Xem mẫu

  1. PHẠM QUANG VINH Bài Giảng PHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGƢỜI LỚN TUỔI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, 2014 1
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Môn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi được bắt đầu giảng dạy tại Trường Đại học Lâm nghiệp từ năm 2008, từ khi thực hiện đào tạo chuyên ngành Khuyến nông và phát triển nông thôn. Những nhận thức ngày càng cao về Lâm nghiệp xã hội (LNXH), lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), phát triển nông thôn và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, môn học này luôn được cập nhật thông tin và đổi mới trong quá trình giảng dạy. Môn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi là một môn học rất cần thiết cho sinh viên một số ngành của Trường Đại học Lâm nghiệp vì môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và phương pháp khi tiếp cận, đào tạo với cơ sở, người dân và cộng đồng, có thể hỗ trợ cộng đồng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn,… Để hoàn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến của TS. Nguyễn Đình Hải, TS. Trần Việt Hà, Ths. Hoàng Ngọc Ý, Ths. Kiều Trí Đức,... Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó. Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải CBKN Cán bộ khuyến nông ĐGNT Đánh giá nông thôn HGĐ Hộ gia đình ICRAF Trung tâm nghiên cứu nông lâm thế giới LNXH Lâm nghiệp xã hội LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng LSNG Lâm sản ngoài gỗ NLKH Nông lâm kết hợp PCD Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PTNT Phát triển nông thôn RCĐ Rừng cộng đồng RRA Đánh giá nhanh nông thôn TTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc gia STG Sự tham gia SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 4
  5. Chƣơng 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chương trình (Curriculum) Là toàn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định. Chương trình trong giáo dục đào tạo là tất cả các hoạt động mà người học phải làm. Đặc biệt là các hoạt động mà người học cần theo đuổi để học hết khoá học và đạt được mục đích tổng thể, là con đường họ phải theo. Chương trình không chỉ là nội dung mà là cả quá trình họ cần thực hiện để thành công. 1.1.2. Khung chương trình môn học (Frame work) Là bản hướng dẫn để phát triển chương trình thực hiện giảng dạy môn học đó, do một hoặc nhóm giáo viên có chuyên môn xây dựng và được hội đồng khoa học Trường phê duyệt. Khung chương trình môn học bao gồm tên môn học, mục đích, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp giảng dạy, nguồn lực yêu cầu, quy trình đánh giá. Ví dụ: Khung chương trình môn học Lâm nghiệp xã hội đại cương. Khung chương trình môn học Nông lâm kết hợp. 1.1.3. Chương trình khung (Curriculum standard) Là khung chương trình của một khối ngành, một ngành đào tạo do hội đồng tư vấn chương trình của khối ngành và ngành xây dựng. Chương trình khung này là cơ sở để các trường phát triển chương trình giảng dạy ngành đào tạo do trường đảm nhiệm sau khi được Bộ giáo dục đào tạo phê duyệt. Chương trình khung là cơ sở để đảm bảo tính chuẩn mực, cơ bản, hiện đại, thiết thực, kế thừa và liên thông cũng như tính đa dạng trong khuôn khổ thống nhất về chuẩn kiến thức của chương trình giáo dục đại học Chương trình khung = Khung chương trình + phần nội dung  Chương trình khung bao gồm: - Mục tiêu tổng thể của ngành; - Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp, chức năng của họ; - Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt; - Tên môn học (học phần), thời lượng và nội dung chính từng môn học; 5
  6. - Các khuyến nghị về phương pháp giảng dạy; - Các hướng dẫn về quy trình đánh giá; - Các hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình giảng dạy cụ thể. Ví dụ: Chương trình khung ngành Lâm học; Chương trình khung ngành Khuyến nông. 1.1.4. Đào tạo Là một cách thức giúp người ta làm được những việc mà họ không thể làm được trước khi qua đào tạo. 1.1.5. Phát triển chương trình theo cách truyền thống (cách cổ điển) Là xây dựng chương trình theo một cách hệ thống, theo cách này người phát triển chương trình cho rằng tất cả các học viên đều có cùng nhu cầu, sử dụng cùng một quá trình như nhau để học cùng một nội dung, nhằm đạt một mục đích giống nhau. Từ việc xác định mục tiêu, mục đích đến lập kế hoạch thực hiện về bản chất là thực hiện từ trên xuống và do một nhóm nhỏ chuyên gia thực hiện. 1.1.6. Phát triển chương trình có sự tham gia (PCD) Là quá trình xây dựng chương trình từ việc đánh giá nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình có thể có hệ thống nhưng thu hút một loạt các bên liên quan tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng chương trình. Theo cách này quan tâm từ nhu cầu của học viên, những quan niệm và hành vi của cá nhân được coi trọng, quá trình học sẽ dựa trên sự hiểu biết về các mối quan hệ thay đổi thường xuyên giữa các nhóm và các cá nhân trong bất kỳ bối cảnh xã hội nào. Mục đích của PCD nhằm phát triển một chương trình đào tạo thông qua trao đổi kinh nghiệm và thông tin giữa các bên liên quan khác nhau trong một chương trình giáo dục đào tạo. PCD là một quá trình học tập của tất cả các bên liên quan. 1.1.7. Chương trình đào tạo Theo Wentling (1993): “Chương trình đào tạo” (Program of Training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các 6
  7. phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra , đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Theo Tyler (1949) cho rằng: “Chương trình đào tạo” về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương pháp hay quy trình đào tạo; 4) Cách đánh giá kết quả đào tạo. Như vậy, Chương trình đào tạo là “tất cả các hoạt động mà người học cần thực hiện để theo học hết khóa học và đạt được mục đích tổng thể”. Nói cách khác, chương trình đào tạo không chỉ là bản liệt kê nội dung cần đào tạo mà là toàn bộ quá trình đi đến đích của người học. Khái niệm này nhấn mạnh vào người học và lấy người học làm trung tâm cho cả quá trình dạy và học. 1.1.8. Phát triển chương trình đào tạo Phát triển chương trình đào tạo là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập của người học (bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do đơn vị đào tạo tiến hành. Cũng có thể nói phát triển chương trình đào tạo là tất cả các công việc liên quan đến học tập do một tổ chức giáo dục và đào tạo sắp xếp kế hoạch và hướng dẫn, cho dù được thực hiện theo nhóm hay cá nhân, trong hay ngoài lớp học, trong mỗi trường, mỗi tổ chức, ở thôn hay ngoài địa phương. Có 4 hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình đào tạo đó là: - Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA); - Xác định được hình thức học tập phù hợp và các điều kiện hỗ trợ việc học tập; - Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập; - Chỉnh sửa chương trình đào tạo thường xuyên sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của người học. 7
  8. 1.2. Chu trình của PCD 1.2.1. Cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo - Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, mọi người học được giả định là có nhu cầu như nhau, trước khi được đào tạo, họ có đầu vào như nhau và khi kết thúc khóa học họ đạt được cùng một kết quả tương tự. Vì vậy, chỉ cần một nhóm người (một số chuyên gia) biên soạn chương trình đào tạo và quy định áp dụng thống nhất chương trình này trong các đơn vị đào tạo liên quan. - Cách tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận này cho rằng, mọi người học hoàn toàn khác nhau ngay từ điểm xuất phát. Trong khi học, họ sẽ thay đổi thông qua tương tác với các nhóm liên quan khác nhau. Việc xây dựng chương trình đào tạo sẽ tiến hành với sự tham gia của tất cả các nhóm liên quan tuỳ theo nguồn lực và mối quan tâm của mỗi nhóm đó. 1.2.2. Chu trình của PCD Chu trình này gồm 5 bước, thường bắt đầu bằng phân tích bối cảnh, đánh giá nhu cầu đào tạo đến phát triển khung chương trình, xây dựng hệ thống đánh giá chương trình đào tạo. Các bước trong quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một bước thay đổi thì cũng phải chỉnh sửa và thích ứng các bước tiếp theo. Hình 1.1. Chu trình phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia 8
  9. Phát triển chương trình đào tạo là một chu trình khép kín, không có bước kết thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu. Mỗi bước trong chu trình của PCD bao gồm một số hoạt động. Tuy nhiên số lượng các hoạt động phụ thuộc vào bối cảnh, điều kiện thực tế chính của đơn vị đào tạo. Đơn vị đào tạo có thể thêm hoặc bớt các hoạt động trong mỗi bước sao cho quá trình phát triển chương trình khả thi và có hiệu quả nhất. Trong chu trình phát triển chương trình, các bên liên quan được đặt giữa nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát triển chương trình đào tạo. Tuy nhiên, cần lưu ý là mức độ tham gia của các bên liên quan trong từng giai đoạn của chu trình cần được tổ công tác phát triển chương trình và chính các nhóm liên quan xác định. 1.3. Các bên liên quan trong PCD Các bên liên quan trong phát triển chương trình là những nhóm người hay cá nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những người hưởng lợi từ quá trình đào tạo. (Ví dụ: giảng viên, nhà quản lý, nông dân,…) Hình 1.2. Các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia Có thể chia các bên liên quan thành nhóm bên trong và nhóm bên ngoài. Nhóm bên trong bao gồm các bên liên quan tham gia hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo và nằm trong đơn vị đào tạo. Nhóm bên ngoài bao 9
  10. gồm các bên liên quan nằm ngoài đơn vị đào tạo, tham gia trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo. Ví dụ: Kết quả Phân tích các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo một khóa đào tạo ngắn hạn về “Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vƣờn cho nông dân thành phố Hà Nội”: Hình thức Trực Cung cấp tham gia tiếp Kiểm tra Quyết thông tin Tƣ vấn Đối tác thực giám sát định Các bƣớc hiện - Người - Người dân dân - Cán bộ kỹ - Người - CB địa - Cán bộ địa tham - CB địa TNA thuật dân-CBKN phương phương gia vào phương (CBKN) Người dân- - CB kỹ - CBKN chăn - Người - Nhà cung Nhà cung thuật - Nhà cung nuôi gà dân cấp cấp (CBKN) cấp giống thả vườn - Bộ - Người - Cơ sở SX NN&PTNT dân Người dân - CBKN Xác định mục - CBKN Người - CB địa - Người Người thu - CB địa đích - Người dân, dân phương hướng mua gà phương chuyên gia - CBKN dẫn - CBKN thúc đẩy quá trình - CBKN lập kế hoạch Người - CB địa Người Người dân- - CBKN Lập kế hoạch của người dân& phương dân CBKN dân qua CBKN - Người dân hướng dẫn gợi ý Đối tượng là - CBKN Thực hiện đào người dân CBKN- - CB địa CBKN CBKN CBKN tạo tham gia vào Người dân phương chương trình - BKN - Người dân - Người - CBKN Người dân- - CBKN tiêu - Người Đánh giá - CBKN Người tiêu CBKN - CB địa dùng và tiêu dùng phương người dùng thu mua Ngu n: m u ng n , 2012) 1.4. Đặc điểm việc học của ngƣời lớn tuổi - Việc học là một quá trình tích cực; - Việc học mang tính cá nhân; 10
  11. - Việc học mang tính tự nguyện; - Việc học xảy ra để đáp ứng một nhu cầu của người học; - Để biết việc học đã xảy ra hay không, phải có một sự thay đổi về mặt kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của một cá nhân; - Việc học có thể thấy được qua sự thay đổi về hành vi của một cá nhân học của người lớn; - Để việc học xảy ra đối với người lớn, cần có sự suy nghĩ rất kỹ càng về những điều họ trải qua, mà điều này sẽ giúp dẫn đến hành động. Lúc đó người học lại suy nghĩ về những hành động mới. Chu trình này gọi là chu trình “học qua trải nghiệm”. 1.5. Nguyên tắc học tập của ngƣời lớn tuổi Việc học là việc diễn ra ngay trong bản thân người học và nó là cái cá nhân của người ấy. Việc học chỉ xảy ra khi một cá nhân cảm thấy một nhu cầu, thúc đẩy những nỗ lực của mình để đạt được nhu cầu đó, và có được những thoả mãn với kết quả của những nỗ lực đó, ( After Leagans, 1971). Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong đời sống.( theo Malcolm Knowles, một trong những nhà sáng lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn) Đây cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia, vv.. Việc học của người lớn đòi hỏi sự học của người học chứ không phải sự dạy của giáo viên. Việc học của người lớn đòi hỏi sự thúc đẩy chứ không phải sự giáo huấn. 1.6. Các chiến lƣợc giúp ngƣời lớn học hiệu quả 1.6.1. Tạo ra một môi trường phù hợp cho việc học - Kích thích hứng thú và sự tò mò ban đầu; - Thống nhất nội dung vì sao việc học này quan trọng; - Gắn những cái mới học với những cái học trước đó. 11
  12. 1.6.2. Làm rõ/thống nhất về các mục đích tổng thể - Thống nhất về các mục đích của tập huấn; - Chỉnh sửa ngay từ đầu nếu thấy cần thiết. 1.6.3. Cung cấp những trải nghiệm phù hợp - Trình bày các thông tin phù hợp; - Tổ chức các hoạt động để thu hút các thành viên tham gia. 1.6.4. Trợ giúp các thành viên tham gia suy nghĩ về kinh nghiệm trải qua - Khuyến khích và hướng dẫn thảo luận; - Giúp đỡ các thành viên tham gia phân tích kinh nghiệm trải qua một cách kỹ càng. 1.6.4. Tạo ra môt cơ hội cho người học suy nghĩ về mối liên hệ giữa kinh nghiệm trải qua với việc học hiện tại Giúp các thành viên tham gia tự xem xét những kiến thức/ thực tiễn/ niềm tin của riêng họ trong mối quan hệ với những gì họ vừa trải qua. 1.6.5. Cung cấp cho họ một cơ hội để kiểm tra và hành động - Giúp các thành viên tham gia lập kế hoạch sử dụng những gì họ vừa học được; - Cho phép các thành viên tham gia áp dụng những gì họ vừa học được vào tình huống thực. 1.6.6. Kết thúc bài học một cách hiệu quả - Tóm tắt bài học; - Liên kết những gì họ đã học được với những mục đích tổng thể ban đầu; - Liên kết những gì họ được học với các hoạt động trong tương lai; - Tạo ra một cảm giác thoả mãn khi hoàn thành bài học. 1.7. Lời khuyên cho các giáo viên đào tạo ngƣời lớn tuổi - Tích luỹ và củng cố các kỹ thuật học của người học; - Bắt đầu với các vấn đề cụ thể, sau đó chuyển từ cái cụ thể sang khái quát; - Học từng phần nhỏ, dễ đạt được; - Sử dụng các phương pháp và tài liệu học phù hợp khác nhau; - Cố gắng sử dụng việc học mang tính cùng tham gia và các phương pháp 12
  13. học qua khám phá càng nhiều càng tốt; - Khuyến khích việc học hiểu chứ không phải học bằng cách thuộc lòng; - Tạo cơ hội cho học viên bắt chước; - Cho phép các học viên thực hành càng sớm càng tốt; - Tạo điều kiện cho người học học theo kiểu của riêng họ; - Cho phép người học tổ chức việc học của chính họ; - Đảm bảo rằng việc học không chỉ dừng ở cuối khoá học; - Để người học cảm thấy họ cần phải học nữa và họ có thể tự tiếp tục nếu cần thiết. 13
  14. Chƣơng 2 THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN BỊ ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI 2.1. Giới thiệu chu trình đào tạo Đào tạo có thể được xem như một chu trình liên tục. Theo Tiến sĩ Taylor, một chu trình đào tạo bao gồm 5 bước cơ bản, bước này nối tiếp bước kia một cách logic: Bước 1. Phân tích tình hình Bước 2. Xác định mục tiêu Bước 3. Phát triển chương trình Bước 4. Tiến hành giảng dạy Bước 5. Kiểm tra và đánh giá Phân tích tình hình/ TNA Xác định Kiểm tra, mục tiêu đánh giá Sự tham gia Phát triển Tiến hành chƣơng giảng dạy trình Hình 2.1. Chu trình đào tạo 14
  15. - Phân tích tình hình bao gồm môi trường chính sách, công việc, điều kiện làm việc và điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo. Cần 2 cấp phân tích nhu cầu tập huấn: phân tích nhu cầu chung của cả cộng đồng (i) và phân tích nhu cầu chi tiết của từng nhóm nông dân có cùng nhu cầu học về một chủ đề (ii). Kết thúc bước (i), giúp cho ta biết trong cộng đồng ai cần tập huấn? tập huấn về nội dung gì. Bước (ii) tiến hành khi đã có một nhóm nông dân có chung nhu cầu học về một chủ đề lớn như: phòng trừ sâu bệnh hại rừng, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu… Kết thúc bước (ii) ta biết trong chủ đề lớn đó, nhóm nông dân cụ thể này cần được tập huấn về những nội dung chi tiết nào. - Xác định mục tiêu bao gồm nêu lý do, mục đích và các mục tiêu cụ thể cần đạt được. - Phát triển chƣơng trình bao gồm việc thiết kế khoá đào tạo, xây dựng khung chương trình chi tiết, phát triển tài liệu, vật liệu giảng dạy, lựa chọn phương pháp giảng dạy. - Tiến hành giảng dạy là các hoạt động giao tiếp và thúc đẩy trực tiếp giữa giáo viên và học viên. - Kiểm tra và đánh giá là các hoạt động theo dõi, giám sát và xem xét toàn bộ quá trình dạy và học. 2.2. Các bƣớc thực hiện trong điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo Điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) được thực hiện qua nhiều bước theo sơ đồ ở hình 2.2: Xác định đối tƣợng điều tra Lập kế hoạch điều tra Sự tham Tiến hành điều tra gia Tổng hợp thông tin Đánh giá, viết báo cáo Hình 2.2. Các bước thực hiện TNA 15
  16. 2.2.1. Xác định đối tượng đào tạo và đối tượng điều tra Trong bước này cần xác định:  Ai cần đào tạo?  Mục tiêu và động cơ đào tạo của họ là gì?  Các loại đối tượng cần điều tra là ai? Quá trình được thực hiện thông qua sơ đồ ở hình 2.3: Nông dân, nhóm sở thích Cán bộ địa phƣơng Đối tƣợng Cán bộ KNKL Đối tƣợng đào tạo điều tra đào tạo Cán bộ kỹ thuật Cán bộ quản lý Hình 2.3. Xác định đối tượng đào tạo và đối tượng điều tra Xác định đối tượng đào tạo trước hết cần trả lời câu hỏi: Ai cần đào tạo? Trước khi tiến hành xác định đối tượng điều tra cần làm rõ và phân loại các đối tượng đào tạo, theo sơ đồ trên ví dụ có các đối tượng như nông dân, cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông lâm, cán bộ nông lâm nghiệp,… Trên cơ sở phân loại đối tượng đào tạo sẽ xác định đối tượng điều tra phỏng vấn, bao gồm số lượng, cơ cấu theo lứa tuổi, kinh nghiệm, giới, nghề nghiệp,… Danh sách người phỏng vấn được ghi vào các bảng sau: 16
  17. Bảng 2.1. Danh sách người được phỏng vấn Giới Nghề Chức Đơn vị Họ và tên Tuổi Dân tộc tính nghiệp vụ công tác Bảng 2.2. Những thông tin về đối tượng điều tra Thể loại Chức Học Số lượng Dân tộc Tuổi Giới tính điều tra vụ vấn 2.2.2. Xác định nội dung điều tra 2.2.2.1. ân b ệt k ến t ức, kỹ năng và t á độ cần đào t o Sự khác nhau giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ được thể hiện qua bảng so sánh sau: Bảng 2.3. So sánh kiến thức, kỹ năng và thái độ Stt Kiến thức Kỹ năng Thái độ 1 Là những thông tin Là những hoạt động Là những giá trị bên được chứa đựng trong nhằm đạt một mục tiêu trong não nhất định 2 Thể hiện người học biết Thể hiện người học làm Thể hiện người học ứng cái gì được cái gì xử như thế nào 3 Đạt được thông qua học Đạt được thông qua Đạt được thông qua lý thuyết thực hành giao tiếp 4 Được thể hiện thông Được thể hiện thông Được thể hiện thông qua trình bày miệng hay qua làm ra các sản qua các hành vi ứng xử bài viết phẩm cụ thể 5 Liên quan đến bộ não Liên quan đến chân tay Liên quan đến trái tim 6 Bao gồm 6 loại cơ bản Bao gồm các kỹ năng Bao gồm các thái độ là: Các sự kiện, khái hành động và kỹ năng quan sát được và các niệm, nguyên lý, quy tư duy thái độ không quan trình, quá trình, cấu trúc sát được 7 Việc đánh giá được thể được thể hiện thông qua Việc đánh giá được thể hiện thông các động từ các động từ hành động hiện thông qua các động điển hình như: trình như: Thiết kế, vẽ được, từ như: Nhận thức bày, giải thích, mô tả, điều khiển được, pha được, nâng cao được… làm rõ.v.v. chế được 8 Sản phẩm trừu tượng Sản phẩm cụ thể Sản phẩm vừa cụ thể vừa trừu tượng 17
  18. a. Phân loại kiến thức Theo tiến sỹ John Collum, kiến thức bao gồm các bộ phận sau: - Sự k ện: Sự kiện là tên chúng ta gán cho đối tượng, sự kiện là một cái đơn lẻ của 1 liên hệ cùng loại trong số những khái niệm. Ví dụ: 1 dặm = 1,6km. - K á n ệm: Khái niệm là các lớp đối tượng hay sự kiện mà nó chứa đựng 1 số đặc điểm chung và đặc biệt thông qua 1 tên gọi. Ví dụ: Bút mực, bút chì, cái bàn, thực vật... - Nguyên lý: Một nguyên lý là 1 qui luật tồn tại ở quanh ta, độc lập với ý kiến của con người. Một quy luật là 1 phán đoán về mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều khái niệm. Ví dụ: nguyên lý đòn bẩy, quy luật sinh trưởng của thực vật... - Quy trình: Một qui trình là một tập hợp các hướng dẫn theo từng bước khi hướng dẫn làm 1 việc gì đó. Ví dụ: quy trình đóng bầu ươm cây con, quy trình ghép mắt cây ăn quả… - Quá trình: Quá trình là sự mô tả các hoạt động được tiến hành như thế nào. Ví dụ: Quá trình chuyển đổi từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội. - Cấu trúc: Cấu trúc là mối quan hệ trong 1 nhóm các đối tượng hoặc khái niệm. Ví dụ: Cấu trúc của 1 bộ máy tổ chức, cấu trúc tế bào... b. Phân loại kỹ năng - Kỹ năng thể hiện thông qua nhận thức.Ví dụ: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,… - Kỹ năng vật lý (nghề nghiệp). Ví dụ: Tạo ra 1 sản phẩm gì đó, tạo ra 1 hiện vật gì đó: Kỹ năng sử dụng bảng phấn, kỹ năng sử dụng thẻ màu, kỹ năng đóng bầu ươm cây… c. Phân loại thái độ - Thái độ là những mối quan hệ ứng xử quan sát được. Ví dụ: Phong cách, hành vi cư xử lẫn nhau, sự biểu lộ,… - Thái độ là những giá trị bên trong không quan sát được. Ví dụ: Lòng tin, tính kiên trì, lòng trung thành,… 2.2.2.2. Nộ dung đ ều tr , đán g á n u cầu đào t o Quá trình điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện theo các bước sau: - Phân tích công việc họ đang và sẽ làm; - Những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần phải có để thực hiện công việc đó; 18
  19. - Những kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện đã có; - Những khoảng trống về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần phải được đào tạo. Nội dung điều tra được thực hiện theo các bảng 2.4, 2.5: Bảng 2.4. Khung phân tích công việc Đối tượng ........................................................................ Các công việc Mức độ Mức độ Mức độ khó Tổng Ƣu phải thực hiện thƣờng quan trọng khi thực Điểm tiên xuyên hiện công việc Cách sử dụng bảng này như sau:  Đánh giá mỗi công việc được thực hiện bằng cách cho điểm vào mỗi cột tương ứng. Ví dụ: - Mức độ thường xuyên: được chia làm 5 mức 1- Hiếm khi phải thực hiện (1-2 lần/năm) 2- Thỉnh thoảng (vài tháng một lần) 3- Phải làm hàng tháng 4- Phải làm hàng tuần 5- Phải làm hàng ngày - Mức độ quan trọng: 1- Ít quan trọng 2- Mức độ quan trọng trung bình 3- Rất quan trọng - Mức độ khó: 1- Dễ 2- Khó 3- Rất khó  Tính tổng số điểm cho mỗi công việc phải thực hiện. Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ có mức ưu tiên cao nhất.  Từ bảng ưu tiên trên, phối hợp với các thông tin khác để rút ngắn danh mục công việc bằng cách loại bỏ bớt một số công việc. Sau khi sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc, cần xác định các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện các công việc ưu tiên. 19
  20. Bảng 2.5. Khung phân tích kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện công việc ưu tiên Đối tượng ........................................................................ Các loại Kiến thức Kỹ năng Thái độ công Hiện Nhu +/- Hiện Nhu +/- Hiện Nhu +/- việc có cầu có cầu có cầu Ví dụ: Những thông tin cần thu thập khi xác định nhu cầu tập huấn cho đối tượng là nông dân Những điều cần tìm hiểu Những câu hỏi cần trả lời - Ai sẽ tham gia tập huấn (tuổi, giới tính, vị trí trong gia đình…) Đối tượng học viên - Trình độ văn hóa, hiểu biết đến đâu về chủ đề sẽ tập huấn? - Họ thường nuôi con gì? (nếu chủ đề tập huấn là chăn nuôi) - Họ thường trồng cây gì? (với chủ đề tập huấn là Công việc cụ thể trồng trọt) - Sắp tới có ý định làm thêm những công việc gì để tăng thu nhập cho gia đình? - Năng suất hoặc hiệu quả thu được từ những công Kết quả công việc việc của họ/vụ/năm? - Họ đã chăn nuôi/trồng cây như thế nào? (cách cho ăn, loại thức ăn, loại phân bón, lượng phân, cách Cách thức làm việc phòng trừ sâu bệnh hại…) - Những kiến thức đó họ đã học từ đâu? - Họ thường gặp khó khăn gì trong chăn nuôi hoặc Khó khăn khi thực hiện trồng trọt? công việc - Nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn đó? - Mong muốn học thêm những gì để giải quyết Những điều cần học những khó khăn đó? thêm - Để làm những việc mới tăng thu nhập cho gia đình cần học thêm những gì? - Tập quán canh tác của địa phương? Môi trường sống - Phong tục, tập quán, lối sống ở địa phương? 20
nguon tai.lieu . vn