Xem mẫu

  1. BÀI 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ PGS.TS. Vũ Văn Hân Đại học Kinh tế quốc dân v1.0013103214
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Trong quan hệ thuê mướn lao động có quan điểm cho rằng: “người có của, kẻ có công, máy móc sinh ra lời.” • “Người có của” ở đây là các “ông chủ”. Họ được hưởng lợi nhuận và nguồn gốc của lợi nhuận là do máy móc tạo ra. • “Kẻ có công” ở đây là những công nhân làm thuê. Họ có công lao động cho ông chủ và được hưởng tiền lương. Tiền lương phản ánh quan hệ bình đẳng giữa giới chủ và giới thợ. Quan điểm trên có đúng hay không? Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi trên. v1.0013103214
  3. MỤC TIÊU • Hiểu được tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động so với những hàng hóa thông thường; • Hiểu được bản chất và các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư; • Hiểu được bản chất và các hình thức của tiền lương tư bản chủ nghĩa; • Hiểu thực chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản; • Hiểu được các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. v1.0013103214
  4. NỘI DUNG Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản Quá trình sản xuất giá trị thặng dư Tiền công trong chủ nghĩa tư bản Tích lũy tư bản Quá trình lưu thông của tư bản Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư v1.0013103214
  5. 1. SỰ CHUYẾN HOÁ CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN 1.1. Công thức chung của tư bản 1.2. Hàng hoá sức lao động v1.0013103214
  6. 1.1. CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN • Tiền tệ thông thường: H – T – H’ (1) • Tiền tệ là tư bản: T – H – T’ (2) • Tiền tệ chỉ chuyển hóa thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hóa. v1.0013103214
  7. 1.2. HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG • Khái niệm sức lao động: Tổng hợp thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con người. • Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:  Người lao động phải được tự do về thân thể;  Người lao động không có tư Người lao động được tự do Người lao động không liệu sản xuất để sản xuất ra về thân thể có tư liệu sản xuất của cải. v1.0013103214
  8. 1.2. HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: • Một là, giá trị của hàng hóa sức lao động:  Phần giá trị ngang với giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống bản thân người công nhân và gia đình anh ta.  Những chi phí đào tạo công nhân lành nghề. Điểm khác nhau giữa giá trị hàng hóa sức lao động với hàng thông thường là: giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử. • Hai là, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:  Tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động được thể hiện tập trung ở thuộc tính giá trị sử dụng của nó.  Khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. (V+m) > V • Ý nghĩa: nhờ nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã giúp cho C.Mác hình thành lý luận giá trị thặng dư một cách khoa học. v1.0013103214
  9. BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU 1. Phân biệt sức lao động với lao động. 2. Tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động được thể hiện như thế nào? 3. Phân tích điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản. v1.0013103214
  10. 2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 2.1. Ví dụ về quá trình sản xuất giá trị thặng dư 2.2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 2.3. Sản xuất giá trị thặng dư – Quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản v1.0013103214
  11. 2.1. VÍ DỤ VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ • Ngày lao động 8 giờ. Lương công nhân 4USD. • 4 giờ đầu của ngày lao động: Công nhân kéo 5kg bông → 5kg sợi. 1kg bông có giá trị 1$ → 5kg bông có giá trị 5$. 1giờ, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới là 1$ → 4 giờ tạo ra lượng giá trị mới là 4$. Giá trị của 5kg sợi là: 5$ + 4$ = 9$. • 4 giờ sau của ngày lao động: Giống như 4 giờ đầu.  Sau ngày lao động 8 giờ có 10 kg sợi với giá trị: 10$ + 8$ = 18$  Bán ngang giá thu về 18$.  Chi phí sản xuất 14$.  Giá trị thặng dư 04$. v1.0013103214
  12. NHẬN XÉT • Giá trị và giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất. • Cơ cấu giá trị gồm 2 phần:  Một là, giá trị cũ - giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn và chuyển dịch vào giá trị sản phẩm hàng hóa (C). (V+m)  Hai là, giá trị mới do lao động trừu tượng tạo ra (V+m) • Giá trị mới bằng giá trị sức lao động + giá trị thặng dư. • Định nghĩa giá trị thặng dư: Phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do lao động của công nhân sáng tạo ra. Trong V m phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nó bị chiếm không. • Ngày lao động của công nhân chia 2 phần: thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. • Sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị kéo dài quá điểm tại đó giá trị sức lao động được hoàn lại. • Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. v1.0013103214
  13. 2.2. HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Tỷ suất giá trị thặng dư: • Khái niệm: tỷ số phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến. • Công thức: m m’ = x 100% V (t) Thặng dư m’ = x 100% (t) Cần thiết v1.0013103214
  14. 2.2.1. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TUYỆT ĐỐI Định nghĩa: Đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân, trong điều kiện phần thời gian lao động cần thiết không thay đổi. Ví dụ: 4 giờ 4 giờ 4 m’ = x 100% = 100% 4 (t) Cần thiết (t) Thặng dư 4 giờ 6 giờ 6 m’ = x 100% = 150% 4 (t) Cần thiết (t) Thặng dư Giới hạn ngày lao động: Thời gian lao động cần thiết < Ngày lao động < 24 giờ v1.0013103214
  15. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI Khái niệm: Đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn phần thời gian lao động cần thiết. Từ đó kéo dài tương ứng phần thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi. Ví dụ: 4 giờ 4 giờ 4 m’ = x 100% = 100% 4 (t) Cần thiết (t) Thặng dư 2 giờ 6 giờ 6 m’ = x 100% = 300% 2 (t) Cần thiết (t) Thặng dư •Theo ví dụ trên, m’ tăng từ 100% → 300%. •Đó là vì thời gian cần thiết giảm từ 4 giờ → 2 giờ, ngày lao động không thay đổi (8 giờ) làm cho thời gian thặng dư tăng từ 4 giờ → 6 giờ. •Theo phương pháp này, muốn tăng m’ cần giảm thời gian cần thiết. v1.0013103214
  16. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI Làm thế nào rút ngắn được (t) cần thiết? → PHẢI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI. v1.0013103214
  17. 2.2.3 GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH • Khái niệm: Phần giá trị thặng dư nhiều hơn mức bình thường, nhờ năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội trên cơ sở kỹ thuật công nghệ tiên tiến, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của nó. • Chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt là giá trị thặng dư siêu ngạch. v1.0013103214
  18. BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU 1. Phân tích những nhận xét từ việc nghiên cứu ví dụ về sản xuất giá trị thặng dư. 2. Bản chất của giá trị thặng dư? 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? 4. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. v1.0013103214
  19. 2.3. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUÂT TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN • Mục đích trực tiếp của nền sản xuất TBCN là sản xuất ra giá trị thặng dư. • Phương thức để đạt mục đích trên là bóc lột công nhân làm thuê. → Nội dung của quy luật: Sản xuất giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. • Quy luật giá trị thặng dư chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế TBCN; chi phối hướng vận động của phương thức sản xuất TBCN. v1.0013103214
  20. 2.3.SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUÂT TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN • Chạy theo giá trị thăng dư, một mặt làm cho kỹ thuật sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội ngày càng cao, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. • Mặt khác, nó cũng làm cho những mâu thuẫn của CNTB ngày càng gay gắt. Đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của CNTB. • Mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất xã hội với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. • Sự vận động của mâu thuẫn này nhất định làm cho quan hệ sản xuất TBCN không thể tồn tại vĩnh viễn. Nó sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. Đó là quan hệ sản xuất XHCN. v1.0013103214
nguon tai.lieu . vn