Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI Bộ môn: Thống kê – Phân tích
  2. 4.1 Số tuyệt đối trong thống kê 4.2 Số tương đối trong thống kê 4.3 Số trung bình trong thống kê 4.4 Nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức
  3. 4.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA SỐ TUYỆT ĐỐI a. Khái niệm: - Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. b. Ý nghĩa: - Là cơ sở ban đầu để đánh giá về hiện tượng nghiên cứu, phản ánh thực tế của hiện tượng nghiên cứu. - Là cơ sở để xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu. - Là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác
  4. c. Đặc điểm: - Số tuyệt đối bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế xã hội nhất định trong điều kiện lịch sử cụ thể - Số tuyệt đối không phải là con số được lựa chọn tuỳ ý mà phải qua điều tra thực tế, tổng hợp chính xác - Mọi số tuyệt đối đều có đơn vị tính cụ thể d. Đơn vị tính - Đơn vị tự nhiên: là đơn vị tính phù hợp với đặc tính vật lý của hiện tượng: con, cái, chiếc, kg, tấn, tạ, yến…. - Đơn vị thời gian lao động: ngày, tháng, năm - Đơn vị tiền tệ: biểu hiện giá trị sản phẩm, được sử dụng rộng rãi nhất trong thống kê
  5. 4.1.2. CÁC LOẠI SỐ TUYỆT ĐỐI  Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định và được hình thành thông qua sự tích lũy về lượng Đặc điểm  Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau để phản ánh trị số của thời kỳ dài hơn.  Các số tuyệt đối thời kỳ phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu, thời kỳ càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn
  6.  Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định.  Đặc điểm  Số tuyệt đối thời điểm: chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm nhất định, trước và sau thời điểm đó trạng thái của hiện tượng có thể thay đổi  Các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu không thể cộng được với nhau.
  7. 4.2. SỐ TƯƠNG ĐỐI 4.2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA SỐ TƯƠNG ĐỐI a. Khái niệm: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu + So sánh 2 mức độ của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian (không gian): + So sánh hai mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. + So sánh hai mức độ bộ phận trong cùng một tổng thể, hay mức độ bộ phận với mức độ tổng thể.
  8. b. Ý nghĩa: - Phản ánh kết cấu, quan hệ so sánh, quan hệ tỷ lệ, trình độ phát triển, trình độ phổ biến... của hiện tượng. - Dùng trong việc lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. - Trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối người ta có thể sử dụng số tương đối để phản tình hình thực tế của hiện tượng
  9. c. Đặc điểm: - Số tương đối trong thống kê không phải là con số thu được từ điều tra mà là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê đã có. - Số tương đối bao giờ cũng có gốc so sánh. - Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, %, %o, hoặc đơn vị kép.
  10. 4.2.2. CÁC LOẠI SỐ TƯƠNG ĐỐI  Số tương đối động thái  Số tương đối kế hoạch  Số tương đối kết cấu  Số tương đối cường độ  Số tương đối so sánh
  11. a. Số tương đối động thái (ký hiệu tđt)  Khái niệm: phản án xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian, được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ so sánh giữa 2 mức độ hiện tượng nhưng ở 2 thời gian khác nhau.  Công thức tính: y t đt  1 x100 y 0 Trong đó: y1 : Mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ cần so sánh) y0 : Mức độ kỳ gốc (kỳ lấy làm gốc so sánh) Số tương đối động thái được biểu hiện bằng lần hoặc % - Số tương đối động thái liên hoàn - Số tương đối động thái định gốc  Ý nghĩa: Phản ánh trình độ phát triển, xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian
  12. b. Số tương đối kế hoạch - Được sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt được (KH) với mức độ thực tế kỳ gốc của 1 chỉ tiêu. Công thức tính 1 y t y nv kh x100 0 ykh : Mức độ kỳ kế hoạch y0: Mức độ thực tế kỳ gốc
  13. b. Số tương đối kế hoạch  Số tương đối hoàn thành kế hoạch: là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với mức độ kế hoạch đặt ra cùng kỳ của 1 chỉ tiêu. Công thức tính: y t y ht 1 x100 kh ykh : Mức độ kỳ kế hoạch y1: Mức độ thực tế đạt được kỳ nghiên cứu
  14. Mối quan hệ giữa 3 loại số tương đối trên: t  t .t đt nv ht
  15. c. Số tương đối kết cấu • Khái niệm: Là kết quả so sánh mức độ của từng bộ phận với mức độ của cả tổng thể. yi • di  Công thức tính: .100  yi Trong đó: yi : Mức độ của từng bộ phận ∑yi : Mức độ của tổng thể • Ý nghĩa: Xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong 1 tổng thể. Từ đó xác định vai trò của từng bộ phận đối với tổng thể.
  16. d. Số tương đối cường độ • Khái niệm: biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của 2 hiện tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau • Đơn vị tính của số tương đối là đơn vị kép • Ý nghĩa: Biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể.
  17. e. Số tương đối so sánh (số tương đối không gian) • Khái niệm: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của cùng một hiện tượng nhưng tồn tại trong điều kiện không gian khác nhau hoặc quan hệ so sánh giữa hai bộ phận trong cùng một hiện tượng. • Công thức tính: yA tA/ B  .100 Trong đó: yB yA: Mức độ hiện tượng địa điểm A yB: Mức độ hiện tượng địa điểm B • Ý nghĩa: cho thấy sự ảnh hưởng của các điều kiện không gian khác nhau đến hiện tượng nghiên cứu, ngoài ra còn phục vụ cho việc so sánh quốc tế.
  18. 4.2.3. ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG SỐ TUYỆT ĐỐI VÀ SỐ TƯƠNG ĐỐI Khi sử dụng số tuyệt đối & số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, Vận dụng một cách kết hợp hai loại chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối, Phải đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong trường hợp tính số tương đối (thống nhất về nội dung, phương pháp, phạm vi tính của 2 chỉ tiêu và khi so sánh 2 chỉ tiêu khác nhau phải có liên quan đến nhau).
  19. 4.3. SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ  4.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của số trung bình  4.3.2. Các loại số trung bình  4.3.3. Điều kiện vận dụng số trung bình
  20. 4.3.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM  Khái niệm: Là mức độ đại biểu (hay mức độ điển hình) theo một tiêu thức số lượng nào đó của hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Vd: điểm TBCTL của 1 sinh viên , điểm của 1 hp  Ý nghĩa: - Tạo điều kiện để so sánh các hiện tượng không có cùng quy mô (DN – DN) - Phản ánh đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu - Sử dụng trong công tác kế hoạch - Là cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác  Đặc điểm: - Có tính chất tổng hợp và khái quát cao, nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất của hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể - San bằng bù trừ chênh lệch giữa các đơn vị tổng thể
nguon tai.lieu . vn