Xem mẫu

  1. 8/4/2020 NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU (CONTRASTIVE LINGUISTICS) Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục 2. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 3. https://ngonngu.net/doichieu/238 1
  2. 8/4/2020 CHƯƠNG 1. NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU- NHỮNG NÉT TỔNG QUÁT CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Định nghĩa khái niệm đối chiếu. Đối chiếu trong ngôn ngữ học hiện đại được hiểu như thế nào? 2. Định nghĩa khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu. 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ngôn ngữ học so sánh lịch sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình 4. Nêu rõ sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối chiếu với những phân ngành ngôn ngữ kể trên. 2
  3. 8/4/2020 1.1. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? CÁC PHÂN NGÀNH CỦA NNH HIỆN ĐẠI NNH HIỆN ĐẠI NNH ĐẠI CƯƠNG NNH MIÊU TẢ NNH SO SÁNH (introductory (descriptive (comparative linguistics) linguistics) linguistics) • Nghiên cứu tất cả các • Miêu tả từng ngôn • Các ngôn ngữ NN trên thế giới nhằm ngữ cụ thể để làm rõ của những cộng làm rõ bản chất, chức đặc điểm của ngôn đồng người khác năng, nguồn gốc của ngữ cần nghiên cứu nhau được so ngôn ngữ nói chung, sánh với nhau xây dựng nên hệ thống khái niệm, phạm trù là công cụ để nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể 3
  4. 8/4/2020 Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh NNH SS LỊCH SỬ NNH SO NNH SÁNH NNH SS ĐỐI LOẠI CHIẾU HÌNH Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh Ngôn ngữ học so sánh lịch sử: Phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Tuy nhiệm vụ chính của nó là xác định rõ nguồn gốc của các ngôn ngữ và quá trình phát triển của các ngôn ngữ nhưng có ảnh hưởng rất quan trọng đến lịch sử phát triển của ngôn ngữ học thế giới nói chung. Làm rõ mối quan hệ về mặt cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ được giả định là có quan hệ về nguồn gốc, so sánh trên quan điểm lịch đại. 4
  5. 8/4/2020 Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh Ngôn ngữ học so sánh loại hình/Loại hình học ngôn ngữ: Phát triển mạnh ở thế kỉ XIX và tiếp tục phát triển. Nhiệm vụ chính: 1/ Phân loại các ngôn ngữ dựa vào những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ; không nhất thiết cùng một nguồn gốc. 2/ Tìm ra các phổ niệm ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm chung với Ngôn ngữ học đại cương. Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh KHÁI NIỆM: ĐỐI CHIẾU-SO SÁNH (CONTRAST- COMPARE) So sánh: xem xét để tìm ra những điểm tương đồng hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất Đối chiếu: so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau Trong ngôn ngữ học hiện đại: so sánh đối chiếu là phương pháp lấy đối tượng là hai hay nhiều ngôn ngữ để làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau (hoặc chỉ làm rõ những nét khác nhau) theo nguyên tắc đồng đại. (Lê Quang Thiêm, 2008) 5
  6. 8/4/2020 Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics): Tên gọi khác: Phân tích đối chiếu – contrastive analysis, Nghiên cứu đối chiếu – contrastive studies, Nghiên cứu xuyên ngôn ngữ - cross linguistic studies, Nghiên cứu tương phản – confrontative studies Đây là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay không (Bùi Mạnh Hùng, 2008, p.9) nhằm phục vụ những nhu cầu lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, so sánh trên quan điểm đồng đại. VÍ DỤ XEM XÉT 2 CÂU SAU DƯỚI KHÁI NIỆM NNH ĐC Hôm qua, cậu ấy được cô giáo khen. He was complimented by the teacher yesterday. Tiêu chí Anh Việt Nguồn gốc Hình thái học Đặc điểm cú pháp 6
  7. 8/4/2020 Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh Bài tập: Xác định điểm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối chiếu với ngôn ngữ học so sánh lịch sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình. Đối tượng? Nội dung? Mục đích? Cách thức so sánh? 1.2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC • Thời kì thứ nhất (từ những năm 80 của thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX): Phát triển ở Đức, Pháp sau đó ở Nga. Đối tượng đối chiếu là từ vựng và ngữ pháp. Kết quả là sự ra đời của các cuốn từ điển nhiều thứ tiếng của các nhà ngôn ngữ học Đức. Về ngữ pháp, cuốn ngữ pháp của Port-Royal được xây dựng trên cơ sở phân tích đối chiếu các tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái cổ với tiếng Latinh và tiếng Pháp trở thành một mẫu hình cho việc miêu tả các ngôn ngữ. 7
  8. 8/4/2020 1.2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC  Thời kì thứ hai (thế kỉ XIX): Ngôn ngữ học đối chiếu hòa vào ngôn ngữ học so sánh- lịch sử. Thời kì này, ranh giới giữa các nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình học và đối chiếu chưa được phân biệt rõ ràng. Mục đích nghiên cứu đối chiếu hay so sánh-lịch sử là nhằm xác định các dòng họ hoặc các nhóm ngôn ngữ. 1.2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC  Thời kì thứ ba (từ đầu thế kỉ XX): Ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng và ngôn ngữ học nói chung phát triển mạnh mẽ do nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ tăng lên. Thời kì này, ngôn ngữ học đối chiếu gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ học miêu tả. Tuy nhiên, người ta không chỉ kết hợp các nghiên cứu đối chiếu với miêu tả ngôn ngữ mà còn kết hợp với nghiên cứu loại hình và nghiên cứu so sánh-lịch sử. 8
nguon tai.lieu . vn