Xem mẫu

  1. BÀI 3 CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Giảng viên: LÊ THU THỦY Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105205 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Chuyện nợ nần của Mai Linh được nhắc đến rất nhiều trong năm 2012. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, tổng nợ của tập đoàn này lên đến 4.703 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 2.195 tỷ đồng và dài hạn là 2.507 tỷ đồng. Số nợ này lớn gấp 10 lần vốn chủ sở hữu của Mai Linh (kết thúc năm 2011 vốn chủ sở hữu của Mai Linh là 504 tỷ đồng). Tính đến thời điểm 30/6/2012, trong cơ cấu vốn gần 5.580 tỷ đồng của Mai Linh, nợ phải trả đã chiếm 4.690 tỷ đồng, tương đương 84%. (Theo Nhịp cầu đầu tư) 1. Doanh nghiệp vay nợ càng nhiều sẽ càng có lợi? 2. Vấn đề nợ nần của Mai Linh xuất phát từ đâu? v1.0015105205 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu, cơ cấu vốn mục tiêu. Phân biệt được cơ cấu vốn tối ưu và cơ cấu vốn mục tiêu. • Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ cấu vốn. • Phân biệt được đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Nắm vững tác động của 2 loại đòn bẩy này tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. • Nắm vững được rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. • Nắm vững các mệnh đề M& M trong 2 trường hợp có thuế và không có thuế. v1.0015105205 3
  4. NỘI DUNG Khái niệm cơ cấu vốn Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn Hệ thống đòn bẩy và rủi ro của doanh nghiệp Lý thuyết Modigliani – Miler về cơ cấu vốn doanh nghiệp v1.0015105205 4
  5. 1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU VỐN • Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho doanh nghiệp. • Cơ cấu vốn không xem xét đến nợ ngắn hạn vì đặc điểm của nguồn vốn này mang tính ngắn hạn, tạm thời, hầu như chỉ bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. • Đặc điểm cơ cấu vốn:  Được cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định của doanh nghiệp.  Có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp.  Không có cơ cấu vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp. v1.0015105205 5
  6. 1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU VỐN (tiếp theo) • Khi xem xét cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Nợ Vốn chủ sở hữu Mức độ ảnh hưởng tới Không làm thay đổi cơ cấu chủ sở Làm thay đổi cơ cấu chủ sở hữu của quyền kiểm soát doanh hữu của doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quyền nghiệp của chủ sở hữu được quyền lợi của các chủ sở lợi của các chủ sở hữu hiện tại. hiện tại hữu hiện tại. Thời hạn sử dụng vốn Xác định thời hạn hoàn trả vốn gốc. Không xác định thời hạn hoàn trả vốn gốc. Khả năng tiết kiệm thuế Tạo ra khoản tiết kiệm thuế TNDN. Không tạo ra khoản tiết kiệm thuế TNDN, khuyếch đại thu Phát huy được tác dụng khuyếch TNDN. Không tận dụng được đòn nhập chủ sở hữu đại thu nhập chủ sở hữu của đòn bẩy tài chính. bẩy tài chính. Chi phí vốn Xác định trên cơ sở lãi suất tiền Xác định trên mức độ rủi ro của chủ vay, thường nhỏ hơn chi phí vốn sở hữu, thường lớn hơn chi phí nợ. chủ sở hữu. v1.0015105205 6
  7. 1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU VỐN (tiếp theo) • Ví dụ: Xét 2 công ty A và B có các thông tin như sau:  2 công ty có cùng quy mô tổng tài sản (tổng nguồn vốn) là: 200 triệu đồng.  Năng lực hoạt động kinh doanh của 2 công ty là như nhau. (Tức: trong cùng một điều kiện, 2 công ty sẽ tạo ra cùng một mức EBIT).  Hệ số Nợ của công ty A và B lần lượt là: 50% và 75%.  Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường của 2 công ty đều là: 10.000 đồng/cổ phiếu.  2 công ty chịu cùng một mức lãi suất vay vốn là 12%/năm.  Thuế suất thuế TNDN là 25%. v1.0015105205 7
  8. 1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU VỐN (tiếp theo) • Trường hợp 1: Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, 2 công ty A và B cùng đạt được mức EBIT là 30 triệu đồng. Chỉ tiêu Công ty A Công ty B Nợ / Vốn chủ sở hữu 100 triệu đồng / 100 150 triệu đồng / 50 triệu đồng triệu đồng Số cổ phiếu thường 10.000 cổ phiếu 5.000 cổ phiếu EBIT 30 triệu đồng 30 triệu đồng Lãi vay (i = 12%) 12 triệu đồng 18 triệu đồng Lợi nhuận trước thuế 18 triệu đồng 12 triệu đồng Thuế TNDN (%t = 25%) 4,5 triệu đồng 3 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế 13,5 triệu đồng 9 triệu đồng ROE 13,5 % 18 % EPS 1.350 đồng/cổ phiếu 1.800 đồng/cổ phiếu Trong TH này, công ty B là công ty sử dụng nợ nhiều hơn và đã có ROE và EPS cao hơn. v1.0015105205 8
  9. 1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU VỐN (tiếp theo) • Trường hợp 2: Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, 2 công ty A và B cùng đạt được mức EBIT là 20 triệu đồng. Chỉ tiêu Công ty A Công ty B Nợ / Vốn chủ sở hữu 100 triệu đồng / 100 150 triệu đồng / 50 triệu đồng triệu đồng Số cổ phiếu thường 10.000 cổ phiếu 5.000 cổ phiếu EBIT 20 20 Lãi vay (i = 12%) 12 18 Lợi nhuận trước thuế 8 2 Thuế TNDN (%t = 25%) 2 0,5 Lợi nhuận sau thuế 6 1,5 ROE 6% 3% EPS 600 đồng/cổ phiếu 300 đồng/cổ phiếu Trong TH này, công ty B sử dụng nợ nhiều hơn nhưng lại có ROE và EPS thấp hơn. v1.0015105205 9
  10. 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN • Rủi ro kinh doanh. • Chính sách thuế TNDN. • Khả năng tài chính (huy động vốn). • Quan điểm của nhà quản trị tài chính. • … v1.0015105205 10
  11. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP • Rủi ro của một doanh nghiệp có thể được phân chia thành 2 loại:  Rủi ro kinh doanh.  Rủi ro tài chính. v1.0015105205 11
  12. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP A. Rủi ro kinh doanh • Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp do không có điều gì chắc chắn về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. • Rủi ro kinh doanh của ngành này sẽ khác với rủi ro kinh doanh của ngành khác và rủi ro kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng khác nhau. • Rủi ro kinh doanh bị tác động bởi các yếu tố sau:  Sự biến đổi của mức cầu (doanh thu).  Sự biến đổi của giá cả đầu vào.  Các yếu tố xuất phát từ môi trường vĩ mô: chính trị, kinh tế, chính sách thuế, lãi suất…  Mức độ sử dụng chi phí cố định. v1.0015105205 12
  13. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Rủi ro kinh doanh được đo lường bởi đòn bẩy kinh doanh DOL (Degree of operating leverage). • Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào sử dụng chi phí cố định càng lớn thì một sự thay đối nhỏ của doanh thu hay sản lượng tiêu thụ sẽ kéo theo sự thay đổi lớn hơn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). • Đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng cao. • Đòn bẩy kinh doanh (DOL) = Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tỷ lệ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ). v1.0015105205 13
  14. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Mức độ đòn bẩy hoạt động  EBIT Q DOL = × EBIT Q • Mức độ đòn bẩy hoạt động theo sản lượng Q Q(P-V) Q DOL Q = = Q(P-V)-F Q-Q BE • Mức độ đòn bẩy hoạt động theo doanh thu S S-V EBIT+F DOL S = = S-V-F EBIT v1.0015105205 14
  15. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) B. Rủi ro tài chính • Rủi ro tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp sử dụng những nguồn vốn có chi phí tài chính cố định (nợ vay, phát hành cổ phiếu ưu đãi). • Nợ vay là một khoản quan trọng thuộc vốn của doanh nghiệp, tạo ra một khoản chi phí cố định, đó là chi phí lãi vay. • Cổ phiếu ưu đãi do doanh nghiệp phát hành cũng tạo ra khoản chi cố định cho doanh nghiệp, đó là cổ tức ưu đãi. • Khi doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng các nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu vốn thì dòng tiền cố định cần chi ra để thực hiện nghĩa vụ cũng tăng lên, làm gia tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. v1.0015105205 15
  16. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Rủi ro tài chính được đo lường bởi đòn bẩy tài chính DFL (Degree of financial leverage). • Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào sử dụng chi phí tài chính cố định càng lớn thì một sự thay đối nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) sẽ kéo theo sự thay đổi lớn hơn trong thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS). • Đòn bẩy tài chính càng lớn thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp đó càng cao. Tỷ lệ thay đổi của thu nhập một cổ phiếu thường Đòn bẩy tài chính (DFL) = Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay v1.0015105205 16
  17. 3. HỆ THỐNG ĐÒN BẨY VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Mức độ của đòn bẩy TC theo sản lượng %ΔEPS Q(P-V)-F DFL = = Q %ΔEBIT Q(P-V)-F-(I+PD) • Mức độ của đòn bẩy TC theo EBIT ΔEPS/EPS EBIT DFL EBIT = = ΔEBIT/EBIT EBIT-(I+PD) v1.0015105205 17
  18. 4. LÝ THUYẾT MODIGLIANI – MILER VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP 4.1. Cơ cấu vốn tối ưu và cơ cấu vốn mục tiêu 4.2. Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế v1.0015105205 18
  19. 4.1. CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU VÀ CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU • Cơ cấu vốn tối ưu  Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu: cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận và do đó, tối đa hóa được giá cả cổ phiếu của công ty.  Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu liên quan đến việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận:  Sử dụng nhiều nợ vay sẽ tăng rủi ro cho cổ đông.  Tuy nhiên việc sử dụng nhiều nợ vay sẽ gia tăng tỷ lệ sinh lời dự tính của vốn chủ sở hữu. • Cơ cấu vốn mục tiêu là cơ cấu vốn cụ thể được công ty hoạch định để huy động thêm vốn. Cơ cấu vốn mục tiêu có thể thay đổi khi các điều kiện thay đổi. v1.0015105205 19
  20. 4.1. CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU VÀ CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU • Giả định của mô hình  Thị trường hoàn hảo:  Thông tin cân xứng.  Không có chi phí giao dịch.  Lãi suất vay và cho vay như nhau, cơ hội tiếp cận nguồn vốn như nhau (đối với cá nhân hay doanh nghiệp).  Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và không có thuế thu nhập cá nhân.  Không có chi phí giao dịch, chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí phá sản.  Toàn bộ lợi nhuận được chia cho chủ sở hữu:  Không có tái đầu tư.  Không có tăng trưởng. v1.0015105205 20
nguon tai.lieu . vn