Xem mẫu

  1. BÀI 7 RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆP Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hà 1 v2.0013107202
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Có bảng số liệu như sau: Nợ đến hạn thanh toán của doanh nghiệp tăng 14 tỷ theo kế hoạch lên 20 tỷ. Doanh nghiệp tiến hành vay ngắn hạn bằng thế chấp tài sản cố định của mình để tài trợ cho nguồn vốn thanh toán. Với tư cách là giám đốc doanh nghiệp, bạn nghĩ sao về trường hợp này? Giả sử có 2 doanh nghiệp A và B cùng kinh doanh một mặt hàng, cùng loại sản phẩm, chỉ khác nhau về cơ cấu chi phí: • Doanh nghiệp A: Thực hiện đầu tư tài sản cố định nhiều hơn, chi phí cố định tăng, chi phí biến đổi giảm. • Doanh nghiệp B: Đầu tư tài sản cố định ít hơn, sử dụng sức người chủ yếu, chi phí biến đổi nhiều hơn. 2 v2.0013107202
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI • Trường hợp 1: Thị trường tiêu thụ mở rộng theo bạn doanh nghiệp có nên sử dụng đòn bẩy ở mức cao hay thấp. Mục đích của việc sử dụng đòn bấy đó có làm cho doanh nghiệp tăng được lợi nhuận hay không? • Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá cao trong cơ cấu nguồn vốn của mình.  Vậy doanh nghiệp có nên sử dụng vốn vay trong cơ cấu vốn của mình thật nhiều hay không? Và việc sử dụng vốn vay có làm tăng giá trị quyền lợi của ông chủ lên hay không?  Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta tìm hiểu bài học “Rủi ro về đòn bẩy của doanh nghiệp”. 3 v2.0013107202
  4. MỤC TIÊU • Cung cấp những kiến thức chủ yếu về cơ sở sử dụng các đòn bẩy của doanh nghiệp: Đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp; • Thấy rõ mối quan hệ và sự tác động của việc việc sử dụng các đòn bẩy đến hiệu quả kinh doanh và rủi ro đối với doanh nghiệp; • Nắm được phương pháp xác định mức độ tác của các đòn bẩy đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4 v2.0013107202
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Để học tốt bài này cần nắm vững khái niệm, nội dung của từng loại rủi ro và đòn bẩy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; • Cần liên hệ với thực tế để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa thị trường tiêu thụ với quyết định đầu tư vào các loại tài sản và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ và sự tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của doanh nghiệp; • Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận dụng vào giải các bài tập. 5 v2.0013107202
  6. NỘI DUNG • Rủi ro kinh doanh và đòn bẩy kinh doanh; • Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính; • Đòn bẩy tổng hợp. 6 v2.0013107202
  7. 1. RỦI RO KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY KINH DOANH • Rủi ro kinh doanh; • Đòn bẩy kinh doanh. 7 v2.0013107202
  8. 1.1. RỦI RO KINH DOANH • Khái niệm:  Rủi ro nảy sinh từ chính ngay các yều tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;  Rủi ro kinh doanh là sự dao động của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (ROAE). • Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp:  Sự biến động của cầu về chủng loại sản phẩm sản xuất;  Sự biến động giá của sản phẩm đầu ra;  Sự biến động giá của yếu tố đầu vào;  Khả năng điều chỉnh giá bán sản phẩm của doanh nghiệp; khi giá yếu tố đầu vào có sự thay đổi;  Mức độ đa dạng hóa sản phẩm;  Tốc độ tăng trưởng;  Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hay mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp. 8 v2.0013107202
  9. 1.2. ĐÒN BẨY KINH DOANH • Khái niệm về đòn bẩy kinh doanh; • Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh. 9 v2.0013107202
  10. 1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÒN BẦY KINH DOANH • Khái niệm: Đòn bẩy kinh doanh là việc doanh nghiệp sử dụng tài sản hay nguồn lực có chi phí cố định kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuân trước lãi vay và thuế (EBIT) hoặc gia tăng ROAE; • Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:  Tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy kinh tế lớn và ngược lại;  Sử dụng đòn bẩy kinh doanh như con dao hai lưỡi: Nó ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận trước lãi vay và thuế. 10 v2.0013107202
  11. 1.2.2. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY KINH DOANH Công thức xác định: Mức độ tác động Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay của đòn bẩy kinh = doanh (DOL) Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng bán hàng Q.(P - V) EBIT + F DOL = ; DOL = Q.(P - V) - F EBIT Trong đó: • F: Là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay); • V: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản cho sản phẩm; • P: Giá bán một đơn vị sản phẩm; • Q: Số lượng sản phẩm bán ra; • EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế. 11 v2.0013107202
  12. 1.2.2. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY KINH DOANH (tiếp theo) • Ở mỗi mức sản lượng tiêu thụ khác nhau thì độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đến EBIT cũng có sự khác nhau; • DOL cũng là một trong những thước đo mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp; • Những doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh cao thì có khả năng tăng EBIT lớn nhưng cũng ẩn chứa rủi ro kinh doanh cao. 12 v2.0013107202
  13. 1.2.2. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY KINH DOANH (tiếp theo) Ý nghĩa nghiên cứu của đòn bẩy kinh doanh: • Nó giúp cho nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa thị trường yếu tố đầu ra với quyết định về quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư vào các loại tài sản; • Ra quyết định đầu tư một cách hợp lý nhằm gia tăng trực tiếp lợi nhuận trước lãi vay và thuế để rồi gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đồng thời tính đến những rủi ro gặp phải. 13 v2.0013107202
  14. 2. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH • Rủi ro tài chính; • Đòn bẩy tài chính. 14 v2.0013107202
  15. 2.1. RỦI RO TÀI CHÍNH • Khái niệm: Rủi ro tài chính là sự dao động tăng thêm của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố định tài chính. • Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì rủi ro tài chính càng tăng thêm:  Độ dao động của ROE càng lớn dẫn đến làm tăng tính không chắc chắn của ROE của công ty;  Làm tăng thêm nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 15 v2.0013107202
  16. 2.2. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Khái niệm: • Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần của công ty. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ. • Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới:  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu;  Thuế thu nhập doanh nghiệp.  Thu nhập cổ phần;  Điểm cân bằng vốn lợi nhuận trước lãi vay và thuế (điểm cân bằng EBIT).  Chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần. 16 v2.0013107202
  17. TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TỚI ROE • Biến đổi công thức: ROE = NI/E D ROE = [ROAE + (ROAE – i)] x (1 – t ) E  ROAE: Tỷ suất sinh lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh;  E: Vốn chủ sở hữu;  D: Vốn vay;  i: Lãi suất vốn vay;  t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;  NI: Lợi nhuận sau thuế. • Các trường hợp chú ý:  ROAE> i: Đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng ROE;  ROAE< i: Đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm ROE và rủi ro tài chính càng lớn;  ROAE= i: ROE trong các trường hợp (không sử dụng, sử dụng nhiều hoặc ít vốn vay) sẽ đều bằng nhau và chỉ có sự khác nhau về mức độ rủi ro. 17 v2.0013107202
  18. TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TỚI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP • Một lợi ích chủ yều của việc sử dụng vốn vay là “Tiết kiêm thuế”. Bởi lẽ, lãi tiền vay được coi là chi phí hợp lý và được trừ vào thu nhập chịu thuế; • Khoản thuế phải nộp ít hơn do sử dụng vốn vay là khoản tiết kiệm thuế hay còn được gọi là “lá chắn thuế của lãi vay” (interest tax shield) và có thể được xác định theo công thức sau: BI = I x t Trong đó:  BI : Khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay trong 1 năm;  t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;  I : Lãi vay vốn phải trả trong kỳ. 18 v2.0013107202
  19. TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐẾN THU NHẬP MỘT CỔ PHẦN • Khi thay đổi mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến sự thay đổi thu nhập trên 1 cổ phần (EPS) của công ty, tương tự như tác động đến ROE. • Đòn bẩy tài chính khuyếch đại sự biến thiên của EPS và ROE. 19 v2.0013107202
  20. ĐIỂM CÂN BẰNG VỐN LỢI NHUẬN TRƯỚC LÃI VAY VÀ THUẾ Khái niệm: Điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT indifference point) là một mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế mà với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại thu nhập một cổ phần là như nhau dù cho tài trợ bằng vốn vay hay tài trợ bằng cổ phần thường. 20 v2.0013107202
nguon tai.lieu . vn