Xem mẫu

Bài giảng 5 (phần 2)

Phân Tích Kỹ Thuật

PhânTích
Đầu Tư
Chứng
Khoán
Giảng viên: Th.S Phạm Hoàng Thạch
Khoa: Tài Chính – Ngân Hàng
Email: phamhoangthach@yahoo.com

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là gì?
• PTKT là việc nghiên cứu hành vi của thị
trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị
nhằm mục đích dự báo xu hướng giá
trong tương lai.
– Nguyên lý của thành công trong đầu tư là dựa trên

giả định rằng trong tương lai người ta sẽ tiếp tục lặp
lại những sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ.
(Edwin Lefevre, Reminiscenses of a Stock Operator)

• Phân tích kỹ thuật có thể được hiểu thuần
túy là một khoa học mà cũng có thể được
hiểu là một nghệ thuật.
2

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là gì?
“Phân tích kỹ thuật là môn khoa học của sự ghi nhận lại,
thường là dưới dạng đồ thị, những hoạt động giao dịch
diễn ra trong quá khứ tạo nên những thay đổi về giá,
khối lượng giao dịch, … của một chứng khoán bất kì hay
với chung toàn bộ thị trường và sau đó sẽ dựa trên “bức
tranh về quá khứ” đó để suy luận ra xu thế có thể xảy ra
trong tương lai”
(Technical Analysis of Stock Trend - Edward & Magee)

“Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ
cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động đầu tư…”
(Technical Analysis from A to Z - Steven B. Achelis)
3

1

Những giả định cơ sở của PTKT
Biến động thị trường phản ánh tất cả
Các nhà PTKT cho rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng
đến giá đều được phản ánh trong giá.
Khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì cầu phải vượt
cung, thị trường tăng giá và ngược lại (hình thành Bull
Market hay Bear Market).

Giá vận động theo xu thế
Cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo
xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều.

Lịch sử sẽ lặp lại chính nó
Cho rằng xu thế giá trong tương lai chính là sự lặp lại
của quá khứ.
4

Hai xu thế giá chính của Dow
• Xu thế giá cấp 1
– Thể hiện xu hướng giá chính của thị trường và có thể
kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.
– Đây là những biến động tăng hoặc giảm với qui mô
lớn và gây ra sự tăng hay giảm đến 20% giá của các
cổ phiếu.

• Xu thế giá cấp 2
– Là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn xu
thế giá cấp 1.
– Trong thị trường giá tăng, chúng được xem là những
đợt suy giảm tạm thời (điều chỉnh).
– Trong thị trường giá giảm, chúng được xem là những
hồi phục trung gian (tăng giá tạm thời).
5

Ba giai đoạn chính của thị trường
Thị trường giảm giá

Thị trường tăng giá

Bull Market “air-pocket-stock”

Bear Market
Phân bổ

Tăng nóng
Hỗn loạn
Xu thế tăng
chính

Tăng trưởng

Tích tụ

Xu thế giảm
chính

Tuyệt vọng

6

2

Các dạng biểu đồ thường gặp
• Biểu đồ dạng đường (line chart)
• Biểu đồ dạng thanh/then chắn (bar chart)
• Biểu đồ nến/ống (candlestick chart)

7

Biểu đồ dạng đường (line chart)

8

Biểu đồ dạng thanh (bar chart)
• Thanh dọc thể hiện mức giá cao, giá thấp trong
ngày
• Thanh ngang thể hiện giá đóng cửa
• Đỏ = xuống
• Xanh/đen = lên

Giá cao nhất
Giá đóng cửa
Giá thấp
9

3

Biểu đồ nến (candle chart)
Cao
Đóng

Mở
Thấp
Mở

Đóng
10

Phân tích khối lượng giao dịch
• Mục tiêu của việc phân
tích khối lượng giao
dịch:
– Số lượng cổ phiếu giao
dịch giữa bên mua và
bên bán
– Sự vận động giá dễ
nhận biết hơn khi
khối lượng vượt hơn
trung bình

11

Phân tích khối lượng giao dịch
– Cảnh báo sự suy yếu của
xu hướng hiện tại:

12

• Nếu xu hướng hiện tại
được tiếp diễn với sự giảm
gần về khối lượng thì đây
được xem là sự cảnh báo
xu hướng này đang yếu
dần.
• Điều này đặc biệt đúng khi
thị trường đạt đến đỉnh
cao mới hay chạm đáy mới
với một khối lượng nhỏ.
Trong trường hợp này, việc
chạm đỉnh/đáy mới của thị
trường thường được xem
là một xu hướng không
đáng tin cậy.

4

Phân tích khối lượng giao dịch
– Xác nhận sự bứt phá khỏi biên độ dao động
giá hiện tại:
• Trong thị trường không rõ xu hướng và giá
đang dao động trong một biên độ nhất định,
một sự bứt phá của giá phải được đi kèm với
một khối lượng giao dịch lớn.
• Ngược lại, một sự biến động mạnh về giá
nhưng với khối lượng giao dịch nhỏ có thể xem
là một xu hướng không bền vững và cần phải
được xem xét thêm.

13

Phân tích đồ thị khối lượng
• Điểm A thể hiện sự nỗ lực để
đạt đến đỉnh mới với khối
lượng nhỏ (nằm dưới đường
trung bình khối lượng)  kết
quả là xu hướng mới đã thất
bại và giá còn chạm đáy mới.
• Điểm B thể hiện sự tăng giá
với một khối lượng gia tăng
theo  đây được xem là một
sự tăng giá khá vững chắc.
• Điểm C cho thấy một khối
lượng giao dịch rất lớn kèm
theo sự tăng giá mạnh  điều
này cho thấy thị trường có rất
nhiều khả năng để đạt đến
đỉnh cao mới.

14

Minh họa phân tích khối lượng

15

5

nguon tai.lieu . vn