Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN Giảng viên:Ths Đoàn Thị Thanh Hoà Khoa: Tài chính - Ngân hàng
  2. Nội dung I. Những vấn đề cơ bản về huy động vốn II. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM III. Yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 2
  3. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN 1. Vốn và vai trò của vốn đối với NHTM NHTM đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các chủ thể đang tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  4. 1. Vốn và vai trò của vốn đối với NHTM • Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh • Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng • Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường • Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
  5. 2. Chức năng tiền gửi a. Cung tiền -Chức năng tiền gửi là hoạt động ngân hàng nhận tiền gửi, chấp nhận séc, các khoản tiền của KH hoặc các công cụ tài chính khác để ghi có vào tài khoản của họ. -Nếu không có tiền gửi, các NH sẽ không có đủ tiền để cho vay và trả lãi cho người gửi tiền - Cung ứng tiền cho nền kinh tế
  6. b. An toàn - NH có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của TKTG và các giao dịch của KH, đảm bảo sẵn sàng có tiền để chi trả cho KH. - Theo luật, các NH phải hoạt động một cách an toàn và lành mạnh.Thông qua chính sách cho vay và đầu tư, các NH sẽ đảm bảo sử dụng tiền gửi của KH một cách thận trọng - Các chính sách của NH cũng thiết lập phù hợp thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu rút tiền của KH - TG của KH được bảo hiểm. Bảo hiểm TG có hiệu quả khi NH thất bại, và không có đủ tiền để trả cho người gửi tiền.
  7. II. Các hình thức Huy động vốn 1. Khái niệm Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua việc NHTM nhận ký thác và quản lý các khoản tiền gửi của khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
  8. Huy động vốn Thường xuyên Không thường xuyên Tiền gửi Phát hành GTCG Không kỳ hạn Kỳ phiếu Có kỳ hạn Chứng chỉ TG Tiết kiệm KKH Trái phiếu Tiết kiệm có KH
  9. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (1) Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM
  10. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (1) Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM
  11. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (2) NHTM phải duy trì một khoản tiền tại Ngân hàng nhà nước (dự trữ bắt buộc) để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng
  12. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (3) Hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng (4) Huy động vốn là nghiệp vụ có tính hoàn trả
  13. 2/ Đặc điểm của vốn huy động (5) Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro => NH phải có chiến lược quản trị thanh khoản tốt Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (TT 22/2019 của NHNN) a) Ngân hàng, Chi nhánh NHNNg phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. b) Ngân hàng, CN NHNNg phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%.
  14. 3/ Nguyên tắc huy động vốn: • Hoàn trả: là nguyên tắc cơ bản, theo đó các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có yêu cầu. • Trả lãi: NHTM không phải chỉ hoàn trả vốn gốc mà còn phải có trách nhiệm trả lãi cho KH, cho dù NH kinh doanh lời hay lỗ. • Bảo mật: Đây là nguyên tắc quan trọng, đồng thời cũng là yêu cầu đòi hỏi khách quan của KH.
  15. 4. Phân loại vốn huy động (1) Theo đối tượng khách hàng: cá nhân, Tổ chức kinh tế (2) Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn); Tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm;… (3) Theo kỳ hạn gửi tiền: Ngắn hạn, trung - dài hạn (4) Theo loại tiền huy động: nội tệ, ngoại tệ
  16. 5. Các hình thức HĐV chủ yếu của NHTM Việt Nam 5.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Non – term Deposit)/Tiền gửi giao dịch (Transaction Deposit)/ Tiền gửi thanh toán (Payment Deposit) Là hình thức tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng NHTM với mục đích để được ngân hàng thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu của khách hàng. 16
  17. (b) Đặc điểm § Đối tượng sử dụng: các DN, tổ chức, cá nhân § KH được phép rút ra bất kỳ lúc nào hoặc có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán mà không hạn chế số lần giao dịch § Nguồn tiền gửi không ổn định do đó khi sử dụng NH phải thực hiện dự trữ bắt buộc với tỷ lệ cao hơn so với các loại tiền gửi khác 17
  18. Thông tư 14/2017/TT-NHNN
  19. Ví dụ 1: Trong tháng 7/xx, tài khoản TGTT của KH A có các phát sinh sau: - Số dư đầu tháng 7: 2.300.000 đ - Ngày 05/7: Nhận lương tháng 7: 5.200.000 đ - Ngày 10/7: Chuyển tiền thanh toán tiền điện 800.000 đ - Ngày 15/7: Thanh toán tiền mua hàng: 1.900.000 đ - Ngày 20/7: Nhận tiền phụ cấp tháng 7: 2.500.000 đ - Ngày 28/7: Chuyển khoản qua NH đóng tiền học phí: 4.200.000 đ =>Tính tiền lãi KH A được nhận trong tháng 7, biết lãi suất TGTT là 0,1%/năm. Tiền lãi được ngân hàng tự động kết toán vào ngày cuối cùng của từng tháng.
nguon tai.lieu . vn