Xem mẫu

  1. KẾT CẤU CHƢƠNG 3.1 Khái niệm và đặc điểm của thƣơng lƣợng trong QHLĐ 3.2 Các hình thức, sản phẩm thƣơng lƣợng trong QHLĐ 3.3 Tổ chức thƣơng lƣợng trong quan hệ lao động
  2. 3.1.1.KHÁI NIỆM THƯƠNG LƯỢNG Thương lượng là một quá trình trong đó hai hoặc nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại cùng nhau để thoả luận nhằm tìm kiếm một thoả thuận chung. Tổ chức Lao động quốc tế
  3. 3.1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG LƯỢNG Nội dung của thương lượng là vấn đề thường gây xung đột về lợi ích giữa các bên; Mục đích của thương lượng là nhằm đạt đến một thoả thuận về vấn đề hay gây ra xung đột; Các bên tham gia thương lượng chính là các đối tác của một mối quan hệ nhất định mà có những lợi ích chung, cũng như những lợi ích xung đột nhau, cần phải bàn bạc, trao đổi, thoả thuận để đạt đến sự thống nhất chung; Kết quả của thương lượng có thể xảy ra ở bốn dạng là thắng – thua, thua - thắng, thua – thua, thắng – thắng Nguyên tắc của thương lượng: “cho để mà nhận”
  4. 3.1.3.VỊ TRÍ CỦA THƯƠNG LƯỢNG Thương lượng lao động tập thể là một trong những hình thức tương tác của QHLĐ; Thương lượng là một trong những phương thức cơ bản của đối thoại xã hội; Thương lượng là một công cụ để xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho QHLĐ doanh nghiệp phát triển lành mạnh; đồng thời góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết các TCLĐ phát sinh trong quan hệ đó.
  5. 3.2. CÁC HÌNH THỨC VÀ SẢN PHẨM CỦA THƯƠNG LƯỢNG 3.2.1. Các hình thức thương lượng - Thương lượng phòng ngừa tranh chấp Phân theo - Thương lượng giải quyết tranh chấp mục đích - Thương lượng cấp doanh nghiệp - Thương lượng cấp ngành Phân theo cấp - Thương lượng cấp quốc gia tiến hành
  6. 3.2. CÁC HÌNH THỨC VÀ SẢN PHẨM CỦA THƯƠNG LƯỢNG 3.2.1. Sản phẩm của thương lượng  Hợp đồng lao động  Thỏa ƣớc lao động tập thể  Văn bản tƣ vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách áp dụng chung đối với ngƣời lao động  Pháp luật lao động  Công ƣớc và khuyến nghị quốc tế
  7. Hợp đồng lao động  Hợp đồng lao động là một thỏa thuận, thể hiện sự thống nhất ý chí giữa NSDLĐ và cá nhân NLĐ về điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động trong QHLĐ, có tính ràng buộc về mặt pháp lý với các bên cam kết.  Các yếu tố cấu thành HĐLĐ: Có sự cung ứng bởi một công việc Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương Cấu thành HĐLĐ Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của NLĐ trước NSDLĐ.
  8. Hợp đồng lao động  Nội dung của hợp đồng lao động: Nội dung của hợp đồng lao động Công việc; Điều kiện Thời gian Thời hạn hợp an toàn vệ Bảo hiểm xã Tiền lương làm việc, đồng sinh lao hội nghỉ ngơi động
  9. Hợp đồng lao động  Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: Tự nguyện và bình đẳng Nguyên tắc 1 Nguyên tắc giao kết HĐLĐ Nguyên tắc 2 Nguyên tắc 3 Không trái pháp luật và thỏa ước Kết hợp hài hòa lợi lao động tập thể ích hai bên
  10. Hợp đồng lao động  Thay đổi hợp đồng lao động: - Thay đổi một phần của hợp đồng: NSDLĐ có thể đề xuất việc thay đổi một phần của HĐLĐ, như địa điểm làm việc, thời gian làm việc, tiền lương, tiền công, bồi dưỡng nghề nghiệp. Nếu NSDLĐ có ý định thay đổi hợp đồng vì lý do kinh tế, phải thông báo trước cho NLĐ bằng thư đảm bảo. - Từ chối thay đổi hợp đồng vì lý do kinh tế: Trong thông báo của NSDLĐ sẽ quy định thời hạn để NLĐ có thể từ chối việc thay đổi hợp đồng là 1 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu không có ý kiến phản hồi, coi như đã được NLĐ chấp nhận. Nếu NLĐ từ chối việc thay đổi hợp đồng, NSDLĐ có thể vẫn giữ nguyên quyết định và sa thải NLĐ. - NLĐ có quyền yêu cầu thực hiện quy định về thời gian báo trước và bồi thường hợp đồng, nếu hội đủ điều kiện về thời gian làm việc tại DN. - Trường hợp NSDLĐ vận dụng quy định về rút ngắn thời gian làm việc trong TƯLĐTT để giảm bớt thời gian làm việc của NLĐ, không được coi là thay đổi HĐLĐ.
  11. Thỏa ước lao động tập thể Các loại thỏa ước lao động tập thể : - Thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp: còn được gọi là tập hợp khế ước, hay cộng đồng hiệp ước lao động, hay HĐLĐ tập thể,… Thực chất TƯLĐTT là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể NLĐ và tập thể NSDLĐ về những vấn đề liên quan đến QHLĐ. - Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành: Chủ thể đại diện thương lượng và ký kết TƯLĐTT ngành: phía đại diện tập thể lao động sẽ là ban chấp hành công đoàn ngành; tổ chức đại diện của giới sử dụng lao động sẽ là ban chấp hành hiệp hội doanh nghiệp ngành.
  12. Thỏa ước lao động tập thể  Nội dung TƯLĐTT: - Nhóm thứ nhất là các nội dung chủ yếu của TƯLĐTT, bao gồm các cam kết của hai bên về: + Việc làm và bảo đảm việc làm; + Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; + Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; + Định mức lao động; + An toàn lao động, vệ sinh lao động; + Bảo hiểm xã hội. - Nhóm thứ hai bao gồm các nội dung khác mà trong quá trình thương lượng thỏa thuận, hai bên đồng ý đưa vào bản thỏa ước, đó là những vấn đề như: phúc lợi đối với NLĐ, về đào tạo, về trách nhiệm của tập thể NLĐ đối với sự phát triển của doanh nghiệp, về phương thức giải quyết khi có tranh chấp lao động.
  13. Văn bản tƣ vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lƣơng áp dụng chung đối với các chủ thể QHLĐ  Là sản phẩm từ cơ chế 3 bên bàn về các chính sách liên quan đến các chủ thể quan hệ lao động, như:  Ủy ban Quan hệ lao động  Hội đồng luong quốc gia - ...
  14. Pháp luật lao động Về hình thức: Văn bản pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh QHLĐ doanh nghiệp là Luật Lao động (hay Luật QHLĐ) và các dạng quy định pháp lý khác để điều chỉnh các vấn đề cụ thể hơn như: Nghị định, Thông tư, Quyết định… Về mặt nội dung pháp luật QHLĐ: pháp luật về QHLĐ không quy định về những nội dung cụ thể trong lĩnh vực lao động mà chỉ quy định về những khía cạnh sau:  Thứ nhất, những chủ thể trong QHLĐ (xác định ai là chủ thể) và cơ chế bảo vệ quyền của các chủ thể trong QHLĐ (chủ yếu là quyền của NLĐ) Thứ hai, sự tương tác giữa các chủ thể đó (quá trình giao kết, thực hiện và kết thúc HĐLĐ; quá trình thương lượng, ký kết, thực hiện TƯLĐTT; quá trình tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động…) Thứ ba, vai trò của Nhà nước và các nội dung quản lý của Nhà nước tác động và điều chỉnh mối quan hệ giữa hai chủ thể trong QHLĐ doanh nghiệp được diễn ra một cách lành mạnh (quản lý, tham vấn, hỗ trợ, phân xử). KẾT LUẬN: pháp luật về QHLĐ là một phần của pháp luật lao động
  15.  Các công ước và khuyến nghị quốc tế Công ước số 87 Công ước số 98 - NLĐ và NSDLĐ đều được - Bảo vệ NLĐ trước mọi hành vi quyền tổ chức và gia nhập các chống lại hoặc hạn chế họ tổ chức theo sự lựa chọn của trong việc gia nhập công đoàn mình với điều kiện là phải hoặc tham gia hoạt động công tuân theo điều lệ của chính tổ đoàn, đặc biệt là những hành chức đó. vi phụ thuộc việc làm của NLĐ - Các tổ chức của NLĐ và vào việc họ gia nhập công NSDLĐ có quyền xây dựng đoàn. điều lệ hoạt động, những - Đảm bảo cho các tổ chức của nguyên tắc quản lý, tự tổ NLĐ và NSDLĐ độc lập với nhau chức và điều hành hoạt động trong tổ chức điều hành và của tổ chức và được tự do quản lý nội bộ, tránh việc bên bầu các đại diện của mình này can thiệp vào nội bộ phía trên cơ sở tôn trọng luật bên kia bằng mọi hình thức pháp quốc gia khác nhau.
  16. 3.3. TỔ CHỨC THƯƠNG LƯỢNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ghi chép và lưu trữ hồ sơ Kết thúc thương lượng Tiến hành thương lượng Chuẩn bị thương lượng
  17. 3.3.TỔ CHỨC THƯƠNG LƯỢNG… (tiếp) Bước 1: Chuẩn bị thương lượng • Mục đích: xây dựng kế hoạch thương lượng, xác định rõ những hậu quả trong trường hợp cuộc thương lượng lao động tập thể không đi đến kết quả. • Nội dung: - Thu thập thông tin (thông tin phải biết, thông tin nên biết, thông tin có thể biết) - Xác định mục tiêu và thứ tự ưu tiên của các mục tiêu (mức mục tiêu lý tưởng; mục tiêu dự định đạt được, mục tiêu phải đạt được) - Xác định hậu quả của cuộc thương lượng không thành công; - Đánh giá đối tác: xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối tác; -Xây dựng cách tiếp cận thương lượng thích hợp: Cách tiếp cận hợp tác, cách tiếp cận cạnh tranh trong thương lượng. - Chọn người tham gia thương lượng.
  18. 3.3.TỔ CHỨC THƯƠNG LƯỢNG… (tiếp) Bước 2: Tiến hành thương lượng • Mục đích: trao đổi, thảo luận để đạt được sự thống nhất. • Nội dung: - Mở đầu thương lượng: các bên làm quen với nhau và thống nhất chương trình thương lượng, nêu rõ trình tự vấn đề cần thương lượng, thống nhất cách thức và thời điểm nghỉ giải lao. - Tiến tới thoả thuận: từng bên đưa ra vấn đề cần thương lượng; Các bên trình bày lập luận để xác định quan điểm và lập trường của hai bên. - Thương thuyết: các bên bàn bạc, trao đổi, thảo luận để đạt được sự thống nhất về vấn đề cần thương lượng
  19. 3.3.TỔ CHỨC THƯƠNG LƯỢNG… (tiếp) Bước 3: Kết thúc thương lượng • Mục đích: Thống nhất những thỏa thuận đạt được bằng văn bản. • Nội dung: - Thống nhất lại những thoả thuận đã đạt được; - Văn bản hoá các kết quả đạt được; - Ký bản thoả thuận khi đã thấy đạt được mục tiêu thương lượng đặt ra; - Xác định rõ hậu quả các bên phải gánh chịu nếu không tuân thủ các cam kết; - Quy định rõ thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các bên; - Nêu rõ những việc phải làm sau khi thoả thuận đã được ký kết.
nguon tai.lieu . vn