Xem mẫu

  1. BÀI 4: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202
  2. Tình huống khởi động bài • Nội dung: Doanh nghiệp A đang muốn thực hiện một dự án để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện đang có 2 dự án X và Y, và doanh nghiệp đang cân nhắc, xem xét để lựa chọn dự án thích hợp nhất. • Câu hỏi: Có những vấn đề gì sẽ nảy sinh khi doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư? 2 v2.0017111202
  3. Mục tiêu bài học 01 Trình bày được khái niệm đầu tư. 02 Kể tên được các loại dự án đầu tư. Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của 03 doanh nghiệp. Xác định được dòng tiền của dự án đầu tư và các phương pháp đánh giá, lựa 04 chọn dự án đầu tư của doanh nghiệp. 3 v2.0017111202
  4. Cấu trúc nội dung 4.1 Dự án đầu tư và dòng tiền của dự án đầu tư 4.2 Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư 4 v2.0017111202
  5. 4.1. Dự án đầu tư và dòng tiền của dự án đầu tư 4.1.1 4.1.2 Khái niệm và phân loại Các yếu tố ảnh hưởng dự án đầu tư đến quyết định đầu tư 4.1.3 Dòng tiền của dự án đầu tư 5 v2.0017111202
  6. 4.1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư • Khái niệm: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa, nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong một thời hạn nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định. • Đặc trưng của dự án đầu tư:  Mục tiêu của dự án;  Nguồn lực thực hiện dự án;  Các hoạt động của dự án;  Kết quả của dự án. 6 v2.0017111202
  7. 4.1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư (tiếp theo) Phân loại dự án đầu tư Dự án đầu tư mới tài sản cố định. Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí. Căn cứ vào mục đích Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường. Dự án an toàn lao động hoặc bảo vệ môi trường. Dự án khác. 7 v2.0017111202
  8. 4.1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư (tiếp theo) Dự án độc lập. Căn cứ vào mối quan hệ Dự án xung khắc (Dự án loại trừ nhau). giữa các dự án Dự án phụ thuộc. 8 v2.0017111202
  9. 4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp (tiếp theo) • Chính sách kinh tế của Nhà nước; • Thị trường tiêu thụ sản phẩm; • Sự cạnh tranh trong kinh doanh; • Lãi suất tín dụng và thuế trong kinh doanh; • Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; • Mức độ rủi ro của đầu tư; • Khả năng tài chính của doanh nghiệp. 9 v2.0017111202
  10. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư Các nguyên tắc cơ bản khi xác định dòng tiền của dự án đầu tư Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán. Đánh giá dự án cần phải dựa vào dòng tiền tăng thêm. Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền sau thuế và phải tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết định tài trợ. Phải tính đến chi phí cơ hội khi xem xét dòng tiền của dự án. Không được tính các chi phí chìm vào dòng tiền của dự án. Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền. Ảnh hưởng chéo. 10 v2.0017111202
  11. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) Dòng tiền ra Xác định dòng tiền của dự án đầu tư Dòng tiền vào 11 v2.0017111202
  12. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) Xác định dòng tiền ra của dự án đầu tư • Dòng tiền ra gồm:  Những khoản tiền chi để mua sắm, xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị… khi dự án đi vào hoạt động và khoản chi ra để nâng cấp máy móc, thiết bị…  Những khoản tiền chi ra để hình thành vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho dự án khi đi vào hoạt động và số vốn lưu động cần thiết bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của dự án khi có sự tăng về quy mô kinh doanh. • Công thức xác định: Dòng tiền ra ban đầu = (a) Giá trị các tài sản mới (b) + Các chi phí được vốn hóa (như chi phí lắp đặt, vật chất) (c) + (-) Mức tăng (giảm) của vốn lưu động thuần (d) - Số tiền thuần thu được từ bán các tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế (e) + (-) thuế (tiết kiệm thuế) từ việc bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế 12 v2.0017111202
  13. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo)  (1) Nếu là dự án đầu tư thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới, công thức xác định dòng tiền ra ban đầu cụ thể như sau: Dòng tiền ra ban đầu = (a) Giá trị các tài sản mới (b) + Các chi phí được vốn hóa (như chi phí lắp đặt, vật chất) (d) - Số tiền thuần thu được từ bán các tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế (e) + (-) thuế (tiết kiệm thuế) từ việc bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế Trong công thức trên, chỉ tiêu (e) được giải thích cụ thể như sau: - Một tài sản được sử dụng trong kinh doanh nếu được bán với giá lớn hơn giá trị còn lại trên sổ sách của nó → khoản tiền nhận được vượt giá trị sổ sách này sẽ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. - Nếu tài sản bán thấp hơn giá trị sổ sách, một khoản lỗ nảy sinh bằng chênh lệch giữa giá bán và giá trị sổ sách → Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập chịu thuế bằng số lỗ này → Kết quả thuần là một khoản tiết kiệm do miễn thuế bằng với mức thuế thông thường của công ty nhân với số lỗ trên giá bán của tài sản → tạo ra một khoản tiết kiệm tiền mặt. 13 v2.0017111202
  14. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo)  (2) Nếu là dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, ví dụ như mở thêm phân xưởng sản xuất…, công thức xác định dòng tiền ra ban đầu như sau: Dòng tiền ra ban đầu = (a) Giá trị các tài sản mới (b) + Các chi phí được vốn hóa (như chi phí lắp đặt, vật chất) (c) + (-) Mức tăng (giảm) của vốn lưu động thuần 14 v2.0017111202
  15. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) • Có 2 quan điểm khi đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư là: Quan điểm tổng đầu tư (TIPV) và quan điểm chủ sở hữu (EPV).  Theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV): Dòng ra là toàn bộ các khoản chi cho dự án không phân biệt nguồn tài trợ.  Theo quan điểm chủ sở hữu (EPV): Dòng tiền ra chỉ bao gồm các khoản chi cho dự án là vốn chủ sở hữu (không bao gồm vốn vay). 15 v2.0017111202
  16. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) Xác định dòng tiền vào của dự án đầu tư Dòng tiền vào của dự án Dòng tiền thuần từ thanh lí, Dòng tiền thuần Thu hồi vốn lưu động nhượng bán tài sản khi hoạt động hàng năm thường xuyên đã ứng ra kết thúc dự án 16 v2.0017111202
  17. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) • Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm  Theo quan điểm tổng đầu tư TIPV Dòng tiền thuần Khấu hao tài sản cố hoạt động hàng năm = EBIT(1 – T) + định hàng năm (FCFF)  Theo quan điểm của chủ sở hữu EPV Dòng tiền thuần Lợi nhuận Khấu hao tài sản cố Các khoản trả nợ hoạt động hàng năm = + - sau thuế định hàng năm gốc hàng năm (FCFE) 17 v2.0017111202
  18. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) Trong đó:  EBIT(1-T) là Lợi nhuận hoạt động ròng được xác định như sau: EBIT(1-T) = [Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động (không bao gồm lãi vay)](1-T) (T: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện nay áp dụng phổ biến ở mức 20%).  Khấu hao tài sản cố định: Theo TT45/2013, hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam thường tính khấu hao theo các phương pháp sau: - Khấu hao đường thẳng; - Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; - Khấu hao theo sản lượng. 18 v2.0017111202
  19. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) • Xác định dòng tiền thuần từ thanh lí tài sản khi kết thúc dự án  Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (TSCĐ) Thu nhập từ Số tiền thu được do Chi phí liên quan đến = - thanh lí tài sản nhượng bán, thanh lí TSCĐ nhượng bán, thanh lí TSCĐ  Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ Số tiền thu được do Chi phí liên quan Thuế thu nhập doanh Thu nhập từ thanh lí = nhượng bán, thanh lí - đến nhượng bán, - nghiệp phải nộp do lãi từ tài sản TSCĐ thanh lí TSCĐ nhượng bán, thanh lí TSCĐ  Khoản thu nhập từ nhượng bán tài sản nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ Số tiền thu được do Chi phí liên quan Thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập từ thanh lí = nhượng bán, thanh lí - đến nhượng bán, + tiết kiệm được do lỗ từ tài sản TSCĐ thanh lí TSCĐ nhượng bán, thanh lí TSCĐ 19 v2.0017111202
  20. 4.1.3. Dòng tiền của dự án đầu tư (tiếp theo) • Thu hồi vốn lưu động thường xuyên đã ứng ra  Toàn bộ số vốn lưu động đã ứng ra sẽ được thu hồi lại đầy đủ theo nguyên tắc số vốn lưu động đã ứng ra bao nhiêu phải thu hồi hết bấy nhiêu.  Thời điểm thu hồi có thể thu hồi dần hoặc có thể thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc dự án. Về nguyên tắc, vốn thu hồi không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 20 v2.0017111202
nguon tai.lieu . vn