Xem mẫu

  1. HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học
  2. CHƯƠNG 1 TỔNG LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
  3. Nội dung chương học 1.1 Bản chất của nghiên cứu khoa học 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học 1.3 Quy trình tiến hành nghiên cứu khoa học 1.4 Các sản phẩm nghiên cứu khoa học
  4. 1.1 Bản chất của nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học • Mark Saunder (2003) định nghĩa “nghiên cứu” là việc người ta thực hiện các công việc cần thiết một các có hệ thống để phát hiện sự việc nhờ đó sẽ tăng thêm kiến thức cho họ.
  5. 1.1 Bản chất của nghiên cứu khoa học 1.1.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học • Hai cụm từ quan trọng trong khái niệm trên: o “Nghiên cứu có hệ thống” là việc nghiên cứu dựa trên nền tảng những quan hệ logic và chắc chắn không chỉ trên niềm tin (Ghauri và Gronhaugh, 2005) o “Phát hiện sự việc” hiểu là sự khám phá, và thể hiện mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra điều gì. Có thể bao gồm việc mô tả, giải thích, hiểu biết, bình luận và phân tích (Ghaudi và Gronhaugh, 2005)
  6. 1.1.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học Như vậy, một số đặc điểm cơ bản sau (Mark Saunder, 2003): • Dữ liệu được thu thập một cách có hệ thống • Dữ liệu được diễn giải một cách có hệ thống • Có mục đích rõ ràng: khám phá các sự việc
  7. 1.1.2 Bản chất của NCKH trong kinh tế và quản lý Easterby – Smith và cộng sự (2002) giải thích cảm hứng nghiên cứu xuất phát từ kinh tế và quản lý là do cách thức nhà quản lý (nhà nghiên cứu) vận dụng kiến thức từ ngành khác • Các nhà quản lý thường bận rộn và nhiều quyền lực nên họ có thể không đồng ý cho tiếp cận nghiên cứu nào đó nếu họ không thấy những lợi ích cá nhân hay thương mại • Yêu cầu nghiên cứu phải có kết quả thực tiễn nào đó tức là cần có tiềm năng tiến hành hành động hoặc cần xem xét những hệ quả thực tiễn của các khám phá.
  8. 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học Phân loại theo cách tiếp cận nghiên cứu • Nghiên cứu theo quy trình suy diễn (diễn dịch) • Nghiên cứu theo quy trình quy nạp Phân loại theo phương pháp nghiên cứu • Nghiên cứu định tính • Nghiên cứu định lượng • Phương pháp hỗn hợp Phân loại theo mục đích sử dụng • Nghiên cứu cơ bản • Nghiên cứu ứng dụng
  9. 1.2 Phân loại nghiên cứu NCKH cơ bản và ứng dụng trong kinh tế và quản lý Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Mục đích: Mục đích: - Mở rộng kiến thức về tiến trình kinh - Cải thiện sự hiểu biết về các vấn đề kinh doanh và quản lý doanh và quản lý cụ thể - Dẫn đễn những nguyên tắc chung liên - Dẫn đến giải pháp cho vấn đề quan tới tiến trình và quan hệ của tiến trình với kết quả - Những kiến thức mới giới hạn trong vấn đề - Các kết quả có ý nghĩa và giá trị đối với xã hội nói chung - Khám phá có tầm quan hệ và giá trị thực tiễn đối với người quản lý trong tổ chức Bối cảnh: Bối cảnh: - Được thực hiện bởi những người thuộc cơ - Được thực hiện bởi người trong nhiều bối sở trường đại học cảnh khác nhau, bao gồm các tổ chức, trường đại học - Việc lựa chọn đề tài và mục tiêu được xác định bởi người nghiên cứu - Các mục tiêu được thương lượng với người đề xuất - Thang thời gian linh hoạt - Thang thời gian chặt chẽ
  10. 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học  Hình 1.1 Suy diễn và quy nạp trong nghiên cứu khoa học
  11. 1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học Yếu tố Định tính Định lượng Dữ liệu thu thập Dữ liệu mềm (tính chất) Dữ liệu cứng (số lượng) Phương pháp thu thập Chủ động giao tiếp với đối Thụ động giao tiếp với đối tượng dữ liệu tượng nghiên cứu nghiên cứu Số lượng mẫu Nhỏ Lớn Thu thập dữ liệu Trực tiếp quan sát hoặc phỏng Phải qua xử lý vấn Mối quan hệ Trực tiếp tiếp xúc với người Gián tiếp được phỏng vấn Bối cảnh nghiên cứu Không kiểm soát Có kiểm soát Phân tích dữ liệu Phân tích nội dung Phân tích số liệu với sự hỗ trợ của các trình xử lý dữ liệu Ví dụ Nghiên cứu hệ thống quản trị Nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro của ngân hàng quyết định mua của khách hàng Vietcombank Bảng 1.1 Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
  12. 1.3. Qui trình tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học Bước 1 Xác định chủ đề nghiên cứu Bước 2 Tổng quan nghiên cứu Bước 3 Thiết kế nghiên cứu Bước 4 Thu thập dữ liệu Bước 5 Phân tích dữ liệu Bước 6 Viết báo cáo
  13. 1.3. Qui trình tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu • Vấn đề nghiên cứu • Ý tưởng nghiên cứu • Giả thuyết nghiên cứu Bước 2: Tổng quan nghiên cứu Bước 3: Thiết kế nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu định tính • Thiết kế nghiên cứu định lượng • Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp
  14. 1.3. Qui trình tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học Bước 4: Thu thập dữ liệu • Thu thập dữ liệu sơ cấp • Thu thập dữ liệu thứ cấp Bước 5: Phân tích dữ liệu • Phân tích dữ liệu sơ cấp • Phân tích dữ liệu thứ cấp Bước 6: Viết báo cáo • Bố cục các phần trong báo cáo • Văn phong sử dụng trong báo cáo khoa học
  15. 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học Luận văn thạc sĩ Bố cục phụ thuộc chuyên ngành và đề tài cụ thể. Thông thường bao gồm: • Mở đầu: • Tổng quan • Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết • Trình bày, đánh giá, bàn luận kết quả • Kết luận và kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo • Danh mục công trình công bố của tác giả (nếu có) • Phụ lục
  16. 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học - Đề tài NCKH là một hình thức tổ chức NCKH được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc nhóm người thực hiện. - Các loại báo cáo đề tài NCKH: Dự án, chương trình - Bố cục: • Mở đầu • Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu/ cơ sở lý luận • Chương 2: Phương pháp nghiên cứu (Nếu có) Kết quả nghiên cứu • Chương 3: Thảo luận và đề nghị • Kết luận • Danh mục tài liệu tham khảo • Phụ lục
  17. 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học Bài báo khoa học - Bài báo khoa học viết để công bố trên tạp chí, hội nghị khoa học, tham gia tranh luận và cần trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu - Bố cục: • Tiêu đề: Tên bài báo • Tác giả • Địa chỉ thư tín • Tóm lược • Giới thiệu • Phương pháp • Kết quả • Thảo luận • Kết luận và đề nghị • Cảm tạ • Tài liệu tham khảo
  18. 1.4. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học Dự án khoa học Dự án khoa học là một loại đề tài được thực hiện nhằm mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể về hiệu quả kinh tế - xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc về thời gian và nguồn lực. Một số ví dụ về dự án khoa học như sau: • Dự án xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông thôn mới • Dự án xây dựng thí điểm mô hình hợp tác liên kết bốn nhà trong sản xuất và kinh doanh hàng nông sản.
nguon tai.lieu . vn