Xem mẫu

  1. BÀI 7 QUẢN LÝ ĐẦU TƯ DÀI HẠN Tên giảng viên: Trần Thị Thùy Dung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015103206 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG TH True Milk vận hành dự án 1,2 tỷ USD tại Nghệ An năm 2013 • Tháng 7 năm 2013, Công ty CP sữa TH (TH True Milk) khánh thành nhà máy sữa tươi sạch hiện đại lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Nghệ An, nằm trong dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp lớn của Tập đoàn TH. Tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD. Dây chuyền sảnxuất giai đoạn một với công suất 200.000 tấn một năm. Tổng công suất thiết kế củanhà máy lên đến 500.000 tấn một năm vào 2017. • TH True Milk là một trong những nhà cung cấp sữa tươi sạch hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm TH True Milk chiếm gần 40% thị phần sữa tươi miền Bắc và đang tiến mạnh vào thị trường phía Nam. Doanh thu công ty từ khi hoạt động (cuối 2010) đến 2012 xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 15.000 tỷ và đến 2017 đạt 23.000 tỷ. Dự án đầu tư là gì? Những yếu tố gì cần phải xem xét trước khi TH True Milk quyết định đầu tư vào dự án nhà máy sữa hiện đại trên? Làm sao để TH True Milk biết được đây là một dự án sinh lời? v1.0015103206 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được các khái niệm đầu tư, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, và phân loại dự án đầu tư. • Trình bày được các bước của quá trình thẩm định dự án đầu tư. • Trình bày được các nội dung chính của thẩm định tài chính dự án đầu tư. • Trình bày được khái niệm, cách xác định, ý nghĩa, tiêu chuẩn lựa chọn dự án của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. • Phân biệt được ưu, nhược điểm của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. v1.0015103206 3
  4. HƯỚNG DẪN HỌC • Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu:  Chương 7, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.  Chương 6, 7, 8, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS. Bùi Văn Vần và TS. Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013.  Chương 6, 7, 8, 9, sách “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, Nguyễn Hải Sản, Nxb Thống kê, 2010. • Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. • Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. v1.0015103206 4
  5. NỘI DUNG Đầu tư và vai trò của hoạt động đầu tư Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án v1.0015103206 5
  6. 1. ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ • Khái niệm:  Đầu tư là hoạt động thực hiện các dự án đầu tư.  Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phuơng tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. • Phân loại đầu tư:  Phân loại theo cơ cấu tài sản đầu tư: Đầu tư tài sản cố định; Đầu tư tài sản lưu động; Đầu tư tài sản tài chính.  Phân loại theo mục đích đầu tư: Đầu tư tăng năng lực sản xuất; Đầu tư đổi mới sản phẩm; Đầu tư đổi mới thiết bị; Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm; Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… v1.0015103206 6
  7. 1. ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) • Vai trò của đầu tư: Đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh lãng phí vốn. • Phân loại dự án đầu tư:  Dự án độc lập: Hai dự án A và B được gọi là độc lập nếu việc thực hiện hay bác bỏ dự án A không làm ảnh hưởng đến hoạt động hay dòng tiền của dự án B.  Dự án loại trừ nhau: Hai dự án A và B được gọi là loại trừ nhau nếu như việc thực hiện dự án A sẽ làm loại bỏ việc thực hiện dự án B. v1.0015103206 7
  8. 1. ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) Thẩm định dự án Thẩm định Xác định vốn đầu tư, kỹ thuật phương thức tài trợ Thẩm định Thẩm định Xác định dòng tiền dự án kinh tế xã hội Thẩm định Dự tính lãi suất chiết khấu tài chính Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính Đánh giá rủi ro v1.0015103206 8
  9. 1. ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) Xét hai dự án A và B đều có vốn đầu tư ban đầu là 1000 tỷ, và có các dòng tiền dự kiến nhận được vào cuối mỗi năm như sau trong thời gian đầu tư 4 năm. Dựa vào các chỉ tiêu thẩm định tài chính, hãy cho biết doanh nghiệp nên đầu tư vào dự án nào? 1) Nếu A và B là hai dự án độc lập. 2) Nếu A và B là hai dự án loại trừ. Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 A –1.000 500 400 300 100 B –1.000 100 300 400 600 A B NPV (10%) ? ? IRR ? ? PP ? ? PI ? ? v1.0015103206 9
  10. 2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN 2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) 2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 2.3. Thời gian hoàn vốn (PP) 2.4. Chỉ tiêu sinh lời (PI) v1.0015103206 10
  11. 2.1. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV) • Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. • Công thức: n CFt NPV  CF0   t  1 (1  i) t Trong đó: CFt = Luồng tiền dự tính năm thứ t. CF0 = Vốn đầu tư ban đầu. i = Tỷ lệ lãi suất chiết khấu. n = Vòng đời của dự án. • Ý nghĩa: NPV phản ánh kết quả lỗ hay lãi của dự án theo giá trị hiện tại sau khi đã tính đến chi phí vốn của cơ hội đầu tư. v1.0015103206 11
  12. 2.1. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV) (tiếp theo) • Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:  Dự án độc lập: Chọn dự án có NPV dương.  Dự án loại trừ nhau: Chọn dự án có NPV dương và lớn nhất. • Ưu điểm của chỉ tiêu NPV:  Có tính đến giá trị thời gian của tiền và rủi ro của dự án.  Đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm.  Xem xét toàn bộ dòng tiền và có xét đến quy mô của dự án.  Có thể thực hiện phép tính cộng. • Nhược điểm của chỉ tiêu NPV:  Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu.  Không cho biết khả năng sinh lời.  Không phải là chỉ tiêu tốt trong trường hợp ngân sách bị giới hạn.  Mâu thuẫn trong việc đưa ra quyết định với các chỉ tiêu khác. v1.0015103206 12
  13. 2.1. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV) (tiếp theo) 500 400 300 100 NPVA   1000      $78,82 (1  0,1)1 (1  0,1)2 (1  0,1)3 (1  0,1)4 100 300 400 600 NPVB   1000      $49,18 (1  0,1)1 (1  0,1)2 (1  0,1)3 (1  0,1)4 v1.0015103206 13
  14. 2.2. TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR) • Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0. • Công thức: n CFt NPV  CF0   (1  IRR) t 1 t 0 Trong đó: CFt = Luồng tiền dự tính năm thứ t. CF0 = Vốn đầu tư ban đầu. n = Vòng đời của dự án. v1.0015103206 14
  15. 2.2. TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR) (tiếp theo) • Ý nghĩa: IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. • Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:  Dự án độc lập: Chọn lựa dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi suất chiết khấu.  Dự án loại trừ nhau: Chọn dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi suất chiết khấu và lớn nhất. • Chú ý: Phương pháp gần đúng: Lựa chọn hai lãi suất i1 và i2 sao cho: |i2 – i1| < 5% NPV2 < 0 và NPV1 > 0 v1.0015103206 15
  16. 2.2. TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR) (tiếp theo) v1.0015103206 16
  17. 2.2. TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR) (tiếp theo) • Ưu điểm:  Xét đến giá trị thời gian của tiền.  Tính đến toàn bộ dòng tiền.  Đo lường khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn đầu tư.  Dễ dàng so sánh với chi phí sử dụng vốn. • Nhược điểm:  Chỉ tiêu này đã giả sử dòng tiền được tái đầu tư theo tỷ lệ IRR.  Không xét đến quy mô của dự án.  Trong nhiều trường hợp, dự án sẽ có nhiều IRR (IRR đa trị).  Không phải là chỉ tiêu hiệu quả trong trường hợp ngân sách bị giới hạn.  Mâu thuẫn trong việc đưa ra quyết định với các chỉ tiêu khác. v1.0015103206 17
  18. 2.2. TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR) (tiếp theo) v1.0015103206 18
  19. 2.2. TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR) (tiếp theo) Khi nào NPV và IRR cho kết quả mâu thuẫn nhau? • Hai dự án độc lập: NPV và IRR luôn cho cùng một kết quả chấp nhận hay loại bỏ dự án. Ví dụ, phương pháp NPV nói là chấp nhận dự án A và B (NPV > 0) thì phương pháp IRR cũng có kết quả như vậy (khi NPV > 0 thì IRR luôn lớn hơn k). • Hai dự án loại trừ nhau: doanh nghiệp chỉ chọn một trong hai để đầu tư. Khi tỷ lệ chiết khấu k lớn hơn tỷ lệ chiết khấu tại điểm giao nhau của đường NPV của hai dự án, thì NPVB NPVA > NPVB đồng thời IRRA > IRRB, hai phương pháp đều ưu tiên lựa chọn dự án A. Tuy nhiên, khi tỷ lệ chiết khấu k nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu tại điểm giao nhau của NPVA NPV hai dự án, thì NPVA < NPVB trong khi IRRA > IRRB, phương pháp NPV lựa chọn dự án B trong khi phương IRRA pháp IRR chọn A. IRRB i* • NPV của hai dự án cắt nhau khi quy mô đầu tư khác nhau, hay thời điểm xuất hiện các luồng tiền khác nhau. v1.0015103206 19
  20. 2.3. THỜI GIAN HOÀN VỐN (PP) • Khái niệm: Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. • Công thức: Số vốn còn lại cần thu hồi Thời gian hoàn vốn = n + Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Trong đó: n = năm trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư. • Ý nghĩa: Sau bao lâu thì thu hồi được toàn bộ vốn đầu tư. • Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:  Dự án độc lập: Chọn dự án có PP ngắn hơn tiêu chuẩn đề ra.  Dự án loại trừ nhau: Chọn dự án có PP ngắn hơn tiêu chuẩn đề ra và ngắn nhất. v1.0015103206 20
nguon tai.lieu . vn