Xem mẫu

  1. NỘI DUNG CHƢƠNG Khái niệm và các loại cơ chế 4.1 tƣơng tác trong QHLĐ 4.2 Cơ chế hai bên trong QHLĐ 4.3 Cơ chế ba bên trong QHLĐ Sự phối hợp giữa các cơ chế 4.4 tƣơng tác trong QHLĐ
  2. 4.1. Khái niệm và các loại cơ chế tƣơng tác Cơ chế tương tác trong QHLĐ là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho các chủ thể QHLĐ và quá trình tương tác giữa các chủ thể đó Cơ chế hai Cơ chế ba bên bên
  3. 4.2. Cơ chế hai bên trong QHLĐ
  4. 4.2.Cơ chế hai bên trong QHLĐ 4.2.1. Đặc điểm Về Về chủ thể tính chất Về Đặc trách nhiệm điểm của các bên Về vấn đề Về giải quyết tần suất hoạt động
  5. 4.2.Cơ chế hai bên trong QHLĐ 4.2.2. Điều kiện vận hành - Có khuôn khổ luật pháp rõ ràng, ổn định và có hiệu lực cao. Đặc biệt là hệ thống các luật lệ hay quy định liên quan đến QHLĐ; - Phải có thị trường lao động phát triển và tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường; - Các đại diện, tổ chức đại diện của các bên phải thực sự đại diện và hoạt động tích cực để bảo vệ lợi ích cho bên mình, hoạt động của các tổ chức này phải tương đối độc lập trong khuôn khổ pháp luật quốc gia; - Sự tồn tại của các tổ chức trung gian, hoà giải, toà án lao động đảm bảo giải quyết các xung đột trong trường hợp hai bên không đạt được thoả thuận chung.
  6. 4.2.Cơ chế hai bên trong QHLĐ 4.2.3.Phương thức vận hành Cơ chế hai bên vận hành ở cấp ngành, địa phương và doanh nghiệp dưới các phương thức sau: - Đối thoại xã hội, thỏa thuận, tham khảo ý kiến, cùng ra quyết định và các diễn đàn có sự tham gia của hai bên; - Thương lượng, đàm phán giải quyết xung đột, tranh chấp lao động. Ví dụ: phương thức Hội đồng lao động.
  7. 4.3.Cơ chế ba bên trong QHLĐ 4.3.1. Đặc điểm - Về chủ thể bao gồm: nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ chức đại diện); - Về vấn đề giải quyết trong cơ chế ba bên: các định hướng, chính sách, tiêu chuẩn lao động; - Về tần suất hoạt động: mang tính định kỳ là chủ yếu; - Các bên trong cơ chế ba bên không hoàn toàn bình đẳng.
  8. 4.3. Cơ chế ba bên trong QHLĐ 4.3.2. Điều kiện vận hành - Tồn tại nền kinh tế thị trường có thị trường lao động hình thành và phát triển theo đúng quy luật; - Có sự độc lập tương đối giữa các bên đối tác xã hội: nhà nước, NLĐ, NSDLĐ; - Tổ chức đại diện cho các bên phải thực sự đại diện và hoạt động tích cực trong việc bảo vệ cho lợi ích của bên mình; - Nhà nước phải có thái độ vô tư, công bằng đối với cả hai bên; - Cần có sự tồn tại và vận hành hiệu quả của cơ chế hai bên ở cấp ngành và cấp DN.
  9. 4.3. Cơ chế ba bên trong QHLĐ 4.3.3. Phương thức vận hành - Dựa trên tính thường xuyên: Cơ chế vụ việc, cơ chế không thường xuyên, cơ chế thường xuyên. - Dựa trên mức độ tham gia của các bên: Nhà nước ra quyết định, đối thoại xã hội giữa các bên, tham vấn ba bên, cơ chế cùng ra quyết định.
  10. 4.4. Sự phối hợp giữa các cơ chế tƣơng tác trong QHLĐ Chính phủ Tham khảo Tham khảo Luật pháp Quyết định Quyết định Ngƣời sử Thƣơng lƣợng, thỏa ƣớc Ngƣời dụng LĐ LĐ
  11. 4.4. Sự phối hợp giữa các cơ chế tƣơng tác trong QHLĐ 4.4.1. Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa cơ chế hai bên và cơ chế ba bên - Quan hệ lao động phức tạp về nội dung, phạm vi, ảnh hưởng; - Tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường; - Bối cảnh toàn cầu hóa, môi trường kinh tế xã hội của mỗi quốc gia có nhiều biến động, nảy sinh các vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đối tác, - Xu hướng thay đổi về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội.
  12. 4.4. Sự phối hợp giữa các cơ chế tƣơng tác trong QHLĐ 4.4.2. Triển khai phối hợp giữa cơ chế ba bên và cơ chế hai bên - Về cấp độ - Về vấn đề quan tâm - Về kết quả - Về mục tiêu Trở ngại trong quá trình phối hợp hai cơ chế: - Sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào các vấn đề vốn thuộc phạm vi giải quyết của cơ chế hai bên; - Lựa chọn tổ chức thiếu tính đại diện cho các bên tham gia vào cơ chế ba bên; - Sự thiếu quyết đoán của nhà nước trong cơ chế ba bên; - Sự thiếu vô tư của nhà nước trong việc ban hành và thực thi chính sách QHLĐ; - Những chính sách về QHLĐ được Chính phủ đưa ra thiếu sự tham gia của NLĐ và NSDLĐ; - Trạng thái chưa phát triển đầy đủ thị trường lao động.
  13. 4.4. Sự phối hợp giữa các cơ chế tƣơng tác trong QHLĐ 4.4.3. Thiết chế QHLĐ Thiết chế đại Thiết chế diện 2 quản lý nhà 1 nƣớc 3 Thiết chế Thiết chế hỗ trợ tham vấn 5 Thiết chế phán xử 4
  14. Tình huống: Công nhân mua … “bệnh” Dịp lễ Quốc khánh 2/9/2005, có đến 10% trong tổng số 2000 công nhân một công ty có vốn nước ngoài tại Khu công nghiệp Sóng Thần – Bình Dương nghỉ ốm. Tương tự, Công ty Saigon F (Thành phố Hồ Chí Minh) suýt trễ đơn hàng do cùng lúc có đến 300 công nhân nghỉ ốm vào đợt này. Trưởng phòng nhân sự Đoàn Văn Nghi Phương không biết vì lý do gì mà công nhân nghỉ ốm đông như vậy. Song chỉ hai ngày sau số công nhân trên đã trở lại làm việc. Theo số liệu thống kê, trong quý II năm 2005 Công ty có 1374 lượt công nhân xin nghỉ ốm với tổng số ngày nghỉ lên đến 3600 ngày. Vì họ nghỉ ốm theo ý kiến của cơ quan y tế nên Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (BHXH TPHCM) phải thanh toán trợ cấp trên 133 triệu đồng. Việc nghỉ ốm tràn lan như vậy không những thâm lạm nguồn quỹ bảo hiểm xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Cơ quan BHXH TPHCM phải nhắc nhở Công ty kiểm soát chặt việc công nhân ồ ạt nghỉ ốm tuỳ tiện nhưng Công ty cũng đành “bó tay”. Ban giám đốc Công ty nhiều lần đề nghị kỷ luật nghiêm khắc những công nhân viện lý do ốm để nghỉ việc, nhưng thực tế việc này không thể thực hiện. Lý do chính vẫn là công nhân rất dễ dàng xin được giấy cho phép nghỉ ốm đau của cơ quan y tế dù thực sự họ chẳng ốm đau gì. Kỷ luật họ vì lý do trên thì họ sẽ khiếu nại, lại phiền.
  15. Tình huống: Công nhân mua … “bệnh” (tiếp) Để tìm hiểu vụ việc, Công ty cử cán bộ đến các trung tâm y tế, nơi đăng ký BHYT cho công nhân. Tại đây họ được biết, rất nhiều công nhân thực chất không đau ốm đến mức phải nghỉ việc, thế nhưng đã lỡ nghỉ nên năn nỉ bác sỹ thương tình cho giấy xác nhận. Vừa qua, khi công ty buộc làm tường trình về việc nghỉ ốm liên tục, một công nhân thú nhận: Trước khi đi làm thì được một người hàng xóm đề nghị chở giúp lên huyện Bình long (Bình Phước). Thấy có mấy chục ngàn quá dễ nên anh ta nghỉ việc, đi luôn. Chiều về, công nhân này tạt vào xin giấy nghỉ ốm. Thế là chỉ mất mấy ngàn khám bệnh mà vừa có tiền, vừa được trả lương lại không bị công ty kỷ luật. Công ty làm cuộc khảo sát trên 1000 giấy xác nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội thì có tới 30% chỉ ghi bệnh chung chung là: ốm cho phép nghỉ 2 ngày. Câu hỏi: 1. Phân tích mối quan hệ lợi ích (được và mất) của: công nhân giả nghỉ ốm, công nhân khác, chủ doanh nghiệp, trung tâm y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, và cộng đồng xã hội. 2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng công nhân giả nghỉ ốm hàng loạt? 3. Hãy đề xuất các giải pháp về mặt cơ chế (cơ chế hai bên và cơ chế ba bên) để phòng ngừa và giải quyết triệt để hiện tượng trên?
  16. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM Sự phối hợp của các cơ chế tương tác trong quan hệ lao động. Liên hệ thực tế
nguon tai.lieu . vn