Xem mẫu

  1. BÀI 6: CÁC LOẠI ĐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202
  2. Tình huống khởi động bài Bối cảnh: Tại một cuộc họp giữa ban lãnh đạo công ty với một chuyên gia tài chính, đứng trước những thách thức phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, để tạo ra sự khác biệt, các nhà quản trị tài chính đang cân nhắc một số vấn đề sau: 1. Có nên thực hiện các chiến lược đầu tư cụ thể (đầu tư vào công nghệ…) để tác động đến chi phí cố định, tạo ra đòn cân định phí để làm tăng lợi nhuận hoạt động (EBIT) của doanh nghiệp? 2. Để gia tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), doanh nghiệp có nên sử dụng đòn bẩy tài chính, gia tăng nợ hay không? Vì khi gia tăng nợ, có thể sẽ khuếch đại được ROE nhưng cũng sẽ làm tăng thêm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, đó là rủi ro tài chính? 2 v2.0017111202
  3. Mục tiêu bài học Xác định được các loại đòn bẩy của doanh nghiệp, đánh giá được mức 01 độ tác động của các loại đòn bẩy đó đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp. Trình bày được khái niệm, các chỉ tiêu biểu thị cơ cấu vốn của doanh 02 nghiệp và một số lí thuyết cơ bản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 3 v2.0017111202
  4. Cấu trúc nội dung 5.1 Các loại đòn bẩy của doanh nghiệp 5.2 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 4 v2.0017111202
  5. 6.1. Các loại đòn bẩy của doanh nghiệp 6.1.1 6.1.2 Đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy tài chính 6.1.3 Đòn bẩy tổng hợp 5 v2.0017111202
  6. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động a. Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận Các khái niệm: • Chi phí cố định (định phí): Là những khoản chi phí có quy mô gần như không thay đổi khi doanh thu hay sản lượng thay đổi (Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm, một phần chi phí quản lí…). • Chi phí biến đổi (biến phí): Là những khoản chi phí có quy mô biến đổi theo sự thay đổi doanh thu hay sản lượng (Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí điện nước cho sản xuất, một phần chi phí quản lí hành chính…). Chi phí cố định càng lớn → tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động (EBIT) càng cao → sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lí có tác dụng làm khuếch đại sự gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này theo quy luật giảm dần. 6 v2.0017111202
  7. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) Bảng 6.1. Tác động của đòn bẩy hoạt động đến EBIT của doanh nghiệp CÔNG TY A CÔNG TY B CÔNG TY C Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu 1. Doanh thu 120.000 130.000 210.500 2. Chi phí hoạt động 110.000 110.000 190.000 - Chi phí cố định 80.000 30.000 150.000 - Chi phí biến đổi 30.000 80.000 40.000 3. EBIT 10.000 20.000 20.500 4. Tỉ số đòn bẩy hoạt động 0,727 0,273 0,789 Phần B: Sau khi doanh thu tăng thêm 30% trong những năm kế tiếp 1. Doanh thu 156.000 169.000 273.650 2. Chi phí hoạt động 119.000 134.000 202.000 - Chi phí cố định 80.000 30.000 150.000 - Chi phí biến đổi 39.000 104.000 52.000 3. EBIT 37.000 35.000 71.650 4. % thay đổi EBIT 270% 75% 249,5% 7 v2.0017111202
  8. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) b. Phân tích điểm hòa vốn Khái niệm: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. Cách xác định: Nếu gọi: P: Giá bán đơn vị sản phẩm; Q: Số lượng sản phẩm (sản lượng) sản xuất và tiêu thụ; V: Chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản phẩm; F: Chi phí cố định; QBE: Sản lượng hòa vốn kinh tế; Điểm hòa vốn xuất hiện khi tổng doanh thu bằng tổng chi phí và EBIT = 0. Khi đó, ta có: P.QBE = V.QBE + F → QBE = F/(P – V) 8 v2.0017111202
  9. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) Ví dụ 6.1: Một công ty sản xuất xe máy có phương án sản xuất trong năm N như sau: đơn giá bán 50 triệu đồng/sản phẩm. Định phí hàng năm là 150.000 triệu đồng, biến phí là 25 triệu đồng/sản phẩm. Tính sản lượng hòa vốn của dự án? Áp dụng công thức: QBE = F/(P-V) Ta có: QBE = 150.000/ (50-25) = 6.000 sản phẩm 9 v2.0017111202
  10. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) c. Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL) Mức độ tác động của Tỉ lệ thay đổi lợi nhuận đòn bẩy hoạt động = (DOL) Tỉ lệ thay đổi sản lượng Hay EBIT / EBIT DOL  Q / Q Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động tại mức sản lượng Q: Q P  V  Q P  V  / P  V  Q DOL Q    Q P  V   F Q P  V   F  / P  V  Q  QBE 10 v2.0017111202
  11. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm đa dạng thì chúng ta sử dụng chỉ tiêu mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động theo doanh thu như sau: S  TV EBIT  F DOL S   S  TV  F EBIT Trong đó: S: Doanh thu; TV: Tổng chi phí biến đổi; F: Tổng chi phí cố định. 11 v2.0017111202
  12. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) d. Ý nghĩa của DOL Việc xem xét DOL cho phép nhà quản trị doanh nghiệp có thể biết trước sự thay đổi sản lượng hay doanh thu sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận (EBIT). Điều này giúp cho họ có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định hay chính sách doanh thu và chi phí. Nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động cao, bởi lẽ trong tình huống đó chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động. 12 v2.0017111202
  13. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) Ví dụ 6.2: Tiếp tục ví dụ 6.1. Hãy tính mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động tại mức sản lượng tiêu thụ Q = 7.000 sản phẩm và nêu ý nghĩa? • Áp dụng công thức: Q DOL Q  Q  QBE • Ta có: 7.000 DOL 7.000  7 7.000  6.000 • Ý nghĩa: Tại mức sản lượng tiêu thụ Q = 7000 sản phẩm, khi khi sản lượng tiêu thụ của công ty tăng thêm 1% thì EBIT của công ty tăng thêm 7% và ngược lại. 13 v2.0017111202
  14. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) e. Quan hệ giữa DOL và điểm hòa vốn Để thấy được mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động (DOL) và điểm hòa vốn, ta lập bảng tính EBIT và DOL tại nhiều mức sản lượng khác nhau. Từ ví dụ 6.1 khi sản lượng của công ty sản xuất xe máy đạt ở các mức 0; 1.500; 3.000; 4.500; 6.000; 7.500; 9.000; 10.500 và 12.000 sản phẩm, ta có bảng số liệu sau: 14 v2.0017111202
  15. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) Bảng 6.2. EBIT và DOL tại các mức sản lượng Q EBIT DOL 0 -150.000 0 1.500 -112.500 -0,33 3.000 -75.000 -1 4.500 -37.500 -3 6.000 0 Không xác định 7.500 37.500 5 9.000 75.000 3 10.500 112.500 2,33 12.000 150.000 2 15 v2.0017111202
  16. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) DOL 5 4 3 • DOL tiến đến vô cực (cực đại) khi 2 Q tiến dần đến điểm hòa vốn. 1 • Khi Q càng vượt xa điểm hòa vốn 1500 3000 4.500 thì DOL tiến dần đến 1 (không có tác dụng khuếch đại). 6000 7500 9000 10.500 12000 Q -1 -2 -3 16 v2.0017111202
  17. 6.1.1. Đòn bẩy hoạt động (tiếp theo) f. Quan hệ giữa DOL và rủi ro doanh nghiệp • Rủi ro doanh nghiệp là những khả năng bất ổn xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động (EBIT) của doanh nghiệp giảm. • Các yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp: Sự thay đổi của doanh thu và chi phí sản xuất. • Đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của 2 yếu tố trên đến EBIT của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro doanh nghiệp, bản chất của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi của doanh thu và chi phí sản xuất, nhưng DOL có tác dụng khuếch đại sự thay đổi của EBIT, do đó khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp. → DOL có thể được xem là một dang rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro này chỉ xuất hiện khi doanh thu hay chi phí của doanh nghiệp có sự biến động. 17 v2.0017111202
  18. 6.1.2. Đòn bẩy tài chính • Khái niệm Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị việc sử dụng nợ phải trả mà chủ yếu là vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty. • Điểm khác nhau giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính Doanh nghiệp có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính mà không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động vì:  Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp quyết định.  Đòn bẩy tài chính do doanh nghiệp quyết định chọn nguồn vốn nào tài trợ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp. 18 v2.0017111202
  19. 6.1.2. Đòn bẩy tài chính (tiếp theo) a. Tác động của sự thay đổi ROAE (tỉ suất sinh lời EBIT trên vốn) đến ROE Có LNST EBIT  I1 t  ROE   VCSH E EBIT ROA E  Biết: DE ROA E D  E   D  i 1 t  ROA E  D  ROA E  E  D  i  ROE    1  t  E E ROA E  E  D ROA E  i   ROE  1  t  E  D   ROE  ROA E  ROA E  i   1 t   E  Vì (1-t) là hằng số → ROE phụ thuộc vào ROAE, i và D/E 19 v2.0017111202
  20. 6.1.2. Đòn bẩy tài chính (tiếp theo) Kết luận: • Nếu ROAE > i → (ROAE – i) > 0: Khi đó, doanh nghiệp tăng vốn vay sẽ làm gia tăng ROE và rủi ro tài chính gia tăng, đây gọi là tình trạng đòn bẩy tài chính dương. • Nếu ROAE < i → (ROAE – i) < 0: Khi đó, doanh nghiệp tăng vốn vay sẽ làm giảm ROE, đồng thời rủi ro tài chính tăng, đây gọi là tình trạng đòn bẩy tài chính âm. • Nếu ROAE = i → (ROAE – i) = 0: Lúc này, cho dù doanh nghiệp tăng hay giảm quy mô nợ phải trả thì cũng không làm thay đổi ROE. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tăng nợ phải trả thì rủi ro tài chính sẽ tăng. 20 v2.0017111202
nguon tai.lieu . vn