá trong lịch sử;  Các nhân tố tác động đến tỷ giá;  Chính sách tỷ giá;  Câu hỏi nghiên cứu, thảo luận và bài tập. Mục tiêu  Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về tỷ giá bao gồm khái niệm, cách niêm yết tỷ giá, các chế độ tỷ giá, các nhân tố tác động đến tỷ giá, chính sách tỷ giá.  Từ đó, giúp sinh viên liên hệ thực tiễn và phân tích cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian gần đây.  Cung cấp cho sinh viên cách thức tính tỷ giá chéo. 42 TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205
  2. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá Tình huống dẫn nhập Ngay từ đầu năm 2014, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đề ra mục tiêu là tiếp tục ổn định tỷ giá với biên độ tăng không quá 2% trong năm 2014 nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND. 1. Việc điều hành chính sách tỷ giá năm 2014 đã tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào? 2. Kết quả điều hành tỷ giá trong năm 2014? TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205 43
  3. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 3.1. Tổng quan về tỷ giá 3.1.1. Khái niệm Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Coi một đồng tiền là hàng hóa được biểu hiện bằng số lượng đơn vị của một đồng tiền khác. Tỷ giá so sánh về mặt giá trị giữa 2 đồng tiền.  Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá o Đồng tiền yết giá (Commodity currency) (C): có số đơn vị cố định, bằng 1. o Đồng tiền định giá( Terms Currency) (T): có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ: 1 AUD = 0,7642 USD AUD là đồng yết giá, USD là đồng định giá.  Ngân hàng yết giá, ngân hàng hỏi giá o Ngân hàng yết giá (Quoting bank) là ngân hàng niêm yết tỉ giá mua và tỉ giá bán ra. o Ngân hàng hỏi giá (Asking bank) là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá. o Một ngân hàng có thể là ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá trên Interbank.  Yết tỉ giá hai chiều (Two way quotation) Trong kinh doanh ngân hàng luôn yết tỉ giá hai chiều: một là tỉ giá mua vào, hai là tỉ giá bán ra. Tỉ giá mua vào đứng trước và thấp hơn tỉ giá bán ra. Chênh lệch giữa chúng là thu nhập gộp của ngân hàng, bao gồm: chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng. 3.1.2. Cách biểu diễn, niêm yết và đọc tỷ giá  Biểu diễn trực tiếp, biểu diễn gián tiếp Do đồng đô la Mỹ đóng vai trò trung tâm nên điều quan trọng cần nhớ đó là ở những quốc gia ngoài Mỹ thì tất cả các tỷ giá so với USD thường là tỷ giá trực tiếp, tức là giá trị nội tệ của một đô là. Tuy nhiên có một số trường hợp như nhắc trong slide đưa ra tỷ giá gián tiếp. Đồng bảng Anh đóng một vai trò lịch sử trong bối cảnh quốc tế và nó luôn luôn được yết giá theo giá trị đô la của một bảng Anh. Khi đồng Euro được áp dụng vào năm 1999 thì một quyết định được đưa ra nhằm điều chỉnh quy tắc yết giá theo giá trị ngoại tệ của một Euro. Quy tắc này áp dụng cho tỷ giá của Euro so với bất kỳ đồng tiền nào bao gồm cả đồng đô la. Bởi vậy tỷ giá hối đoái giữa đô la euro xuất hiện trong các giao dịch là EUR/USD = 1,25 Note không nên nói tỷ giá tăng hay giảm mà nói là đồng tiền nào tăng giá hay giảm giá để tránh nhầm lẫn. Bởi vì luôn có một số lượng các đồng tiền được yết giá mà không chỉ ra mỗi loại đồng tiền đó đang đóng vai trò là đồng tiền gì (đồng tiền định giá hay yết giá) nên điều quan trọng là phải theo dõi xem đồng bản tệ là 44 TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205
  4. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá đồng nào và quy tắc yết giá nào được sử dụng (trực tiếp hay gián tiếp) để từ đó liên hệ với một sự tăng giá trị hoặc sự giảm giá trị của từng loại. Ví dụ, tỷ giá hối đoái giữa Euro và đô là Mỹ có thể được yết giá hoặc là Euro/đô la hoặc là Đô la/ Euro. Nếu Mỹ là nước nội địa và sử dụng cách yết giá trực tiếp thì một sự giảm giá trị của đồng Euro được yết giá nghĩa là sự giảm đi giá cả bằng đô la của nó. Nếu là yết giá gián tiếp thì một sự tăng lên của tỷ giá hối đoái. Nếu yết giá gián tiếp ở thị trường Euro thì một sự tăng lên của tỷ giá hối đoái có nghĩa là một sự tăng giá trị của đồng Euro yết giá. Như vậy tăng giá trị của đồng ngoại tệ cũng có nghĩa là sự giảm giá trị của đồng bản tệ. Nội tệ Ngoại tệ Tỷ giá hối đoái gián tiếp Tỷ giá hối đoái trực tiếp Tăng giá trị Giảm giá trị Tăng Giảm Giảm giá trị Tăng giá trị Giảm Tăng  Cách viết tỷ giá o Cách biểu diễn: Cách viết đầy đủ: 1 USD = 18.000 VND Cách viết gọn hơn: USD/VND = 18.000 Cách viết chuyên nghiệp: VND = 18.000 o Nếu tỷ giá mua và bán: Cách viết đầy đủ USD/VND = 18.010 – 18.020 Hay VND = 18.010 – 18.020 Cách viết gọn hơn USD/VND = 18.010/20 Hay VND = 18.010/ 20 Cách viết chuyên nghiệp: USD/VND = 10/20 Hay VND = 10/20 o Biểu diễn một tỷ giá gồm 4 chữ số thập phân và không được làm tròn số vì chênh lệch làm tròn số quá lớn nếu kinh doanh lớn. o Mệnh giá nhỏ VND/USD số chữ số hàng đơn vị cộng 3. Ví dụ: USD/VND = 20.800,000 o Số chữ số hàng đơn vị là 5  VND/USD = 0,00004807 (8 chữ số hàng thập phân). o Doanh thu của nhà kinh doanh ngoại tệ là chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Giá bán bao giờ cũng phải cao hơn giá mua. o Trong trường hợp trên thị trường liên ngân hàng các ngân hàng xác định không lấy lãi của nhau nên tỷ giá là tỷ giá trung bình. 3.1.3. Phân loại tỷ giá Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:  Tỷ giá giao ngay (Spot rate) thực hiện trong giao dịch giao ngay J/T+2 (hoặc 3) tùy theo mức độ phát triển của thị trường. Thị trường càng phát triển thì thời gian giao dịch càng rút ngắn. 2 hoặc 3 ngày là ngày làm việc trừ ngày nghỉ ví dụ T là thứ 5 thì T + 2 là thứ 2 tuần sau. TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205 45
  5. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá  Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate) trong giao dịch kỳ hạn: hợp đồng ký ngày hôm nay nhưng được thực hiện sau T/J + 2.  Thị trường chính thức: tuân thủ 100% quy định của Nhà nước.  Thị trường tự do (không chính thức) chỉ một phần quy định được thực hiện. Thị trường tự do bổ sung những thiếu sót cho thị trường chính thức bởi lẽ trong trường hợp tăng cầu về đồng ngoại tệ trên thị trường chính thức thiếu thì phải tìm đến lượng bổ sung từ thị trường tự do.  Ở các nước phát triển tỷ giá trên 2 thị trường này không quá khác nhau. Nếu tỷ giá trên hai thị trường này quá khác nhau thì số giao dịch trên thị trường tự do sẽ nhiều hơn, sẽ gây khó khăn cho các cơ quan kiểm tra, giám sát về mức độ chấp hành luật pháp. Căn cứ vào cơ chế điều hành:  Tỷ giá danh nghĩa: thể hiện trên tất cả các hợp đồng.  Tỷ giá thực: Er = En × Pf/Pd Trong đó Pf là foreign Price Index và Pd là Domestic Price Index. Căn cứ vào quan hệ thương mại quốc tế:  Tỷ giá song phương  Tỷ giá đa phương Khi tính tỷ giá chéo thì dùng các tỷ giá là tỷ giá đa phương không dùng các tỷ giá song phương vì tỷ giá song phương có thể được biến đổi theo quan hệ giữa hai quốc gia. Ví dụ các tỷ giá đa phương VND/DEM và DEM/USD là đa phương khi dùng tính VND/USD. 3.1.4. Vai trò của tỷ giá  Đối với quan hệ thương mại và tài chính quốc tế: là cơ sở để lượng hóa giá trị xuất nhập khẩu của hàng hóa.  Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô: Chính sách tỷ giá và chính sách thương mại quốc tế.  Chính sách thương mại quốc tế là tariff và quotas tác động đến sự tăng hoặc giảm của volumn xuất nhập khẩu. Chính sách tỷ giá cao (Định giá thấp đồng nội tệ). khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Chức năng phân phối của tỷ giá. Ví dụ tỷ giá cao khuyến khích tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu như vậy lợi ích của nhà nhập khẩu được chuyển sang cho nhà xuất khẩu.  Đối với các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế: cơ sở để xác định hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ và để dự báo dự trữ ngoại hối cho hoạt động S xuất khẩu D (vay bằng ngoại tệ phải tính cả vào sự biến động của tỷ giá và lãi suất). 46 TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205
  6. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá 3.2. Các chế độ tỷ giá trong lịch sử 3.2.1. Chế độ tỷ giá cố định Áp dụng chế độ tỷ giá cố định có thể vì mục tiêu chiến lược hoặc vì bệnh thành tích.  Ưu điểm: o Hạn chế sự biến động của tỷ giá vì vậy không cần phải dự phòng cho rủi ro tỷ giá. o Chính phủ và NHTW dễ dàng đạt được các mục tiêu liên quan.  Nhược điểm: o Thị trường ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất cân đối cung cầu. o Tình trạng khan hiếm ngoại tệ rất phổ biến hạn chế sự phát triển thương mại quốc tế. o Chi phí cho việc can thiệp của Nhà nước là rất lớn vì tiềm lực dự trữ ngoại hối của NHTW là rất lớn. 3.2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn  Ưu điểm: sự công bằng và thị trường hiệu quả.  Nhược điểm: o Thay đổi cung – cầu ngoại tệ và sự biến động của tỷ giá. o Nhà nước dễ bị lũng đoạn vì đầu cơ ngoại tệ. Ví dụ vì nhà đầu cơ nổi tiếng trên thế giới. 3.2.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Khắc phục được những nhược điểm và phát huy ưu thế vủa hai chế độ tỷ giá cố định và thả nổi. Việt Nam đã thả nổi có điều tiết hay chưa? 3.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá Tất cả mọi sự biến động của tỷ giá đều bị chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố và sự biến động này tác động ngược lại đến cung cầu của tỷ giá.  Sự thay đổi về cung cầu ngoại tệ tại các thời điểm Do giá trị của tiền được xác định bởi cung và cầu của nền kinh tế trong nước nên giá trị của nó trong mối quan hệ với ngoại tệ cũng được xác định bởi cung và cầu. Các đồng tiền chủ yếu như USD, EUR, JPY, GBP, CHF thuộc hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt ( hay thả nổi). Chúng được trao đổi tự do trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái của chúng cũng phụ thuộc vào quan hệ cung và cầu. Ví dụ: Giả định rằng tỷ giá hối đoái cân bằng EUR/USD là $1,25 = 1€ nghĩa là người ta cần $1,25 để mua 1€. Giá cả USD của 1 EUR là do cung và cầu của EUR quyết định. Khi các nhà đầu tư Mỹ muốn mua hàng hóa hoặc tài sản của châu Âu, họ cần bán USD để mua EUR. Ngược lại, khi người châu Âu muốn mua hàng hóa TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205 47
  7. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hoặc tài sản của Mỹ, họ cần bán EUR để mua USD. Giả sử tỷ giá hối đoái cao hơn, ví dụ $1,5 = 1€, thì hàng hóa của châu Âu sẽ trở nên đắt hơn so với hàng hóa của Mỹ. Khi đó, để có được EUR để mua hàng hóa của châu Âu với một số lượng như trước người dân Mỹ phải chi nhiều USD hơn. Vì vậy, họ sẽ giảm bớt việc mua hàng hóa châu Âu dẫn đến cầu về EUR từ người Mỹ sẽ giảm. Ngược lại, hàng hóa của Mỹ sẽ trở nên rẻ hơn hàng hóa của châu Âu nên người châu Âu sẽ tăng việc mua sắm các hàng hóa của Mỹ làm cho cung Euro từ người châu Âu tăng lên.  Mức chênh lệch về lạm phát giữa các nước Nếu một nước có tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền của nước đó có xu hướng bị giảm giá. Nếu một nước có tỷ lệ lạm phát thấp, đồng tiền của nước đó có xu hướng lên giá. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một nước phụ thuộc vào giá cả tương đối của những hàng hóa được sản xuất ra trong nước và ngoài nước. Khi giá cả của hàng hóa được sản xuất ra trong nước tăng lên (lạm phát trong nước) mà không đi kèm với sự tăng lên của hàng hóa ở nước ngoài thì sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá. Ví dụ, giả sử giá của một chiếc gậy đánh golf chất lượng tốt là $150 ở Mỹ và 100 GBP ở Anh. Mặc dù những chiếc đánh golf này có thương hiệu khác nhau, được sản xuất ở các nước khác nhau nhưng các nhà chơi golf coi chúng là như nhau. Tỷ giá hối đoái giữa đô la và bảng là 1,5USD = 1GBP. Trong năm này ở Anh không xảy ra lạm phát, còn ở Mỹ tỷ lệ lạm phát là 10%. Vì vậy, những chiếc gậy đánh golf ở Mỹ bây giờ có giá là 165$ . Nếu tỷ giá hối đoái vẫn được duy trì ở mức $1,5 = 1GBP thì gậy đánh golf ở Mỹ sẽ không cạnh tranh được trên thị trường. Những người dân Mỹ sẽ mua nhiều gậy đánh golf ở Anh hơn, còn những người dân Anh sẽ mua ít hơn những chiếc gậy đánh golf của Mỹ. Tài khoản vãng lai trở nên xấu đi và tỷ giá hối đoái sẽ được đẩy lên (đồng bảng tăng giá). Đồng bảng sẽ phải tăng lên 10% so với đồng đô la Mỹ để khôi phục lại một mức giá cân bằng giữa gậy đánh golf của Anh và Mỹ.  Thay đổi về năng suất lao động của một nước Ví dụ việc sản xuất chip computer ở Nhật Bản cao hơn gấp đôi ở Mỹ như vậy chip của Nhật Bản sẽ rẻ hơn một cách tương đối so với Mỹ vì vậy cầu về chip của Nhật Bản sẽ cao hơn, dẫn đến cầu về Yên Nhật sẽ tăng, điều đó tác động đến tỷ giá.  Sự thay đổi về chính sách thương mại Nếu hiệp định về rào cản bị dỡ bỏ thì lượng xuất nhập khẩu sẽ thay đổi. Ví dụ Việt Nam dỡ bỏ hàng rào thuế quan với Trung Quốc thì lượng hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng lên từ đó cầu về đồng nhân dân tệ sẽ tăng từ đó tác động đến tỷ giá CNY/VND.  Khủng hoảng tài chính ở đâu đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp Ví dụ khủng hoảng kinh tế của Mỹ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến Việt Nam sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá USD/VND. 48 TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205
  8. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá Ví dụ: Việt Nam đang nợ nước ngoài. Tỷ giá tăng lên gánh nặng nợ tăng nhất là trong bối cảnh hội nhập.  Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước Tỷ lệ lãi suất tương đối thay đổi ảnh hưởng đến việc đầu tư các khoản chứng khoán ngoại tệ, các khoản đầu tư này lại ảnh hưởng đến cầu và cung đối với các đồng tiền và do đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ: ta giả sử rằng tỷ lệ lãi suất ở Mỹ tăng trong khi của Anh không thay đổi. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư Mỹ sẽ có khuynh hướng giảm cầu của họ đối với bảng Anh, vì tỷ lệ lãi suất của Mỹ bây giờ có sức hấp dẫn tương đối hơn của Anh và họ ít mong muốn gửi tiền vào ngân hàng của Anh. Bởi vì giờ đây tỷ lệ lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Anh với một khoản tiền mặt dôi ra, các nhà đầu tư Anh cung lượng đồng bảng Anh trên thị trường lớn hơn khi họ thiết lập một khoản tiền gửi ngân hàng lớn hơn ở Mỹ. Do có sự chuyển dịch về phía trong của đường cầu và dịch ra phía ngoài của đường cung đồng bảng Anh nên tỷ giá hối đoái cân bằng giảm xuống. Nếu tỷ lệ lãi suất của Mỹ giảm tương đối so với của Anh thì người ta sẽ kỳ vọng sự chuyển dịch ngược lại. Trong một số trường hợp một tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của 2 quốc gia có thể bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi khi có sự thay đổi tỷ lệ lãi suất của một nước thứ 3. Ví dụ: Khi tỷ lệ lãi suất của Canada tăng lên, nó có thể hấp dẫn các nhà đầu tư Anh hơn là tỷ lệ lãi suất của Mỹ. Điều này khuyến khích các nhà đầu tư Anh mua các khoản chứng khoán đô la hơn. Do đó cung của đồng bảng Anh khi trao đổi với đồng đô la sẽ ít hơn là khi có sự tăng tỷ lệ lãi suất của Canada. Điều này đẩy giá trị của đồng bảng Anh so với đồng đô la.  Các nhân tố khác: Ví dụ tâm lý chuộng đô la. 3.4. Chính sách tỷ giá 3.4.1. Khái niệm về chính sách tỷ giá Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia. 3.4.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá Mục tiêu ổn định giá cả. Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ. Mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai. 3.4.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá  Nhóm công cụ trực tiếp o Phá giá tiền tệ (Devaluation): điều chỉnh tỷ giá tăng so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì. TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205 49
  9. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá o Nâng giá tiền tệ (Revaluation): điều chỉnh tỷ giá giảm so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì. o Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối: là việc NHTW tiến hành mua bán nội tệ với ngoại tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay tác động làm cho tỷ giá biến động tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi hay thả nổi có điều tiết). Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định. o Biện pháp kết hối là việc chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. o Quy định hạn chế: đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.  Nhóm công cụ gián tiếp Các công cụ phổ biến: o Lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ tác dụng làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều. o Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại. o Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp. o Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá. Các công cụ cá biệt: o Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại, làm cho chi phí sử dụng vốn bằng ngoại tệ tăng, để kinh doanh có lãi buộc các Ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém 50 TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205
  10. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sở hữu ngoại tệ phải bán đi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. o Quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ: là các quy định về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tối đa đối với ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn đến 6 tháng tối đa, tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng tối đa. o Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các Ngân hàng thương mại: ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. 3.4.4. Chính sách tỷ giá của các nước đang phát triển  Ít được điều chỉnh một cách linh hoạt và có xu hướng định giá cao cho đồng nội tệ.  Rất hạn chế trong sự phối hợp và kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.  Cơ chế điều chỉnh không rõ ràng và tuân thủ theo sự điều tiết của chính phủ.  Các công cụ áp dụng thường là trực tiếp mang nặng tính hành chính do vậy hiệu quả thấp. 3.5. Bài tập về cách tính tỷ giá Sinh viên theo dõi trong bài giảng đa phương tiện. TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205 51
  11. Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá Tóm lược cuối bài Bài 3 của môn học Tài chính quốc tế đã cung cấp cho sinh viên:  Những vấn đề cơ bản về tỷ giá: khái niệm, cách niêm yết, phân loại, vai trò.  Kiến thức về các chế độ tỷ giá: cố định, thả nổi có điều tiết, thả nổi hoàn toàn.  Các nhân tố tác động đến tỷ giá.  Chính sách tỷ giá. 52 TXNHQT05_Bai3_v1.0015105205
nguon tai.lieu . vn