Xem mẫu

  1. BÀI 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202
  2. Tình huống khởi động bài Bối cảnh: Doanh nghiệp A đang muốn thực hiện một phương án đầu tư mới nên đã quyết định đi vay vốn ngân hàng. Trong hồ sơ vay vốn, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp A phải làm rõ về tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra quyết định. Tuy nhiên, vì đây là lần vay vốn đầu tiên nên doanh nghiệp đang rất lúng túng: 1. Không biết sẽ phải căn cứ vào những cơ sở dữ liệu nào để phân tích tài chính của doanh nghiệp? 2. Để làm rõ về tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp, cần sử dụng các chỉ tiêu tài chính nào? 2 v2.0017111202
  3. Mục tiêu bài học Xác định được mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp, cơ sở dữ 01 liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp để phân tích tài chính doanh nghiệp. 02 Nhận diện được các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 3 v2.0017111202
  4. Cấu trúc bài học 7.1 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 7.2 Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp 7.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 4 v2.0017111202
  5. 7.1. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 7.1.1 Khái niệm 7.1.2 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp 5 v2.0017111202
  6. 7.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính có thể được hiểu là các phương pháp và kỹ thuật phân tích được sử dụng để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như các dự báo có thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. 6 v2.0017111202
  7. 7.1.2. Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin của các chủ thể khác nhau, bao gồm: • Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họ có thể nắm bắt cụ thể thực trạng tài chính để kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp vừa là cơ sở để thực hiện các dự báo tài chính, vừa là căn cứ để các nhà quản trị tài chính có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn, quyết định quản lí tài sản. • Đối với chủ sở hữu và nhà đầu tư: Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định tiếp tục duy trì đầu tư, tăng cường đầu tư hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp. • Đối với tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính…): Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ có thể đánh giá chính xác tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để quyết dịnh cho vay và thu hồi nợ. 7 v2.0017111202
  8. 7.1.2. Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Đối với người lao động của doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ nhận biết được thực trạng tốt xấu và tương lai của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định tiếp tục gắn bó hay rút khỏi doanh nghiệp để tìm những cơ hội việc làm mới tốt hơn. • Đối với cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, tài chính…): Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan này có thể kiểm soát và giám sát tốt hơn việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. 8 v2.0017111202
  9. 7.2. Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp 7.2.1 Các báo cáo tài chính doanh nghiệp 7.2.2 Các nguồn dữ liệu khác 9 v2.0017111202
  10. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Các báo cáo tài chính doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bản thuyết minh báo cáo tài chính 10 v2.0017111202
  11. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Bảng cân đối kế toán • Khái niệm: Là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp trên 2 khía cạnh là tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm cụ thể. Nói cách khác, đây là báo cáo trình bày những thứ mà doanh nghiệp đang nắm giữ thể hiện ở phần tài sản và những thứ mà doanh nghiệp nợ thể hiện ở phần nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. • Kết cấu: Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán như sau: 11 v2.0017111202
  12. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHỈ TIÊU SỐ LIỆU CHỈ TIÊU SỐ LIỆU A. Tài sản ngắn hạn • Tiền A. Nợ phải trả • Đầu tư tài chính ngắn hạn • Nợ ngắn hạn • Hàng tồn kho • Nợ dài hạn • Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn B. Vốn chủ sở hữu • Các khoản phải thu dài hạn • Vốn đầu tư của chủ sở hữu • Tài sản cố định • Vốn khác của chủ sở hữu • Bất động sản đầu tư • Các quỹ không chia được trích lập từ lợi nhuận • Đầu tư tài chính dài hạn • Lợi nhuận giữ lại • Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN TỔNG NGUỒN VỐN 12 v2.0017111202
  13. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần là tài sản và nguồn vốn, được trình bày theo nguyên tắc cân đối: Tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Các số liệu phản ánh trên báo cáo được tổng hợp tại một thời điểm nhất định thường là ở thời điểm cuối niên độ kế toán. • Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập Bảng cân đối kế toán theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B01-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Các mục trong phần tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần. 13 v2.0017111202
  14. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Báo cáo kết quả kinh doanh • Khái niệm: Là một báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. • Kết cấu: Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh như sau: 14 v2.0017111202
  15. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) STT Chỉ tiêu Số liệu 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2) 4 Giá vốn hàng bán 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3-4) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5+6-7-8-9) 11 Thu nhập khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác (11-12) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (10+13) 15 Chi phí thuế TNDN 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN (14-15) 15 v2.0017111202
  16. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Báo cáo kết quả kinh doanh được lập tại một thời điểm cụ thể song các số liệu của nó được tổng hợp trong cả một khoảng thời gian cụ thể thường là một niên độ kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. • Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo này theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B02-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). 16 v2.0017111202
  17. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Khái niệm: Là một báo cáo tài chính mô tả dòng vận động tiền tệ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem là sự phản ánh dòng tiền vận động đằng sau các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết dòng tiền vào, dòng tiền ra và chênh lệch giữa chúng. • Kết cấu: Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: 17 v2.0017111202
  18. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) STT Chỉ tiêu Số liệu I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ 3 Tiền chi trả cho người lao động 4 Tiền chi trả lãi vay 5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 2 Tiền thu từ thanh lí, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đợ vị khác 5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 18 v2.0017111202
  19. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) STT Chỉ tiêu Số liệu 6 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp 3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 4 Tiền chi trả nợ gốc vay 5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính IV Lưu chuyển tiền thuần trong kì V Tiền và tương đương tiền đầu kì VI Tiền và tương đương tiền cuối kì 19 v2.0017111202
  20. 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được cấu trúc gồm các chỉ tiêu phản ánh các dòng tiền và dòng tiền thuần theo từng loại hoạt động, bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính. Từ các số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta có thể đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, khả năng dòng tiền từ các loại hình hoạt động và dự báo trạng thái dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. • Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu B03-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. 20 v2.0017111202
nguon tai.lieu . vn