Xem mẫu

  1. Tại một đợt tập huấn cho giám đốc bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố X, một giáo sư quản trị được mời đến để trình bày một số vấn đề căn bản trong việc quản trị ở các tổ chức. Bài báo cáo của giáo sư kéo dài gần hai ngày, ông đã trình bày những khía cạnh cơ bản như: mục tiêu của quản trị, các kỹ thuật quản trị, các chức năng cơ bản của quản trị. Ngoài ra vị giáo sư cũng giới thiệu một số xu hướng mới trong quản trị hiện nay trên thế giới. Sau khi bài báo cáo của giáo sư kết thúc, bác sỹ Nguyễn Văn Hùng là học viên của lớp học, hiện tại ông giữ chức Giám đốc bệnh viện A, đã có một phát biểu như sau : ‘‘Thưa giáo sư, chúng tôi rất thú vị về những gì mà ngài nói và thậm chí trong đó có một số nội dung tri thức rộng lớn. Nhưng thưa ngài, những vấn đề mà ngài nói chỉ thực sự cần cho các tổ chức kinh doanh còn ở đây chúng tôi là bệnh viện. Mục tiêu của chúng tôi là cứu người và điều mà chúng tôi quan tâm là cần có bác sĩ giỏi về chuyên môn và những phương tiện thiết bị hiện đại, những vấn đề mà ngài nói không cần đối với chúng tôi ’’ Yêu cầu: a. Anh (chị) đánh giá thế nào về ý kiến của ông Hùng? b. Nếu anh (chị) là vị giáo sư, anh (chị) sẽ trả lời ông Hùng như thế nào?
  2. Gợi ý:  A. Ý kiến của ông Hùng là không chính xác: Bệnh viện là 1 tổ chức – tức là có sự phân cấp, phân quyền (có các nhà quản trị cấp cao, cấp trung, bác sĩ, y tá) và có sự tương tác vs bệnh nhân, các cơ quan hữu quan. Ngoài ra, BV cũng có 4 nguồn lực: con người, tài nguyên, tiền, công nghệ hữu hạn, do đó nên là mọi hoạt động của bệnh viên luôn hướng đến là sử dụng nguồn lực hữu hạn có hiệu quả. Đó chính là quản trị ạ. B. Nếu anh (chị) là vị giáo sư, anh (chị) sẽ trả lời ông Hùng như thế nào? - BV có phải thường xuyên xây dựng mục tiêu và kế hoạch ko? Theo tuần? Theo tháng? BV có cần quan tâm đến việc sử dụng trang thiết bị sao cho hiệu quả ko? BV có cần quan tâm đến việc bố trí bác sĩ, y tá nào vào vị trí nào sao cho hiệu quả ko? BV có cần quan tâm đến việc cứu ng ntn cho hiệu quả ko trong thực tế hnay, bệnh nhân thì nhiều, bác sĩ giỏi thì có hạn?.... - Quản trị sẽ giúp cho toàn bộ CB-CNV trong BV thấy được mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn - Quản trị sẽ giúp cho nhà quản trị BV sử dụng, kết hợp các nguồn lực 1 các heiệu quả - Quản trị giúp thích nghi vs sự thay đổi của môi trường xung quanh....
  3. Chương III THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
  4. I. THÔNG TIN 1. Khái niệm 2. Vai trò 3. Yêu cầu 4. Hệ thống thông tin
  5. 1. Khái niệm thông tin Thông tin trong quản trị là những tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích đối với việc ra quyết định quản trị
  6. 2. Vai trò của thông tin 1. Thông tin là tiền đề của quản trị 2. Thông tin là cơ sở của quản trị 3. Thông tin là công cụ của quản trị
  7. 3. Yêu cầu của thông tin 1. Tính chính xác 2. Tính kịp thời 3. Tính đầy đủ, hệ thống, hiện đại 4. Tính kinh tế 5. Tính lôgic và ổn định 6. Tính bảo mật
  8. 4. Hệ thống thông tin  Hệ thống thông tin là tổng thể các phân hệ thông tin bảo đảm cho quá trình thông tin trong quản trị  Hệ thống thông tin bao gồm 6 phân hệ sau: 1. Thu thập 2. Chọn lọc 3. Xử lý 4. Phân loại 5. Bảo quản 6. Truyền thông
  9. 4. Hệ thống thông tin Thu thập Chọn lọc Xử lý Bảo quản Truyền Phân loại thông
  10. II. QUYẾT ĐỊNH 1. Tổng quan về quyết định quản trị 2. Quá trình ra và thực hiện quyết định 3. Phương pháp ra quyết định
  11. 1. Tổng quan về quyết định quản trị 1. Khái niệm: Quyết định quản trị là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường.
  12. 1. Tổng quan về quyết định quản trị 2. Đặc điểm:  Tính tư duy  Là sản phẩm riêng có của nhà quản trị (trách nhiệm và thẩm quyền)  Luôn gắn với những vấn đề của tổ chức
  13. 1. Tổng quan về quyết định quản trị 3. Các loại quyết định quản trị:  Theo thời gian: quyết định dài hạn, trung hạn, ngắn hạn  Theo tầm quan trọng: quyết định chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp  Theo phạm vi điều chỉnh: quyết định toàn cục và quyết định bộ phận  Theo tính chất: quyết định chuẩn mực và quyết định riêng biệt  Theo quy mô nguồn lực sử dụng: quyết định lớn, vừa và nhỏ  Theo cấp quyết định: quyết định cấp cao, cấp trung gian và cấp thấp
  14. 1. Tổng quan về quyết định quản trị 4. Yêu cầu đối với quyết định quản trị :  Tính hợp pháp  Tính khoa học  Tính hệ thống (thống nhất)  Tính tối ưu  Tính linh hoạt  Cụ thể về thời gian và người thực hiện
  15. 2. Quá trình ra và thực hiện quyết định quản trị 2.1.Cơ sở đề ra quyết định quản trị :  Hệ thống mục đích và mục tiêu của tổ chức  Hệ thống pháp luật và thông lệ xã hội  Những yếu tố hạn chế  Hiệu quả của quyết định quản trị  Năng lực và phẩm chất của người ra quyết định
  16. 2. Quá trình ra và thực hiện quyết định quản trị 2.2. Quá trình đề ra quyết định quản trị :  Xác định vấn đề  Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án  Tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề  Đánh giá các phương án  Lựa chọn phương án và ra quyết định
  17. 2. Quá trình ra và thực hiện quyết định quản trị 2.3.Quá trình thực hiện quyết định:  Ra văn bản quyết định  Lập kế hoạch tổ chức thực hiện  Tuyên truyền và giải thích quyết định  Thực hiện quyết định theo kế hoạch  Kiểm tra việc thực hiện quyết định  Điều chỉnh  Tổng kết thực hiện
  18. 3. Phương pháp ra quyết định quản trị 3.1.Tổng quan về phương pháp ra quyết định:  Phương pháp ra quyết định là các cách thức mà chủ thể ra quyết định dùng để thực hiện một, một số hoặc tất cả các bước của quá trình đề ra q.định  Trường hợp đủ thông tin: sử dụng các mô hình ra quyết định  Trường hợp ít thông tin: kết hợp phương pháp chuyên gia và so sánh hiệu quả  Trường hợp rất ít thông tin: cây mục tiêu và phương pháp ngoại cảm  Cá nhân ra quyết định hoặc ra quyết định tập thể
  19. 3. Phương pháp ra quyết định quản trị 3.2. Phương pháp cá nhân ra quyết định 3.3. Phương pháp ra quyết định tập thể 3.4. Phương pháp định lượng toán học 3.5. Phương pháp ngoại cảm
  20. 3.2. Phương pháp cá nhân ra quyết định  Nhà quản trị dựa trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình để ra các quyết định thuộc thẩm quyền mà không cần có sự tham gia của tập thể.  Có hiệu quả khi vấn đề không quá phức tạp, việc xác định vấn đề không khó khăn, các phương pháp giải quyết vấn đề rõ ràng và việc phân tích lựa chọn phương án đơn giản, người ra quyết định có nhiều kinh nghiệm và kiến thức ra quyết định
nguon tai.lieu . vn