Xem mẫu

  1. + Căn cứ theo số cạnh của dao tham gia cắt gọt - Cắt hở :Quá trình cắt diễn ra chỉ do một cạnh cắt tham gia, chiều dài phần tham gia cắt lớn hơn hoặc bằng chiều rộng phôi, phoi. - Cắt kín: Quá trình cắt diễn ra do 3 cạnh cắt tham gia, chiều dài cạnh cắt bằng chiều rộng phoi và nhỏ hơn chiều rộng phôi.
  2. - Cắt nửa hở : Quá trình cắt diễn ra do hai cạnh cắt tham gia, chiều dài phần tham gia cắt bằng chiều rộng phoi, nhỏ hơn chiều rộng phôi.
  3. + Căn cứ đặc điểm quá trình cắt và mục đích nghiên cứu. Cắt gọt cơ bản: Bản chất của “dạng cắt gọt cơ bản” đựơc xem như dạng cắt gọt diễn ra trong điều kiện được đơn giản hoá một số thông số có liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nghiên cứu. Những kết quả từ việc nghiên cứu ở dạng cắt gọt cơ bản sẽ làm cơ sở để nghiên cứu các dạng cắt gọt chuyên dùng. Cắt gọt cơ bản có các đặc điểm: - Quá trình cắt gọt được thực hiện ở một cạnh của dao cắt, dao có dạng hình nêm, các mặt giới hạn của dao xem như mặt phẳng, các thông số góc là cố định, độ dài cạnh cắt lớn hơn chiều rộng của phôi và chiều rộng của phoi. - Quĩ đạo thực là mặt phẳng, tốc độ ăn dao cố định, tốc độ cắt cố định và có hướng vuông góc với cạnh cắt. - Hướng chuyển động, cạnh cắt của dao vuông góc hoặc song song với chiều thớ gỗ. - Chiều dày của phoi cố định. 3 dạng cắt gọt cơ bản v c c v v c a o o1 a a o o1 o o1 b b b b) c) a) a) cắt ngang; b) cắt dọc; c) cắt bên
  4. Cắt gọt chuyên dùng: Là các dạng cắt gọt đã được ứng dụng vào những trường hợp gia công cụ thể, nhằm những mục đích công nghệ nhất định. Ví dụ như cưa xẻ, khoan, phay, tiện gỗ.v.v. Thường thì các dạng cắt gọt chuyên dùng sẽ diễn ra phức tạp hơn, các yếu tố liên quan tác động tới quá trình cắt gọt cũng khác đi và nhiều hơn.
  5. 1.2. Phân loại công cụ và cấu trúc hình học của mũi cắt 1.2.1. Phân loại công cụ cắt gọt gỗ * Phân loại theo công nghệ cắt gọt (chủ yếu) - Lưỡi cưa: công cụ dạng bản mỏng gồm nhiều răng cưa, có dạng đĩa, có dạng bản dài.. cưa đĩa cưa vòng cưa sọc - Lưỡi dao: thường có dạng hình khối, tiết diện ngang dạng hình thang mà mũi nhọn của hình thang thường là cạnh cắt của dao, đường viền này của mũi dao cắt có thể là đường thẳng, đường cong hoặc đường gấp khúc. Thường có mấy dạng dao sau đây: Dao bào, dao phay, dao lạng, dao bóc, dao tiện... Dao bào dao lạng, dao bóc dao phay dao tiện
  6. - Mũi khoan: là một loại dao cắt dạng hình trụ, cạnh cắt gồm hai phía, phía đầu và cạnh bên, song phía chủ yếu là mặt đầu - Lưỡi xích có nhiều dạng, là công cụ có nhiều cạnh cắt, được gá vào các mắt xích, trong quá trình chuyển động của xích các cạnh cắt tiếp xúc với gỗ để thực hiện quá trình cắt gọt. - Công cụ mài và đánh nhẵn là tập hợp các tinh thể có các cạnh sắc, được liên kết với nhau nhờ chất kết dính..... * Có thể phân loại theo các căn cứ khác: Theo dạng và kết cấu bộ phận gá lưỡi dao; Theo hình dạng của bản thân lưỡi cắt;Theo dạng và hình thức chuẩn bị lưỡi dao...
  7. 1.2.2. Cấu trúc hinh hoc của mũi cắt (luoi cắt cơ bản) a. Dạng hình học thô đại của mũi cắt (luoi cắt cơ bản) A-A v A v c a oo 1 A b - mặt trước: mặt phẳng - mặt sau: mặt phẳng - mặt bên: mặt phẳng oo1 - cạnh cắt: đưởng thẳng A-A
  8. b. Dạng hình học tế vi của mũi dao A-A - mặt trước: mặt không phẳng - mặt sau: mặt không phẳng - mặt bên: mặt không phẳng - cạnh cắt: không phải đưởng thẳng A-A Đơn giản hoá coi các cạnh cắt là các mặt cong đề có bán kính cong nhất định gọi là độ tù mũi cắt
  9. c. Ý nghĩa của độ tù mũi dao Trong quá trình cắt có hình thành phoi, nếu chúng ta giảm dần chiều dày phoi cắt, đến một đại lượng nào đấy quá trình tạo phoi của quá trình cắt sẽ không còn, mặc dù trên lý thuyết vẫn tồn tại, lực vẫn bị tiêu hao do ma sát giữa dao và gỗ, nó được tạo ra dưới áp lực lớn, áp lực đó có thể tính được thông qua lượng đàn hồi của các phần tử gỗ bị nén và đàn hồi Y dưới dao, trong trường hợp này Y sẽ là được tính theo công thức : Y= hmin +  Nếu chúng ta giảm tiếp tục cho đến khi hmin = 0, trong trường hợp này quá trình cắt gọt cũng không còn, song lực ma sát giữa dao và gỗ vẫn còn, nhưng giá trị lượng đàn hồi Y sẽ giảm nó chỉ bằng . Rõ ràng rằng lượng tiêu hao năng lượng sẽ ít hơn trường hợp hmin ≠ 0. Từ những nội dung nêu trên chúng ta thấy trong cắt gọt gỗ tỷ số h/ và (h+)/ là rất quan trọng cả về mặt động lực và cả về chất lượng gia công.
  10. 1.3. Vai trò của mũi dao trong quá trình cắt 1.3.1. Quá trình tác động của mũi dao vào gỗ trong quá trình cắt - Giai đoạn 1: Dao từ ngoài tiến vào với tốc độ v tới khi bắt đầu tiếp xúc với phôi (gỗ); Phôi chưa bị biến dạng, trong gỗ chưa có ứng suất tác dụng. - Giai đoạn 2: Dao tiếp tục tiến vào với tốc độ v tới khi bắt đầu tách được phoi; biến dạng của phôi tăng dần, ứng suất tác dụng vào phôi tăng dần Dao tới giá trị lớn nhất ( bằng ứng suất phá hủy gỗ). - Giai đoạn 3: Dao tiếp tục tiến vào với tốc độ v tới khi kết thúc hành trình cắt; biến dạng của phôi ổn định, ứng suất tác dụng vào phôi ổn định.
nguon tai.lieu . vn