Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP THỐNG KÊ Bộ môn: Thống kê – Phân tích Khoa: Kế toán – Kiểm toán
  2. 3.1 Những vấn đề chung của tổng hợp thống kê 3.2 Phân tổ thống kê 3.3 Bảng thống kê và đồ thị thống kê
  3. 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP THỐNG KÊ 3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê  Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập được trong điều tra thống kê.  Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể.  Ý nghĩa: - Tài liệu qua THTK bước đầu khái quát hóa được đặc trưng chung của hiện tượng nghiên cứu, ví dụ: giới tính của sv - Tài liệu của THTK là căn cứ để tiến hành phân tích và dự báo TK
  4. 3.1.2 Các vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê  Mục đích của tổng hợp: khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê.  Nội dung tổng hợp: là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức mà chúng được xác định trong nội dung điều tra.  Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp: xem xét các tài liệu thu thập được có chính xác không  Phương pháp tổng hợp: các phương pháp tổng hợp có thể sử dụng – phương pháp sắp xếp, sơ đồ thân lá, phương pháp phân tổ thống kê
  5. 3.1.2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê  Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê: ◦ Hình thức tổ chức + Tổng hợp từng cấp: làm nhiều lần, từ cấp dưới lên cấp trên + Tổng hợp tập trung: toàn bộ tài liệu được tập trung vè một cơ quan để tiến hành tổng hợp từ đầu đến cuối ◦ Kỹ thuật tổng hợp: có 2 loại + Tổng hợp thủ công + Tổng hợp bằng máy ◦ Trình bày kết quả tổng hợp
  6. 3.2. PHÂN TỔ THỐNG KÊ 3.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê  Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau  Ý nghĩa:  Trong nhiều trường hợp khi tiến hành điều tra phải sử dụng đến phân tổ thống kê để kết hợp được việc nghiên cứu cái chung của hiện tượng với nghiên cứu cái riêng của từng đơn vị tổng thể.  Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hơp thống kê  Phân tổ là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê vì đơn giản, dễ hiểu và có tính khoa học cao
  7.  Nhiệm vụ:  Phân chia hiện tượng nghiên cứu theo các loại hình kinh tế - xã hội (phân tổ phân loại).  Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu (phân tổ kết cấu). Phân chia các đơn vị tổng thể thành các tổ, và mỗi tổ là các bộ phận của tổng thể.  Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân tổ liên hệ). Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, người ta chia các tiêu thức thành 2 loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
  8. 3.2.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê a. Lựa chọn tiêu thức phân tổ Tiêu thức phân tổ: là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân chia tổng thể hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất và đặc điểm khác nhau.  Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức:  Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất phù hợp với mục đích nghiên cứu,  Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tính chất phức tạp của hiện tượng mà quyết định phân tổ theo một hay nhiều tiêu thức.  Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp,
  9. b. Xác định số tổ và khoảng cách tổ  Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biến mà do có sự khác nhau về loại hình, tính chất  Trường hợp: Tiêu thức có ít biểu hiện khi đó có thể coi mỗi loại hình là một tổ. Vd: phân tổ nhân khẩu theo GT, phân tổ DN theo thành phần kinh tế  Trường hợp: Tiêu thức có quá nhiều biểu hiện khi đó cần phải ghép các loại hình giống hoặc gần giống nhau thành một tổ, vd: phân tổ KQKD theo mặt hàng
  10. b. Xác định số tổ và khoảng cách tổ  Phân tổ theo tiêu thức số lượng: các tổ được hình thành căn cứ vào lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau về tính chất  Trường hợp 1: lượng biến của tiêu thức thay đổi ít khi đó mỗi lượng biến là cơ sở hình thành nên một tổ (Phân tổ không có khoảng cách tổ), vd: phân tổ theo số nhân khẩu, số con trong gia đình
  11.  Trường hợp 2: lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn cần chú ý đến mối liên hệ giữa lượng và chất, xem lượng tích lũy đến mức độ nào thì chất mới thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới (Phân tổ có khoảng cách tổ) Số công Số doanh nhân nghiệp Giới hạn 500 20 khoảng cách tổ k/c tổ= giới hạn trên – giới hạn dưới
  12. Xác định danh giới giữa các tổ  Tiêu thức phân tổ biến thiên rời rạc: giới hạn dưới của tổ nào đó là trị số sát với giới hạn trên của tổ đứng trước liền kề và GHT của tổ đó là trị số sát với GHD của tổ đứng sau. Độ tuổi Số dân 0-5 6-14 15-60 Trên 60  Tiêu thức phân tổ biến thiên liên tục: GHD của tổ nào đó trùng với GHT của tổ đứng trước liền kề. GHT của tổ đó trùng với GHD của tổ đứng sau liền kề. Quy ước: một đơn vị nào đó có trị số tiêu thức trùng với giới hạn trên của tổ thì được xếp vào tổ kế tiếp. NSLĐ Số CN 10-15 30 15-20 20 20-25 10
  13. Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau x  xmin h  max n h: trị số khoảng cách tổ, n: số tổ định chia
  14. c. Các chỉ tiêu giải thích Là chỉ tiêu nói lên các đặc trưng của các tổ cũng như của toàn bộ tổng thể Thành Số Số CN Giá trị Giá trị NSLĐ phần DN (Người) TSCĐ sản TB kinh tế (trđ) xuất (trđ/ng) (trđ) DN NN DN TN DN liên doanh DN Tập thể chung  Ý nghĩa của chỉ tiêu giải thích  Chỉ tiêu giải thích phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu  Các chỉ tiêu giải thích có mối liên hệ với nhau và có mối liên hệ với tiêu thức phân tổ
  15. 3.2.3 . Dãy số phân phối  Khái niệm: Là dãy số trong đó các đơn vị của tổng thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định vào các tổ.  Tác dụng: + Khảo sát tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nghiên cứu qua đó nêu lên kết cấu và sự biến động của kết cấu đó + Dùng để tính ra nhiều chỉ tiêu giải thích (nêu lên các đặc trưng của từng tổ và tổng thể, biểu hiện mối liên hệ giữa các bộ phận hoặc giữa các tiêu thức)
  16.  Phân loại: + Dãy số thuộc tính: Phản ánh kết cấu của tổng thể theo 1 tiêu thức thuộc tính nào đó, Vd: giới tính, quê quán, nghề nghiệp… + Dãy số lượng biến: Phản ánh kết cấu của tổng thể theo tiêu thức số lượng, vd: dãy số pp một tổng thể công nhân theo mức lương
  17. DÃY SỐ LƯỢNG BIẾN Một dãy số lượng biến bao gồm 2 thành phần: - Lượng biến (xi): là các trị số nói lên biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng. - Lượng biến rời rạc: có biểu hiện là số nguyên - Lượng biến liên tục: có biểu hiện là số nguyên hoặc số thập phân - Tần số (fi): là số đơn vị được phân phối vào trong mỗi tổ hay số lần một lượng biến nhận một trị số nhất định trong tổng thể.
  18. DÃY SỐ LƯỢNG BIẾN  Tần suất di(%) : Biểu hiện tỷ trọng của từng tổ, phản ánh kết cấu tổng thể f d i  n i f i 1 i  Tần số tích lũy tiến Si : Là tần số cộng dồn của các tổ. Cho phép xác định một đơn vị đứng ở vị trí nào đó trong dãy số lượng biến có trị số là bao nhiêu.  Mật độ phân phối (mi): Là tỷ số giữa tần số với trị số khoảng cách tổ. Sử dụng cho dãy số có khoảng cách tổ không đều.
  19. xi fi di  n f i si mi = fi/hi f i 1 i x1 f1 d1 f1 x2 f2 d2 f1 + f2 .. .. xn fn dn f1 + f2+..+ fn Dãy số lượng biến
  20. 3.3. BẢNG THỐNG KÊ VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ 3.3.1. Bảng thống kê a. Ý nghĩa, tác dụng của bảng thống kê  Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê một cách có hệ thống, khoa học, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.  Tác dụng: - Giúp so sánh đối chiếu, phân tích theo phương pháp khác nhau, nhằm nêu bản chất của hiện tượng - Giúp cho việc phân tích trở nên sinh động, có sức thuyết phục.
nguon tai.lieu . vn