Xem mẫu

  1. CHƯƠNG IV TỔ CHỨC
  2. I. Bản chất của công tác tổ III. Cơ cấu tổ chức chức 1. Khái niệm 1. Khái niệm 2. Cách phân chia bộ phận cơ bản 2. Các nguyên tắc 3. Các kiểu cơ cấu tổ chức II. Một số vấn đề khoa học 4. Cơ sở thiết kế bộ máy tổ chức của công tác tổ chức IV. Bố trí và quản trị 1. Tầm hạn quản trị nguồn nhân lực 2. Quyền hành trong công tác 1. Nhân lực và quản trị nguồn quản trị nhân lực 3. Phân quyền trong quản trị 2. Tiến trình bố trí nhân lực 4. Ủy quyền
  3. 1. Khái niệm Liên quan đến các hoạt động: thành lập nên các bộ phận trong tổ chức xác lập mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.
  4. 1. Khái niệm Công việc tổ chức được xem xét trên 3 mặt: - Tổ chức bộ máy - Tổ chức công việc - Tổ chức nhân sự
  5. 2. Các nguyên tắc: Thống nhất chỉ huy Nguyên tắc gắn với mục tiêu Nguyên tắc hiệu quả Nguyên tắc cân đối Nguyên tắc linh hoạt
  6. 1. Tầm hạn quản trị - Là số cấp dưới mà một nhà quản trị cấp trên có thể quản trị một cách trực tiếp. (Bộ phận hay nhân viên) - Tầm hạn quản trị rộng ứng với số cấp quản trị ít và ngược lại. - Các yếu tố quyết định tầm hạn quản trị: + Năng lực của nhà quản trị, + Trình độ làm việc của cấp dưới, + Tính ổn định công việc của cấp dưới, + Mức độ ủy quyền cho cấp dưới.
  7. 2. Quyền hành trong công tác quản trị a. Khái niệm: - Là năng lực cho phép chúng ta yêu cầu người khác phải hành động theo chỉ đạo của mình. - Mọi nhà quản trị đều phải có quyền hành thì mới quản trị được, nếu không, nhà quản trị chấm dứt vai trò của mình. - Tính chất của quyền hành: + Gắn bó các thành phần trong tổ chức. + Là công cụ của nhà quản trị.
  8. 2. Quyền hành trong công tác quản trị b. Cơ sở của quyền hành Theo Max Weber: - Sự hợp pháp khi đảm nhận chức vụ. - Cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng. - Bản thân nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.
  9. 2. Quyền hành trong công tác quản trị  Tuy nhiên, quyền hành luôn luôn có giới hạn, do: - Cấp bậc của nhà quản trị trong hệ thống. - Quy định của pháp luật. - Hạn chế về mặt sinh học của con người. - Đạo đức xã hội,…
  10. 3. Phân quyền trong quản trị: Khái niệm: Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho mọi người để tạo ra khả năng sử dụng những quyết đoán của họ thông qua việc trao cho họ quyền ra quyết định. - Phân quyền: là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một cơ cấu tổ chức. - Tập quyền: xu hướng quyền lực không được giao phó.
  11. 3. Phân quyền trong quản trị: - Mức độ phân quyền càng lớn khi: + Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ chức thấp hơn càng lớn. + Các quyết định được đề ra ở các cấp thấp trong tổ chức càng quan trọng. + Nếu một cơ sở cấp dưới được quyền ra quyết định ở nhiều lĩnh vực. + Mức độ kiểm soát đối với quyết định (sự kiểm soát của cấp trên) ít.
  12. 4. Ủy quyền a. Khái niệm: Ủy quyền là việc tạo cho người khác quyền hành và trách nhiệm để thực hiện một hoạt động nhất định b. Quá trình ủy quyền: (1) Xác định kết quả mong muốn (2) Giao nhiệm vụ (3) Giao quyền hạn để hoàn thành nhiệm vụ đó và yêu cầu người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ. (4) Kiểm tra theo dõi.
  13. 4. Ủy quyền c. Những nguyên tắc ủy quyền: - Người được ủy quyền phải là cấp dưới trực tiếp của người làm công việc đó. - Sự ủy quyền không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm của người ủy quyền. - Quyên lợi, nghĩa vụ của người ủy quyền và người được ủy quyền phải đảm bảo gắn bó với nhau.
  14. 4. Ủy quyền c. Những nguyên tắc ủy quyền (tt): - Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được ủy quyền phải được xác định rõ ràng. - Ủy quyền phải tự giác không được áp đặt. - Người được ủy quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào việc. - Luôn luôn có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện sự ủy quyền.
  15. 4. Ủy quyền d. Nghệ thuật ủy quyền: - Sự hợp tác: - Sự sẵn sàng chia sẻ - Chấp nhận thất bại của người khác - Sẵn sáng tin cậy cấp dưới - Sẵn sàng lập ra và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi
  16. 4. Ủy quyền e. Những trở ngại và biện pháp khắc phục: - Tâm lý lo sợ cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ. - Tâm lý sợ cấp dưới thực hiện công việc theo cách riêng của họ hoặc thực hiện tốt hơn mình. - Trở ngại về mặt tổ chức (xác định không rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn)  Trao cho cấp dưới quyền tự do hành động để hoàn thành nhiệm vụ được giao.  Thực hiện sự truyền thông cởi mở giữa các nhà quản trị và cấp dưới.
  17. 1. Khái niệm Cơ cấu tổ chức là một chỉnh thể các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và mục tiêu quản trị chung.
  18. 1. Khái niệm  Ý nghĩa:Cơ cấu tổ chức càng hoàn thiện thì công việc quản trị càng có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
nguon tai.lieu . vn