Xem mẫu

  1. BÀI 7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI Giảng viên: ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015106223 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Giai đoạn 2009 – 2013 chứng kiến sự sụt giảm tỷ lệ sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. ROE giảm từ 15% (2009) xuống chỉ còn 6% (2013). Mức sụt giảm này được đánh giá là đáng kể và là một hiện tượng đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư. Thực trạng này khiến cho các ngân hàng phải mở rộng sang những kênh đầu tư khác có tỷ lệ sinh lời cao hơn ngoài hoạt động cho vay thông thường. ROE là gì? Tại sao chỉ tiêu này lại được đặc biệt quan tâm trong phân tích khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp? Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụt giảm ROE của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 nêu trên? v1.0015106223 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. • Biết được cách tính toán và diễn giải các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). • Vận dụng được mô hình DuPont trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. v1.0015106223 3
  4. NỘI DUNG Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời Ứng dụng mô hình DuPont trong phân tích khả năng sinh lời v1.0015106223 4
  5. 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG • Hiệu quả hoạt động được thể hiện ở khả năng quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể hơn là ở khả năng giảm thiểu các chi phí tới mức tối đa trong phạm vi không ảnh hưởng đến thu nhập. Hiệu quả hoạt động còn được thể hiện ở mức độ, tần suất khai thác cần thiết các tài sản của doanh nghiệp để tạo ra một đơn vị thu nhập. • Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố quyết định khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao hơn thì khả năng sinh lời cũng cao hơn và ngược lại. • Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng sinh lời lại là thước đo cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp thuộc cùng ngành nghề, có quy mô, cơ cấu tài chính như nhau và những thuộc tính khác tương đồng nhau nhưng một doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lợi cao hơn thì đó có thể là do doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động cao hơn. v1.0015106223 5
  6. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN • Khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao hơn thì lưu chuyển tiền tệ cũng tốt hơn, ngân quỹ dồi dào hơn và khả năng thanh toán cũng tốt hơn và ngược lại. • Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng thanh toán cũng có thể tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh nghiệp cần phải có khả năng thanh toán tốt thì mới có thể mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho sản xuất – kinh doanh, giúp hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì thường xuyên, từ đó có thể tạo ra thu nhập ổn định hơn cho doanh nghiệp. • Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể sẽ phải đánh đổi giữa việc đảm bảo khả năng thanh toán với khả năng sinh lợi. Chẳng hạn muốn đảm bảo khả năng thanh toán tốt thì doanh nghiệp phải có dự trữ tiền mặt dồi dào, nhưng nếu duy trì mức dự trữ tiền mặt quá cao thì lại làm giảm khả năng sinh lợi bởi tiền không được sử dụng để đầu tư thì không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. v1.0015106223 6
  7. 3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) v1.0015106223 7
  8. 3.1. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU (ROS) Lợi nhuận • Công thức: ROS (return on sales) = Doanh thu thuần • Tử số có thể là các khoản mục lợi nhuận khác nhau, tùy theo mục đích và đối tượng phân tích mà nhà nghiên cứu lựa chọn: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao TSCĐ (EBITDA), lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận trước lãi vay và thuế – EBIT), Lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuận sau thuế (EAT). Thường sử dụng lợi nhuận sau thuế. • Tỷ số này cho biết quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp. • ROS càng cao → Khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao. • Tỷ số này còn gián tiếp thể hiện khả năng quản lý các loại chi phí của doanh nghiệp: ROS càng cao → Tỷ lệ chi phí phát sinh trên mỗi đồng doanh thu càng thấp → doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả. v1.0015106223 8
  9. 3.2. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN (ROA) Lợi nhuận sau thuế • Công thức ROA (return on assets) = Tổng tài sản bình quân • Mẫu số là tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + tổng tài sản cuối kỳ) / 2. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng giá trị tổng tài sản tại một thời điểm nào đó (ví dụ cuối kỳ kinh doanh) thay thế cho tổng tài sản bình quân. • Tỷ số này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó phản ánh khả năng sinh lợi từ các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. • Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng tài sản bình quân năm 2014 là 100 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế 2014 là 20 tỷ VND → ROA = 20 tỷ VND / 100 tỷ VND = 20%, tức là trung bình với mỗi một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì trong năm 2014 doanh nghiệp A tạo ra 0,2 đồng LNST. v1.0015106223 9
  10. 3.2. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN (ROA) • ROA càng cao → Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản, hoặc tần suất khai thác tổng tài sản càng cao. • Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp tạm thời có ROA cao không hẳn là vì khai thác tài sản một cách hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản, có thể ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. • Lưu ý, trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản thuê hoạt động thì những tài sản này không được tính vào tổng tài sản (không được hạch toán trên BCĐKT), tuy nhiên chúng vẫn có thể tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp → Công thức ROA như trên đã bỏ sót tài sản thuê hoạt động ở mẫu số và do đó “thổi phồng” tỷ lệ sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp. Để điều chỉnh, có thể cộng thêm tài sản thuê hoạt động vào mẫu số để đánh giá khả năng sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp một cách chuẩn xác hơn. • Chỉ tiêu này còn có thể được phân tích theo phương pháp tách đoạn của DuPont (sẽ trình bày ở phần tiếp theo). v1.0015106223 10
  11. 3.3. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE) Lợi nhuận sau thuế • Công thức: ROE (return on equity) = Vốn chủ sở hữu bình quân • Mẫu số là vốn chủ sở hữu bình quân = (VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ) / 2. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng giá trị VCSH tại một thời điểm nào đó (ví dụ cuối kỳ kinh doanh) thay thế cho VCSH bình quân. • Tỷ số này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn của chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả khai thác VCSH của doanh nghiệp và mức doanh lợi mà nhà đầu tư đạt được khi đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, ROE được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, là cơ sở để ra quyết định đầu tư. • Ví dụ: Doanh nghiệp A có VCSH bình quân năm 2014 là 80 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế 2014 là 20 tỷ VND → ROE = 20 tỷ VND / 80 tỷ VND = 25%, tức là trung bình với mỗi một đồng vốn đầu tư mà doanh nghiệp huy động từ chủ sở hữu thì trong năm 2014 doanh nghiệp A tạo ra 0,25 đồng LNST. v1.0015106223 11
  12. 3.3. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE) • Nói chung, ROE càng cao → Khả năng sinh lợi trên VCSH càng cao. • Tuy nhiên cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp có ROE cao không hẳn là vì khai thác vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả mà là vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến cho cơ cấu tài chính mất cân bằng và hàm chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp (Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng vốn vay thì tỷ trọng VCSH sẽ giảm → mẫu số ROE có thể giảm và trong điều kiện thích hợp thì ROE sẽ tăng). • Chỉ tiêu này còn có thể được phân tích theo phương pháp tách đoạn của DuPont (sẽ trình bày ở phần tiếp theo). v1.0015106223 12
  13. 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DUPONT TRONG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI • Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tách đoạn, được áp dụng đầu tiên bởi công ty DuPont (Mỹ) và ngày nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. • Bản chất của phương pháp DuPont là tách một chỉ tiêu phân tích tài chính thành tích của các chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ tương hỗ với nó. Dựa vào đó, nhà phân tích có thể đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu phân tích thành phần lên chỉ tiêu phân tích ban đầu, đồng thời truy xét sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích ban đầu là do yếu tố nào gây ra. • Phương pháp này được áp dụng để phân tích hai chỉ tiêu là ROA và ROE. v1.0015106223 13
  14. 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DUPONT TRONG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI • Mô hình DuPont – phân tích ROA: Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần =  Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân = ROS  Vòng quay tổng tài sản • Phương trình trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc 2 yếu tố:  Quy mô LNST của doanh nghiệp được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần. Tỷ suất này gián tiếp phản ánh khả năng quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì có thể làm tăng ROS và từ đó cải thiện ROA.  Quy mô doanh thu thuần được tạo ra với mỗi đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản. Tỷ suất này phản ánh hiệu quả khai thác tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả khai thác tài sản thì sẽ cải thiện được ROA. v1.0015106223 14
  15. 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DUPONT TRONG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI (tiếp theo) • Mô hình DuPont – phân tích ROE: Lợi nhuận sau thuế ROE = VCSH bình quân Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân =   Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân = ROS  Vòng quay tổng tài sản  EM • Phương trình trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH phụ thuộc 3 yếu tố:  Hiệu quả hoạt động – khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp – thể hiện qua ROS.  Hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp – thể hiện qua Vòng quay tổng TS.  Cơ cấu vốn của doanh nghiệp – thể hiện qua hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM (equity multiplier). EM = Tổng TS bình quân / VCSH bình quân = Nợ phải trả bình quân / VCSH bình quân + 1. EM tăng tức là doanh nghiệp tăng huy động vốn từ bên ngoài. • Như vậy, sự thay đổi của ROE có thể là do ít nhất một trong 3 yếu tố nêu trên gây ra. Mặt khác, doanh nghiệp muốn cải thiện ROE thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp. v1.0015106223 15
  16. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vấn đề đặt ra: • ROE là gì? • Tại sao chỉ tiêu này lại được đặc biệt quan tâm trong phân tích khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp? • Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụt giảm ROE của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 nêu trên? v1.0015106223 16
  17. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) • ROE (return on equity) là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, là một trong những tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân. Chỉ tiêu này cho biết trung bình mỗi một đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đo lường lợi ích mà doanh nghiệp tạo ra cho các chủ sở hữu, do đó chỉ tiêu này được đặc biệt quan tâm trong phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. • Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụt giảm ROE của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 là do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế không theo kịp sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu gia tăng khiến cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng theo, cộng với sự sụt giảm chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động tại một số thời điểm (lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động) và tình trạng tín dụng tăng trưởng chậm đã khiến cho lợi nhuận sau thuế không thể tăng nhanh. Tuy thế các ngân hàng vẫn không ngừng gia tăng vốn điều lệ. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế không theo kịp tốc độ tăng trưởng của vốn, khiến cho ROE giảm. v1.0015106223 17
  18. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Hệ số nào sau đây đo lường hiệu quả khai thác vốn đầu tư của chủ sở hữu? A. ROS B. ROA C. ROE D. EM Trả lời: • Đáp án đúng là: C. ROE • Giải thích: ROE (tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu) được tính như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân. Hệ số này cho biết trung bình mỗi một đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Do vậy, có thể nói hệ số này đo lường hiệu quả khai thác vốn đầu tư của chủ sở hữu. v1.0015106223 18
  19. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Phương pháp phân tích DuPont được áp dụng để tách 2 chỉ tiêu phân tích tài chính nào sau đây? A. ROS và ROA. B. ROA và ROE. C. ROE và ROS. D. ROA và EM. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. ROA và ROE. • Giải thích: Trong phương pháp phân tích DuPont, một chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ được triển khai thành tích của các chỉ tiêu có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Phương pháp này được áp dụng để phân tích 2 chỉ tiêu quan trọng là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE). Cụ thể, chỉ tiêu ROA được phân tách như sau: ROA = ROS × Vòng quay tổng tài sản; chỉ tiêu ROE được phân tách như sau: ROE = ROS × Vòng quay tổng tài sản × Hệ số nhân VCSH. v1.0015106223 19
  20. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố quyết định khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao hơn thì khả năng sinh lời cũng cao hơn. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng sinh lời lại là thước đo cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. • Khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao hơn thì lưu chuyển tiền tệ cũng tốt hơn, ngân quỹ dồi dào hơn và khả năng thanh toán cũng tốt hơn. Ngược lại, trong một chừng mực nào đó, khả năng thanh toán cũng có thể tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. v1.0015106223 20
nguon tai.lieu . vn