Xem mẫu

  1. PHẦN 2: NỘI DUNG QHLN   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp 4.1.1. Mục đích  Thành quả của công tác quy hoạch lâm nghiệp  là bản phương  án phát triển sản xuất lâm nghiệp của  đối tượng quy hoạch. Mục  đích của  điều tra  điều kiện  sản  xuất  lâm  nghiệp  là  tiến  hành  điều  tra  một  cách    đầy đủ, có hệ thống và phân tích sâu sắc điều kiện tự  nhiên,  điều kiện kinh tế xã hội và tình hình sản xuất  kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay của  đối tượng  quy hoạch, làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch  lâm  nghiệp  phù  hợp  với  thực  tế  khách  quan,  có  tính  khả thi cao, phát huy cao nhất tác dụng chỉ  đạo sản  xuất.    
  2.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.1.2 Nội dung điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp 4.1.2.1 Điều tra điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên bao gồm rất nhiều nhân tố hợp thành,  chúng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất phức tạp, chúng có  ảnh  hưởng  lớn  đến  sinh  trưởng  và  phát  triển  của  cây  rừng,  đồng thời  ảnh hưởng tới việc tổ chức sản xuất lâm  nghiệp. Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên bao gồm: 1. Địa hình địa thế 2. Cấu tạo địa chất và đất đai 3. Khí hậu thời tiết 4. Điều kiện thuỷ văn rừng
  3.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.1.2.2  Điều tra điều kiện kinh tế ­ xã hội Nội dung điều tra điều kiện kinh tế ­ xã hội bao gồm: 1. Vị trí địa lý, phân chia hành chính, tổng diện tích  tự nhiên của đối tượng quy hoạch. 2. Dự kiến phát triển kinh tế của các cấp quản lý. 3. Tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và  các ngành kinh tế khác. 4. Điều kiện giao thông vận chuyển. 5. Tình hình dân số, dân tộc, mật độ nhân khẩu,  phân bố dân cư, nhân lực, văn hoá, y tế, giáo dục... 6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp
  4.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.1.2.3  Điều  tra  tình  hình  sản  xuất  kinh  doanh  lâm  nghiệp từ trước tới nay. 1. Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng trước kia và  hiện nay. 2. Công tác điều tra, QHLN đã tiến hành. 3. Tình hình thực hiện các biện pháp trồng rừng, nuôi  dưỡng bảo vệ rừng. 4. Tình hình khai thác rừng và chế biến lâm sản, tiêu  thụ lâm sản. 5. Tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng  tổng hợp tài nguyên rừng. 6. Công tác xây dựng cơ bản, trang thiết bị kỹ thuật,  điều kiện giao thông vận tải. 7. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh lâm  nghiệp. 8. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh thời kỳ đã qua.
  5.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.1.3 Phương pháp  điều tra  điều kiện sản xuất lâm  nghiệp 4.1.3.1 Thu thập số liệu Thường  áp dụng phương pháp tổng hợp: kế thừa và  bổ sung. 4.1.3.2 Tổng hợp, chỉnh lý, phân tích,  đánh giá các tài  liệu đã thu thập, rút ra những kết luận cần thiết. Tuỳ theo  đối tượng cụ thể mà áp dụng phương pháp  điều  tra  thu  thập  số  liệu  thích  hợp.  Khi  quy  hoạch  lâm nghiệp cho cộng  đồng thôn bản và hộ gia  đình  được  tiến  hành  theo  phương  pháp  có  người  dân  tham gia (PRA). 
  6.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.2. Phân chia và thống kê tài nguyên rừng 4.2.1. Phân chia rừng theo lãnh thổ Lâm  trường:  Là  đơn  vị  cơ  sở  của  tổ  chức  sản  1) xuất lâm nghiệp.  Đây  là  đơn  vị  để  lập  kế  hoạch  sản  xuất  và  hạch toán kinh tế. Khi phân chia lâm trường cần  căn  cứ  vào  địa  hình  địa  thế  và  ranh  giới  tài  nguyên  rừng  đồng  thời  kết  hợp  với  ranh  giới  hành  chính.  Diện  tích  lâm  trường  thông  thường  khoảng 10 000ha.
  7.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 2) Phân trường: Là  đơn  vị  trực  thuộc  lâm  trường.  Phân  trường  có  nhiệm vụ quản lý kinh doanh và thực hiện kế hoạch  sản  xuất  trong  phạm  vi  quản  lý.  Khi  phân  chia  cần  căn  cứ    vào  địa  hình,  địa  thế,  đồng  thời  nên  bao  quát  lấy  một  phần  đường  vận  chuyển  chính  hay  đường nhánh của lưới vận chuyển trong lâm trường.  Diện  tích  phân  trường  thường  biến  động  trong  khoảng 3000 ha. 3) Tiểu khu  Là  đơn vị quản lý tài nguyên rừng cơ sở  được phân  chia từ phân trường và thường bao quát một lưu vực  suối nhỏ. Diện tích trung bình khoảng 1000 ha.
  8.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4) Khoảnh:  ­ Nằm trong tiểu khu và là đơn vị cơ sở để  tổng hợp thống kê tài nguyên rừng và tổ chức  sản xuất. Diện tích khoảnh tuỳ thuộc theo cấp  bậc quy hoạch lâm nghiệp, thường từ 50 ­  100ha. Khoảnh là đơn vị tổ chức sản xuất nên  cần có khả năng bao quát về mặt địa hình và  thuận lợi cho việc thực hiện các nội dung sản  xuất.  ­ Phân chia khoảnh thường kết hợp 3 phương  pháp: Phân chia nhân tạo,  phân chia tự  nhiên và phân chia tổng hợp.
  9.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 5) Lô  ­  Là  đơn  vị  cơ  bản  để  tiến  hành  thống  kê  diện  tích, số lượng, chất lượng tài nguyên rừng. Lô là  đơn  vị  đồng  nhất  về  kiểu  trạng  thái  rừng  hoặc  dạng lập  địa. Trong một lô chỉ  áp dụng một biện  pháp  kinh  doanh  hoặc  gây  trồng  cùng  một  loại  hình  trồng.  Do  đó  tính  nhất  trí  về  các  yếu  tố  tự  nhiên và lâm học trong lô là cao nhất. ­ Khi phân chia lô, từng bộ phận tài nguyên rừng  khác nhau thì có những căn cứ khác nhau.
  10.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH +  Rừng  gỗ  tự  nhiên  lá  rộng,  căn  cứ  vào  kiểu  trạng thái rừng để phân chia ( phân chia trạng  thái rừng của Loetschau, 1963) + Rừng gỗ trồng lá rộng, rừng cây gỗ lá kim hay  rừng  nước  mặn:  Chia  lô  thường  căn  cứ  vào  các  chỉ  tiêu:  Loài  cây,  cấp  tuổi,  chiều  cao  bình quân,  đường kính bình quân,  tổng diện  ngang + Rừng tre nứa phân theo: Loài cây, cấp kính,  cấp số cây + Đất trồng rừng phân chia theo: Loài cây dự  định trồng, điều kiện lập địa  
  11.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH ­ Chia lô thường có 2 phương pháp:              + Nếu có  ảnh viễn thám: Dựa vào các  căn cứ phân chia lô để khoanh vẽ trên ảnh rồi  điều  chỉnh  lại  qua  khảo  sát  thực  địa,  sau  đó  vẽ chuyển bên bản đồ cơ bản.              + Không có ảnh: Tiến hành khoanh lô ở  thực địa theo phương pháp dốc đối diện.  Diện  tích  lô  tuỳ  thuộc  vào  cấp  bậc  quy  hoạch  lâm  nghiệp.  Thường  biến  động  từ  1  ­  10ha trung bình khoảng 5ha.
  12.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.2.2. Thống kê mô tả tài nguyên rừng 4.2.2.1.Thống kê diện tích đất đai tài nguyên rừng. a. Phân chia đất đai tài nguyên rừng. Do  đặc  điểm  tài  nguyên  rừng  phân  bố  trên  địa bàn rộng,  điều kiện rất phức tạp,  đa dạng và  phong phú, vì vậy  để có thể thống kê  được  điều  kiện  đất  đai  tài  nguyên  rừng  thì  việc  làm  trước  tiên  rất  quan  trọng  là  tiến  hành  phân  chia  đối  tượng quy hoạch ra thành các  đơn vị từ lớn  đến  nhỏ dần, thường từ lâm trường  đến phân trường,  đến tiểu  khu,  khoảnh  và  lô (nếu  quy hoạch cấp  xã). 
  13.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH b. Thống kê diện tích đất đai tài nguyên rừng: Tuỳ theo  điều kiện cụ thể, việc xác  định diện  tích  các  đơn  vị  đã  được  phân  chia  có  thể  sử  dụng các biện pháp sau đây: ­ Phương  pháp  dùng  lưới  ô  vuông (hay giấy kẻ  ly) ­ Phương pháp phân mảnh dải. ­ Phương pháp  đo bằng máy (đã  được trình bày  chi tiết trong giáo trình Đo đạc lâm nghiệp).
  14.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.2.2.2.  Thống  kê  trữ  lượng  các  bộ  phận  tài  nguyên rừng 1)  Phương  pháp  suy  đoán  từ  ảnh  chụp  bằng  máy bay Thông  qua  việc  đoán  đọc  một  số  nhân  tố  điều  tra  lâm  phần  như  đường  kính  tán,  độ  tàn che, chiều cao và mối quan hệ giữa các  nhân  tố  này  với  trữ  lượng,  có  thể  lập  thành  biểu thể tích hàng không và sử dụng tương  tự biểu thể tích điều tra mặt đất. 
  15.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 2) Phương pháp thống kê trên thực địa. a. Phương pháp thống kê toàn diện. Theo  phương  pháp  này  phải  tiến  hành  đo  đếm  toàn  bộ  từng  cây  rừng  trên  toàn  diện  tích  cần xác định  trữ lượng.  b. Phương pháp thống kê trên ô mẫu Để khắc phục nhược  điểm của phương pháp  thống  kê  toàn  diện,  người  ta  thường  sử  dụng  phương  pháp  thống  kê  trên  ô  mẫu  để  xác  định  trữ lượng các loại rừng. 
  16.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH Theo  phương  pháp  này,  người  ta  tiến  hành  lập  các  ô  mẫu  (Ô  tiêu  chuẩn)  và  tiến  hành  đo  đếm toàn diện tích trong ô mẫu. Tuỳ theo phương  pháp  bố  trí  ô  mẫu  mà  chia  ra  các  loại  ô  tiêu  chuẩn sau đây. ­ Phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình ­ Phương pháp ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên  ­ Phương pháp bố trí ô hệ thống:  + Bố trí diện tích mẫu đo đếm theo dải song song  cách đều:  + Bố trí ô đo đếm trên tuyến song song cách đều:  + Bố trí ô đo đếm trên lưới đều:  
  17.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.2.2.3. Mô tả tài nguyên rừng Cùng với việc thống kê diện tích và trữ lượng  tài  nguyên  rừng,  để  có  thể  nắm  được  một  cách  tổng quát và toàn diện điều kiện tài nguyên rừng,  cần  phải  mô  tả  tổng  hợp  tình  hình  tài  nguyên  rừng  đối với từng lô. Nội dung mô tả thường bao gồm các chỉ tiêu:  Kiểu trạng thái, tổ thành, giai  đoạn tuổi HTB, S,  DTB  ,  P,  M,  N/ha,  lâm  sản  phụ,  câu  bụi,  thảm  tươi,  loại  đất,  độ  dốc,  độ  cao,  tình  hình  sinh  trưởng vệ sinh, điều kiện vận xuất vận chuyển và  cuối  cùng  là  đề  xuất  biện  pháp  kinh  doanh  lợi  dụng cần tổ chức cho lô.
  18.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH Về  phương  pháp  mô  tả  tài  nguyên  rừng:  Phải  đảm  bảo  tất  cả  các  lô  đều  phải  được  mô  tả.  Thông  thường,  tiến  hành  xác  định  các  điểm  mô  tả  trên  các  tuyến  hệ  thống hay tuyến điều tra và thường kết hợp mô tả khi tiến  hành  đo  đếm thống kê trữ lượng rừng. Khi mô tả có thể  quan  sát,  mô  tả,  kết  hợp  sử  dụng  thước  Bitterlic,  Relascope và các biểu phù trợ  để  ước lượng các chỉ tiêu  cần mô tả để ghi vào phiếu mô tả lô. Một  số  chỉ  tiêu  như    HTB,  S,  DTB  ,  P,  M,  N/ha  sẽ  được  bổ  sung,  điều  chỉnh  căn  cứ  vào  kết  quả  điều  tra  các ô tiêu chuẩn trong lô.  (Phiếu mô tả lô tham khảo, sử dụng khi thực tập sản xuất)
  19.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 4.2.2.4 Chỉnh lý tổng hợp tài liệu Sau  khi  điều  tra  các  ô  mẫu  và  mô  tả  tài  nguyên  rừng,  cần  tiến  hành  chỉnh  lý,  tính  toán  các  tài  liệu  đã  thu  thập  được,  xây  dựng  sổ  kinh  doanh,  các  bảng  biểu  tổng  hợp  và  bản  đồ  hiện  trạng tài nguyên rừng. 4.2.2.4.1 Sổ sinh doanh Sổ kinh doanh là một trong những tài liệu cơ  bản phản ánh hiện trạng tài  nguyên và các biện   pháp  kinh  doanh  lợi  dụng  cho  từng  lô.  Sổ  kinh  doanh  được lập cho từng khoảnh, lấy lô làm  đơn  vị cơ bản và được tổng hợp theo từng tiểu khu và  toàn bộ đối tượng quy hoạch 
  20.   CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH Sổ kinh doanh gồm 2 phần: ­  Phần hiện trạng ­  Phần quy hoạch (Chi tiết ở nội dung thực tập)
nguon tai.lieu . vn