Xem mẫu

  1. BÀI 5: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202
  2. Tình huống khởi động bài • Nội dung: Công ty cổ phần Alpha đang xem xét việc huy động vốn cho một dự án đầu tư với tổng vốn là 100 tỉ đồng. Alpha là công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán và được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển tốt và được xếp hạng tín dụng khá tốt. • Đặt câu hỏi: 1. Công ty có thể huy động những nguồn vốn nào để huy động vốn tài trợ cho dự án? 2. Đối với mỗi nguồn vốn huy động, công ty sẽ phải có nghĩa vụ tài chính như thế nào đối với nhà cung cấp vốn? 3. Nếu công ty có thể sử dụng kết hợp các nguồn vốn với nhau để tài trợ cho dự án, bạn sẽ quan tâm đến điều gì? 2 v2.0017111202
  3. Mục tiêu bài học 01 Trình bày được khái niệm chi phí sử dụng vốn. Xác định được chi phí sử dụng các loại vốn, chi phí sử dụng vốn bình 02 quân và chi phí sử dụng vốn cận biên. 3 v2.0017111202
  4. Cấu trúc bài học 5.1 Khái niệm chi phí sử dụng vốn 5.2 Chi phí sử dụng các loại vốn 5.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân 5.4 Chi phí sử dụng vốn cận biên 4 v2.0017111202
  5. 5.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn • Từ phía doanh nghiệp: Phần thu nhập hay cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho chủ thể cung cấp vốn trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là chi phí sử dụng vốn. • Từ phía nhà đầu tư: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tỉ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp. 5 v2.0017111202
  6. 5.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn (tiếp theo) Dựa trên đòi hỏi của thị trường. Phản ánh mức sinh lời của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại. Đặc điểm của chi phí Phản ánh mức lãi suất danh nghĩa mà nhà đầu tư đòi hỏi đối sử dụng vốn với số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp. Được xem xét trên cơ sở mức độ rủi ro của một dự án đầu tư cụ thể. Thường được phản ảnh bằng tỉ lệ %. 6 v2.0017111202
  7. 5.2. Chi phí sử dụng các loại vốn Các loại vốn Vốn vay Vốn cổ phần ưu đãi Vốn lợi nhuận giữ lại Vốn cổ phần thường 7 v2.0017111202
  8. 5.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế được hiểu là tỉ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay mà chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. T1 T2 Tn V   ...  1  rdt  1  rdt  1  rdt  1 2 n Trong đó: V: Số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp thực sự sử dụng được; Ti: Số vốn gốc và lãi tiền vay doanh nghiệp phải trả ở năm thứ t cho người cho vay (i = 1, 2, 3…,n); rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế; n: Số năm vay vốn. 8 v2.0017111202
  9. 5.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay (tiếp theo) Nếu công ty đang huy động vốn bằng trái phiếu, được xác định dựa vào công thức sau: n  1  r I M Pf   dt  1  rdt  t n t 1 Trong đó: Pf: Số tiền thu khi phát hành trái phiếu sau khi trừ đi các chi phí phát hành; I: Tiền lãi trái phiếu phải trả hàng năm; M: Mệnh giá trái phiếu; n: Số năm (kì hạn) của trái phiếu; rdt: Chi phí sử dụng vốn trái phiếu. 9 v2.0017111202
  10. 5.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay (tiếp theo) Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế • Có thể xác định chi phí sử dụng vốn vay sau thuế theo công thức sau: rd = rdt (1 – t) Trong đó: rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế; rd: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế; t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. • Ý nghĩa: rd cho biết để được sử dụng 100 đồng vốn vay sau thuế, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Mặt khác, rd cũng chính là mức tỷ suất sinh lời tối thiếu mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay sau thuế trong một năm. 10 v2.0017111202
  11. 5.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay (tiếp theo) Ví dụ 5.1: Công ty A vay vốn Ngân hàng với lãi suất vay là 16%/năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải chịu là 20%. Hãy tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của công ty? Áp dụng công thức: rd = rdt (1-t) Ta có: rd = 16 × (1-20%) = 12,8%/năm Ý nghĩa: Để được sử dụng 100 đồng vốn vay sau thuế trong một năm, công ty A sẽ phải bỏ ra 12,8 đồng chi phí. 12,8% cũng chính là mức tỉ suất sinh lời tối thiểu mà ngân hàng đòi hỏi khi cho công ty A sử dụng vốn vay sau thuế trong một năm. 11 v2.0017111202
  12. 5.2.2. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi • Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được hiểu là tỉ suất sinh lời tối thiểu cần đạt được khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên mỗi cổ phần hay giá cổ phiếu không bị sụt giảm. Df Df Df rf  hoặc rf  hoặc rf  Pnf Pf 1  e  Pf  E Trong đó: rf: Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi; Df: Cổ tức của mỗi cổ phiếu ưu đãi; Pf: Giá phát hành mỗi cổ phiếu ưu đãi; e: Tỉ lệ chi phí phát hành tính theo giá phát hành; Pnf: Số tiền thu ròng (số tiền thực tế có thể thu được khi phát hành) của mỗi cổ phiếu ưu đãi; E: Chi phí phát hành mỗi cổ phiếu ưu đãi. • Ý nghĩa: rf cho biết để được sử dụng 100 đồng vốn cổ phần ưu đãi trong một năm, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Mặt khác, rf cũng chính là mức tỉ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cho doanh nghiệp sử dụng vốn cổ phần ưu đãi trong một năm.. 12 v2.0017111202
  13. 5.2.2. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi (tiếp theo) Ví dụ 5.2: Công ty A dự định phát hành cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn đang thiếu hụt. Giá phát hành là 44.000 đồng/cổ phiếu, trong đó chi phí phát hành ước tính là 4.000 đồng/cổ phiếu. Tỉ lệ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là 15%/năm. Hãy tính chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi mà công ty A phải chịu? Áp dụng công thức: Df rf  Pf  E Ta có: Df = 10.000 × 15% = 1.500 đồng/cổ phiếu rf = 1.500/(44.000-4.000) = 3,75%/năm Ý nghĩa: Để được sử dụng 100 đồng vốn cổ phần ưu đãi trong một năm công ty A sẽ phải bỏ ra 3,75 đồng chi phí. 3,75% cũng chính là mức tỉ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cho công ty A sử dụng vốn cổ phần ưu đãi trong một năm. 13 v2.0017111202
  14. 5.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại (chi phí sử dụng cổ phiếu thường) • Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là tỉ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của công ty. • Để xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại dựa vào mô hình tăng trưởng cổ tức:   1  r  D1 D2 D Dt P0    ...   1  re  1  re  1  re  1 2  t t 1 e D1 D P0   re  1  g re  g P0 Trong đó: P0: Giá trị của cổ phiếu thường; D1: Cổ tức dự tính được chia ở thời kì thứ 1; re: Tỉ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư. 14 v2.0017111202
  15. 5.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại (chi phí sử dụng cổ phiếu thường) Ý nghĩa: • re cho biết để được sử dụng 100 đồng vốn lợi nhuận giữ lại (vốn cổ phần thường) trong một năm, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Mặt khác, re cũng chính là mức tỉ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cho doanh nghiệp sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại (vốn cổ phần thường) trong một năm. • Ngoài ra, re còn được dùng là tỉ suất chiết khấu để tính giá trị hiện tại của các dòng tiền trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo phương pháp chủ sở hữu EPV. 15 v2.0017111202
  16. 5.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại (chi phí sử dụng cổ phiếu thường) Ví dụ 5.3: Tính chi phí sử dụng cổ phiếu thường của công ty A biết rằng: • Mệnh giá cổ phiếu A là 10.000 đồng/cổ phiếu. • Giá bán cổ phiếu A là 50.000 đồng/cổ phiếu. • Tỉ lệ trả cổ tức hiện hành là 15%. • Mức tăng trưởng cổ tức hiện nay là 8,5%/năm. D1 Áp dụng công thức: re   g  re  1.627,5  8,5%  11,755% P0 50.000 D1 = 10.000 × 15% × (1 + 8,5%) = 1.627,5 đồng/cổ phiếu/năm Ý nghĩa: Để được sử dụng 100 đồng vốn cổ phần thường trong một năm, công ty A sẽ phải bỏ ra 11,755 đồng chi phí. 11,755% cũng chính là mức tỉ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cho công ty A sử dụng vốn cổ phần thường trong một năm. 16 v2.0017111202
  17. 5.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại (chi phí sử dụng cổ phiếu thường) (tiếp theo) • Dựa vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Theo mô hình CAPM chi phí sử dụng cổ phiếu thường được xác định theo công thức sau: re = Rf + βe(Rm – Rf) Trong đó: re: Tỉ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư; Rf: Tỉ suất sinh lời (lãi suất) phi rủi ro, thường được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ; Rm: Tỉ suất sinh lời kì vọng của thị trường; βe: Hệ số rủi ro của cổ phiếu. 17 v2.0017111202
  18. 5.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại (chi phí sử dụng cổ phiếu thường) (tiếp theo) • Dựa vào lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro:  Cơ sở của phương pháp: Khi đầu tư vào công ty cổ phần, trái chủ sẽ chịu rủi ro ít hơn so với cổ đông, do vậy tỉ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông có thể xác định bằng cách lấy lãi suất trái phiếu của công ty cộng thêm mức bù rủi ro.  Ta có công thức xác định chi phí sử dụng cổ phiếu thường theo mô hình này như sau: Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại = Lợi suất đáo hạn của trái phiếu + Mức bù rủi ro tăng thêm 18 v2.0017111202
  19. 5.2.4. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới Có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền để xác định chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới phát hành như sau: D1 D1 re  g hoặc re  g P0 P0 1  e  ' Trong đó: P’0: Giá phát hành mỗi cổ phiếu thường mới; e: Tỉ lệ chi phí phát hành so với giá phát hành; P0: Giá ròng (số tiền thực thu) phát hành mỗi cổ phiếu thường mới, khi đó P0 = P’0(1-e); re: Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới phát hành; g: Tốc độ tăng trưởng cổ tức dự tính mỗi năm. 19 v2.0017111202
  20. 5.2.4. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới (tiếp theo) Ví dụ 5.4: Công ty dự tính sẽ phát hành thêm cổ phiếu mới để tài trợ vốn. Giá phát hành cổ phiếu ra thị trường là 45.000 đồng/cổ phiếu (đã trừ đi chi phí phát hành). Hãy tính chi phí sử dụng cổ phiếu mới phát hành cho công ty A. Áp dụng công thức: D1 re  g P0 Ta có các kết quả tính toán như sau: D1 = 1.627,5 đồng/cổ phiếu 1.627,5 rem   8,5%  12,12 %/năm P0 = 45.000 đồng/cổ phiếu 45.000 Ý nghĩa: Để được sử dụng 100 đồng vốn cổ phần thường mới phát hành trong một năm công ty A sẽ phải bỏ ra 12,12 đồng chi phí. 12,12% cũng chính là mức tỉ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cho công ty A sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành trong một năm. 20 v2.0017111202
nguon tai.lieu . vn